Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25 (có đáp án): Phong trào Tây Sơn

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25 (có đáp án): Phong trào Tây Sơn

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn ( Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn, đánh tan quân Xiêm )

  • 892 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Chúa Trịnh đã có hành động gì khi quân Tây Sơn nổi dậy lật đổ chúa Nguyễn?

Xem đáp án

Lời giải:

Biết tin Tây Sơn nổi dậy, Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn không chống lại nổi, phải vượt biển vào Gia Định.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

19/07/2024

Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)?

Xem đáp án

Lời giải:

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (tháng 1-1785) đã tiêu diệt gần hết lực lượng quân Xiêm, buộc chúng phải rút chạy về nước, cuộc kháng chiến chống quân Xiêm kết thúc thắng lợi.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

19/07/2024

Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn rừ Quảng Nam đến Bình Thuận

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

19/07/2024

Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?

Xem đáp án

Lời giải:

Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

19/07/2024

Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm có thái độ như thế nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, cướp vàng bạc trở về nước

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

19/07/2024

Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh?

Xem đáp án

Lời giải:

Khi chúa Trịnh tiến đánh Phú Xuân, quân Tây Sơn bị đặt vào thế bất lợi khi phía bắc có quân Trịnh, phía Nam còn quân Nguyễn => Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn

Đáp án cần chọn là: B


Câu 7:

19/07/2024

Vì sao Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?

Xem đáp án

Lời giải:

Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh

=> Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

19/07/2024

Vì sao quân Xiêm lại kéo quân vào Gia Định?

Xem đáp án

Lời giải:

Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Cuối tháng 7-1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

19/07/2024

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Trận Rạch Gầm- Xoài Mút là trận đánh quyết định, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của trận đánh này.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

23/07/2024

Phong trào Tây Sơn có điểm gì khác với với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước đó?

Xem đáp án

Lời giải:

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào Tây Sơn với các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử là về nhiệm vụ- mục tiêu. Cụ thể:

- Nhiệm vụ- mục tiêu của chung của các cuộc khởi nghĩa nông dân là đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến, giành quyền lợi cho người nông dân

- Còn phong trào Tây Sơn bên cạnh mục tiêu đó đã vươn lên trở thành một phong trào rộng lớn trên cả nước, đảm đương nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay