Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 Bài 14 (có đáp án): Phép cộng và phép trừ số nguyên

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 14 (có đáp án): Phép cộng và phép trừ số nguyên

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên (Thông hiểu)

  • 614 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

So sánh kết quả hai biểu thức sau: A = – (12 – 25) và B = (-12 + 25)

Xem đáp án

Ta có:

A =  – (12 – 25) = - [12 + (-25)] = - (-13) =13;

B = (-12 + 25) = 25 – 12 = 13;

Suy ra – (12 – 25) = ( -12 + 25).

Vậy A = B.

Chọn C


Câu 2:

22/07/2024

Tính T = - 9 + (-2) – (-3) + (-8).

Xem đáp án

T = - 9 + (-2) – (-3) + (-8)

= [-9 – (-3)] + [(-2) + (-8)]

= [ - 9 + 3] + (- 10)

= -6 + (-10)

= -16.

Chọn D


Câu 3:

22/07/2024

Em hãy dùng số nguyên âm để giải bài toán sau:

Một chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m, tàu tiếp tục lặn thêm 15 m. Hỏi khi đó tàu ngầm ở độ sâu là bao nhiêu mét?

Xem đáp án

Tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m hay tàu đang ở độ cao: - 20 m;

Tàu lặn thêm 15 m nữa được biểu diễn bởi: - 15m;

Khi đó tàu ngầm ở : (- 20) + (-15) = - 35 (m)

Do đó tàu ngầm ở độ cao  - 35 m hay tàu ở độ sâu 35 m.

Vậy độ sâu của tàu ngầm ở độ sâu 35 m.

Chọn B


Câu 4:

22/07/2024

Thẻ tín dụng trả sau của bác Tám đang ghi nợ 2 000 000 đồng, sau khi bác Tám nộp vào 2 000 000 đồng thì bác Tám có bao nhiêu tiền trong tài khoản? Hãy dùng số nguyên để giải thích.

Xem đáp án

Thẻ tín dụng đang ghi nợ 2 000 000 đồng được biểu diễn là: - 2 000 000 (đồng).

Bác Tám nộp vào tài khoản 2 000 000 đồng được biểu diễn là: + 2 000 000 (đồng).

Số tiền bác Tám có trong tài khoản là: (+ 2 000 000) + (-2 000 000) = 0 (đồng).

Chọn C


Câu 5:

22/07/2024

Tính nhanh các tổng sau: S = (45 – 3 756) + 3 756

Xem đáp án

S = (45 – 3 756) + 3 756

= 45 – 3 756 + 3 756

= 45 + [(– 3 756) + 3 756]

= 45 + 0 = 45

Chọn A


Câu 7:

22/07/2024

Thực hiện các phép tính sau: 4 + (-7) + (-5) + 12;

Xem đáp án

4 + (-7) + (-5) + 12

= 4 + [(-7) + (-5)] + 12  

= 4 + (-12) + 12

= 4 + [(-12) + 12]

= 4 + 0

= 4

Chọn B


Câu 9:

22/07/2024

Bỏ dấu ngoặc rồi tính: (77 + 22 – 65) - (67 +  12 - 75)

Xem đáp án

(77 + 22 – 65) - (67 +  12 - 75)

= 77 + 22 – 65 – 67 – 12 + 75

= (77 – 67) + (22 – 12) + ( - 65 + 75)

= 10 + 10 + 10

= 30.

Chọn C


Câu 10:

22/07/2024

Trong các biểu thức dưới đây, giá trị của biểu thức nào là lớn nhất

M = [(-3) + 4] + 2;          N = (-3) + (4 + 2);           P = [(-3) + 2] + 4.

Xem đáp án

Ta có:

M = [(-3) + 4] + 2 = (4 – 3) + 2 = 1 + 2 = 3;

N = (-3) + (4 + 2) = (-3) + 6 = 6 – 3 = 3;

P = [(-3) + 2] + 4 = - (3 – 2) + 4 = (-1) + 4 = 4 – 1 = 3.

Suy ra [(-3) + 4] + 2 = (-3) + (4 + 2) = [(-3) + 2] + 4 = 3.

Vậy M = N = P.

Chọn D


Bắt đầu thi ngay