Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 24 (có đáp án): Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 24 (có đáp án): Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 24 (có đáp án) : Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII (phần 2)

  • 430 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có đặc điểm gì nổi bật?

Xem đáp án

Lời giải:

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

22/07/2024

Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Sau một giai đoạn được phục hồi, đến thế kỉ XVIII, nền kinh tế Đàng Ngoài sụp sụp trên tất cả các lĩnh vực. Biểu hiện:

- Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Mất mùa liên miên.

- Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

26/10/2024

Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài

B đúng 

- A sai vì cuộc khởi nghĩa này chỉ diễn ra tại vùng Tây Bắc, nhằm chống lại sự cai trị của nhà Lê-Trịnh, chứ không phải là cuộc khởi nghĩa quy mô lớn có tính chất mở đầu cho phong trào nông dân toàn vùng.

- C sai vì đây là cuộc khởi nghĩa kéo dài tập trung ở vùng Thanh Hóa và Nghệ An, có tính chất cục bộ hơn, không đại diện cho sự khởi đầu của phong trào nông dân trên quy mô lớn ở toàn bộ Đàng Ngoài.

- D sai vì cuộc khởi nghĩa này diễn ra sau các phong trào nông dân trước đó và chỉ mang tính chất khu vực, không phải là khởi đầu cho làn sóng khởi nghĩa nông dân rộng lớn trên phạm vi toàn Đàng Ngoài.

*) Những cuộc khởi nghĩa lớn

- Giữa thế kỉ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

- Các cuộc khởi nghĩa lớn:

   + Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

   + Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

   + Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751).

   + Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) hoạt động trên địa bàn rộng lớn.

   + Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII hay, chi tiết

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII hay, chi tiết

- Kết quả : Thất bại

- Ý nghĩa:

   + Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay.

   + Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.

   + Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.


Câu 4:

19/07/2024

“Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?

Xem đáp án

Lời giải:

Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân nêu khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

19/07/2024

Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An và kéo dài hơn 30 năm?

Xem đáp án

Lời giải:

Khởi nghĩa của Lê Duy Mật hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ An, kéo dài hơn 30 năm

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

19/07/2024

“Vì trưng thu quá mức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôm mà phải xé chài lưới…”

Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

Xem đáp án

Lời giải:

Đoạn trích trên phản ánh đời sống khốn cùng của người dân Đàng Ngoài vì chế độ thuế khóa nặng nề. Để có tiền cho những hoạt động tiêu dùng xa xỉ, nhà Lê - Trịnh không chừa một khoảnh đất, một nghề nào có thể đánh thuế.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

19/07/2024

Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?

Xem đáp án

Lời giải:

Trên danh nghĩa, ruộng đất trên cả nước thuộc sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua sẽ lấy nó ban cấp cho quan lại, nông dân. Tuy nhiên đến thế kỉ XVIII, chính quyền trung ương suy yếu, không còn khả năng kiểm soát tình hình, quan lại, địa chủ nhân cơ hội đó lấn chiếm ruộng đất của nông dân.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 8:

19/07/2024

Vì sao trong thế kỉ XVIII, nông dân lại vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến?

Xem đáp án

Lời giải:

Đến thế kỉ XVIII, tình hình Đàng Ngoài chuyển biến xấu trên tất cả các lĩnh vực. Vua, quan không quan tâm mà chỉ biết đục khoét nhân dân. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Mất mùa liên miên. Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. Nông dân chết đói, người sống sót phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi.

=> Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình phong kiến phát triển gay gắt => nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

19/07/2024

Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài?

Xem đáp án

Lời giải:

Mặc dù đều bị thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 10:

19/07/2024

Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

Xem đáp án

Lời giải:

Nhận xét về phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

- Mục đích: lật đổ nền thống trị của vua Lê, chúa Trịnh

- Lực lượng tham gia: nông dân

- Quy mô, mức độ: nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài từ vùng miền núi phía Bắc đến vùng Thanh- Nghệ

- Kết quả: Đều bị đàn áp nhưng làm lung lay nền thống trị của họ Trịnh

- Hạn chế: giữa các phong trào thiếu sự liên kết để tạo thành một phong trào thống nhất trên quy mô lớn

Đáp án cần chọn là: D


Câu 11:

22/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?

Xem đáp án

Lời giải:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đảng Ngoài nổ ra mạnh mẽ trong thế kỉ XVIII mang ý nghĩa quan trọng:

- Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh.

- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay