Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (P3)
-
1224 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Dựa vào nội dung nào dưới đây của pháp luật mà nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân?
Đáp án: D
Lời giải: Dựa vào vai trò của pháp luật mà nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.
Câu 2:
18/07/2024Công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện của mình là biểu hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây?
Đáp án: D
Lời giải: Công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện của mình là biểu hiện pháp luật có vai trò là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 3:
21/07/2024Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và
Đáp án: C
Lời giải: Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 4:
18/07/2024Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
Đáp án: A
Lời giải: Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 5:
19/07/2024Câu 40. Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích phổ biến pháp luật.
Câu 6:
06/11/2024Pháp luật được xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bởi tổ chức nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Pháp luật được xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.
*Tìm hiểu thêm: "Trách nhiệm pháp lí"
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Câu 7:
22/07/2024Trách nhiệm bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực thế thuộc về
Đáp án: B
Lời giải: Trách nhiệm bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực thế thuộc về Nhà nước.
Câu 8:
06/11/2024Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung cho nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
Đáp án đúng là: A
Lời giải: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung cho nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước.
→ A đúng
- B, C, D sai vì chúng chỉ phản ánh các yếu tố về quyền lực và quản lý, trong khi pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự cụ thể, điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Pháp luật bao gồm các quy định được Nhà nước ban hành và bảo vệ để điều chỉnh mối quan hệ xã hội.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh hành vi của công dân và tổ chức trong xã hội. Những quy tắc này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc công lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức, đồng thời duy trì trật tự xã hội. Pháp luật không chỉ bao gồm các luật, nghị định, thông tư mà còn bao hàm các quy định hướng dẫn và các văn bản pháp lý khác.
Đặc điểm quan trọng của pháp luật là nó được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng như tòa án, công an, các cơ quan hành chính. Khi một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp xử lý, bao gồm xử phạt hành chính, truy tố hình sự, hoặc yêu cầu bồi thường. Chính vì vậy, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân và duy trì trật tự, ổn định trong xã hội.
Câu 9:
22/07/2024Sức mạnh đặc trưng của pháp luật là
Đáp án: D
Lời giải: Sức mạnh đặc trưng của pháp luật là quyền lực.
Câu 10:
29/12/2024Phương án nào sau đây là một trong những tính chất của pháp luật?
Đáp án đúng là : A
- Tính chất của pháp luật là Quy phạm phổ biến.
Nhìn chung, bản chất của pháp luật là sản phẩm của xã hội, mang tính giai cấp, có tính quy phạm phổ biến, tính cưỡng chế, tính lịch sử và là công cụ quản lý nhà nước quan trọng.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.
- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 11:
23/07/2024Đặc trưng nào sau đây của pháp luật khiến cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức?
Đáp án: C
Lời giải: Tính quyền lực bắt buộc chung là đặc trưng của pháp luật khiến cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức.
Câu 12:
21/07/2024Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là
Đáp án: B
Lời giải: Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là văn bản quy Phạm pháp luật.
Câu 13:
22/07/2024Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp (2013) của Nhà nước ta quy định “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Đáp án: B
Lời giải: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp (2013) của Nhà nước ta quy định “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng tính quy phạm phổ biến.
Câu 14:
19/07/2024Điều 19 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Đáp án: B
Lời giải: Điều 19 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” đã thể hiện đặc trưng tính nhân văn , nhân đạo.
Câu 15:
21/07/2024Đặc trưng nào của pháp luật đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông và cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
Đáp án: C
Lời giải: Đặc trưng tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông và cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
Câu 16:
19/07/2024Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là
Đáp án: A
Lời giải: Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là Hiến pháp.
Câu 17:
22/07/2024Văn bản quy phạm pháp luật nào có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta?
Đáp án: B
Lời giải: Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta.
Câu 18:
23/07/2024Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
Đáp án: C
Lời giải: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 19:
25/09/2024Văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
Đáp án đúng là : D
- Lời giải: Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A quy định mức thu đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh là văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật hay còn gọi là Văn bản pháp quy là một hình thức pháp luật thành văn được thể hiện qua các văn bản chứa được các quy phạm pháp luật do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
→ D đúng. A, B, C sai.
* Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b. Đặc trưng của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến
+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.
+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung
+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.
+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.
+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp và tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 20:
06/11/2024Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
Đáp án đúng là : C
- Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường,không phải là văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
c. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm hình sự:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự
+ Người vi phạm hành sự phải chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính
+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
+ Người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Vi phạm dân sự
+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
+ Người vi phạm phịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Vi phạm kỉ luật
+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.
+ Người vi phạm phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 21:
21/07/2024Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
Đáp án: A
Lời giải: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành nghị quyết.
Câu 22:
18/07/2024Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào dưới đây xây dựng, ban hành, sửa đổi?
Đáp án: C
Lời giải: Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta do Quốc hội có thẩm quyền xây dựng, ban hành, sửa đổi.
Câu 23:
18/07/2024Ở nước ta cơ quan nhà nước nào dưới đây có quyền công bố luật?
Đáp án: D
Lời giải: Ở nước ta Chủ tịch nước là cơ quan có quyền công bố luật.
Câu 24:
19/07/2024Bộ luật hình sự củu nước ta thực hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bố?
Đáp án: B
Lời giải: Bộ luật hình sự củu nước ta thực hiện nay do Quốc hội có thẩm quyền nào công bố.
Câu 25:
19/07/2024Bộ luật dân sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bố?
Đáp án: A
Lời giải: Bộ luật dân sự của nước ta hiện nay do Quốc hội công bố.
Câu 26:
20/07/2024Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào của nước ta công bố?
Đáp án: D
Lời giải: Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm do Chủ tịch nước công bố.
Câu 27:
18/07/2024Hiến pháp của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bố?
Đáp án: A
Lời giải: Hiến pháp của nước ta hiện nay do Quốc hội công bố.
Câu 28:
19/07/2024Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định.
Câu 29:
23/07/2024Ở nước ta, việc soạn thảo, thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do cơ quan nào quy định?
Đáp án: C
Lời giải: Ở nước ta, việc soạn thảo, thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.
Câu 30:
19/07/2024Pháp luật luôn mang bản chất của
Đáp án: A
Lời giải: Pháp luật luôn mang bản chất của giai cấp cầm quyền.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (P1)
-
25 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (P2)
-
35 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (P4)
-
35 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (P5)
-
35 câu hỏi
-
40 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (517 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (1223 lượt thi)
- 124 câu trắc nghiệm Các hình thức thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật (1032 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (phần 1) (650 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (phần 2) (382 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân (6275 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động (2407 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 (có đáp án): Quyền bình đẳng của công dân (2053 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh (1736 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 (có đáp án): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án (1412 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (1263 lượt thi)
- trắc nghiệm quyền tự do cơ bản (1153 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 1) (1030 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật và đời sống (994 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (có đáp án) (844 lượt thi)