Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (Vận dụng)

  • 5611 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

06/10/2024

Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là tác động của vận động Tân kiến tạo.

  1. Nâng lên và hạ xuống không đồng đều:

    • Vận động Tân kiến tạo đã làm cho nhiều khu vực của lãnh thổ Việt Nam bị nâng lên và hạ xuống không đồng đều, tạo ra những bậc thang địa hình với độ cao khác nhau. Các dãy núi cao như dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn được hình thành và nâng cao, trong khi nhiều vùng trũng và đồng bằng được hạ thấp.
  2. Tạo ra địa hình phân bậc rõ rệt:

    • Ở miền núi, vận động nâng cao tạo ra các bậc địa hình khác nhau như vùng núi cao (trên 2000 m), vùng núi trung bình (từ 1000 m đến 2000 m), và vùng đồi thấp. Ở đồng bằng, sự hạ thấp tạo ra các đồng bằng châu thổ rộng lớn như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, và nhiều bậc thềm lục địa ven biển.
  3. Địa hình bậc thang tại các cao nguyên:

    • Tác động của Tân kiến tạo cũng hình thành các cao nguyên bậc thang ở Tây Nguyên như cao nguyên Đắk Lắk, Lâm Viên, và Mơ Nông. Các cao nguyên này có bề mặt tương đối bằng phẳng, nhưng lại có sự phân tầng rõ rệt về độ cao.
  4. Tác động đến hệ thống sông ngòi:

    • Sự thay đổi địa hình do vận động Tân kiến tạo cũng ảnh hưởng đến quá trình bồi tụ và xói mòn của sông ngòi. Nhiều hệ thống sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long đã thích ứng với sự thay đổi này, tạo ra những địa hình bậc thềm sông, bãi bồi và đầm lầy.

Như vậy, vận động Tân kiến tạo là nguyên nhân chính tạo nên tính phân bậc địa hình của Việt Nam, từ miền núi cao, đồi núi trung bình đến đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Điều này làm cho địa hình nước ta rất đa dạng và phong phú.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Đặc điểm chung của địa hình

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

Nước ta nhiều đồi núi nhưng chủ yếu đồi núi thấp

b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).

c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.

- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.

d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người

- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…

- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi

 


Câu 2:

20/11/2024

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: - Đáp án A: đồi núi thấp -> Sai, vì Tây Bắc là vùng núi cao.

- Đáp án C: nhiều cao nguyên sơn nguyên -> Sai , vì Đông Bắc không có sơn nguyên.

- Đáp án D: khối núi cao, đồ sộ -> Sai, vì Đông Bắc là vùng núi thấp.

- Đáp án B: Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc đều có hướng nghiêng trùng với hướng nghiêng chung của lãnh thổ Việt Nam là cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam.

*Tìm hiểu thêm: "Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người"

- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…

- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.

 

 

 

 

 

Vùng đồi núi

 

 

 

Đông Bắc

- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

- Đặc điểm hình thái:

+ Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam.

+ Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 

 

 

 

Tây Bắc

- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta.

- Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn.

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.


Câu 3:

23/07/2024

Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Do có các cánh cung đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc nên mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn.

C đúng.

- Vùng Đông Bắc phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp nên tính chất nhiệt đới của khí hậu được bảo toàn.

A sai.

- Khu vực Đông Bắc có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Điều này có nghĩa là độ cao của đồi núi giảm dần từ phía Tây Bắc sang phía Đông Nam. Nên khí hậu có sự phân hóa theo dộ cao địa hình.

D sai.

* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Vùng đồi núi

 

 

 

Đông Bắc

- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

- Đặc điểm hình thái:

+ Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam.

+ Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 

 

 

 

Tây Bắc

- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta.

- Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn.

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.

 

Trường Sơn Bắc

- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Đặc điểm hình thái

+ Gồm các dãy núi song song và so le.

+ Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.

 

 

 

Trường Sơn Nam

- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã.

- Hướng: Vòng cung.

- Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn.

+ Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển.

+ Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi.

Bán bình nguyên và vùng đồi trung du

Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Bán bình nguyên

- Vị trí: Đông Nam Bộ.

- Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan.

Đồi trung du

- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung.

- Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi


Câu 4:

22/07/2024

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Địa hình nhiều đồi núi thấp giúp tăng cường sự hấp thu và giữ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, đồng thời tạo điều kiện cho sự bốc hơi và hình thành mưa, điều này giúp duy trì tính chất nhiệt đới ẩm. Các dãy núi thấp không ngăn cản nhiều luồng gió mang hơi ẩm từ biển vào đất liền, điều này cũng góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu.

A đúng.

- B sai vì địa hình trẻ lại và có sự phân bậc rõ ràng là do các hoạt động địa chất, kiến tạo mảng, và quá trình phong hóa và bồi tụ trong lịch sử địa chất. Địa hình nhiều đồi núi thấp không phải là nguyên nhân chính của đặc điểm này, mặc dù nó có thể là một kết quả của các quá trình này.

- C sai vì sự phân hóa sâu sắc của thiên nhiên Việt Nam là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và vị trí địa lý. Địa hình đa dạng từ đồng bằng đến các vùng núi cao tạo ra các vùng khí hậu và hệ sinh thái khác nhau, nhưng địa hình đồi núi thấp chỉ là một trong nhiều yếu tố đóng góp vào sự phân hóa này.

- D sai vì ảnh hưởng của biển đối với thiên nhiên Việt Nam chủ yếu là do vị trí địa lý ven biển dài và không phải là kết quả trực tiếp của địa hình đồi núi thấp. 

* Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

Lý thuyết Đất nước nhiều đồi núi | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Nước ta nhiều đồi núi nhưng chủ yếu đồi núi thấp

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Giải SGK Địa lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi


Câu 5:

29/10/2024

Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Vùng núi đá vôi là những nơi dễ xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, điển hình như vùng núi Hà Giang.

A sai vì dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét xảy ra ở lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ tạo thành các hẻm, vực sâu, lớp phủ thực vật thưa bị phá hủy bừa bãi

B sai vì nhiều nguy cơ phát sinh động đất thường xảy ra ở các vùng núi lửa

D sai vì dễ xảy ra cháy rừng xảy ra khi trời ít mưa hoặc không có mưa

*Tìm hiểu thêm: "Đặc điểm chung của địa hình"

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).

c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.

- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.

d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người

- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…

- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.


Câu 6:

24/10/2024

Các hướng núi chính ở nước ta được quy định bởi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Các hướng núi chính ở nước ta được quy định bởi hướng của các mảng nền cổ.

=> B, C, D sai không quy định các hướng núi chính của nước ta

*Tìm hiểu thêm: "Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp"

- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương