Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 (có đáp án): Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 (có đáp án): Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (Vận dụng)

  • 5486 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024
Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
Xem đáp án

Đáp án: B

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.


Câu 2:

22/07/2024
Nguồn điện cung cấp năng lượng chủ yếu nhất cho vùng Đông Nam Bộ hiện nay là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguồn điện cung cấp năng lượng chủ yếu nhất cho vùng Đông Nam Bộ hiện nay là các nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí.

* Khái quát chung về Đông Nam Bộ

- Gồm 6 tỉnh/thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Diện tích: 23,6 nghìn km2 (7,1%), số dân 17,9 triệu người (18,6% - 2019), dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.

- Nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển, cơ cấu kinh tế phát triển hoàn thiện.

- Có ưu thế về vị trí, lao động, cơ sở vật chất, chính sách phát triển, thu hút đầu tư, Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.

* Công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.

+ Thuỷ điện: Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn.

+ Nhiệt điện: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức,...

+ Đường dây cao áp 500kV Hoà Bình - Phú Lâm. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được xây dựng.

- Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Giải Địa lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ


Câu 3:

23/07/2024
Biện pháp hàng đầu để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp của Đông Nam Bộ là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Theo nông nghiệp ở Đông Nam Bộ, biện pháp hàng đầu để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là làm các công trình thủy lợi. 

A, B, D sai vì không phải là biện pháp quan trọng hàng đầu với ĐNB.

*) Nông nghiệp của Đông Nam Bộ

 Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng: Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà,...

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, vườn quốc gia,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Giải Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ


Câu 4:

22/07/2024
Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước, có mức độ tập trung hoá sản xuất và trình độ thâm canh cao. Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng năm 2021 là hơn 800 nghìn ha (chiếm khoảng 36% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước). Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng là cao su, điều, hồ tiêu,...

Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu, lớn nhất cả nước.

Chọn B.

- Còn các ý: thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh, xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn là các biện pháp giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu, lớn nhất cả nước.

A, C, D sai.

* Phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ

a) Công nghiệp

- Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.

+ Thuỷ điện: Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn.

+ Nhiệt điện: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức,...

+ Đường dây cao áp 500kV Hoà Bình - Phú Lâm. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được xây dựng.

- Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Chú ý, quan tâm đến vấn đề môi trường.

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn tấn)

b) Dịch vụ

- Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.

- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,...

- Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.

Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế đầu tàu của vùng Đông Nam Bộ

c) Nông nghiệp

- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng: Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà,...

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, vườn quốc gia,…

d) Phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Khai thác và đánh bắt thủy, hải sản biển.

- Khoáng sản biển: dầu khí, cát, titan,…

- Du lịch biển: bãi tắm, du lịch đảo.

- Giao thông vận tải biển.

- Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

 Trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất là biểu hiện của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Giải Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ


Câu 5:

21/07/2024
Giải pháp nào sau đây mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phát triển nguồn điện (bao gồm cả điện từ các nguồn tái tạo và truyền thống) và mạng lưới điện là giải pháp tổng thể và toàn diện nhất để đáp ứng nhu cầu năng lượng của Đông Nam Bộ. Việc này bao gồm nâng cấp và mở rộng các nhà máy điện, cải thiện mạng lưới truyền tải và phân phối điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định và liên tục cho khu vực. Đây là giải pháp cơ bản và thiết yếu để hỗ trợ mọi hoạt động kinh tế và đời sống dân sinh.

C đúng.

- A sai vì khai thác và chế biến dầu khí là một giải pháp quan trọng để cung cấp năng lượng, nhưng nó không phải là giải pháp tổng thể. Dầu khí chỉ là một trong nhiều nguồn năng lượng và không thể đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu năng lượng của khu vực.

- B sai vì phát triển nguồn năng lượng sạch (như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối) là cần thiết và mang lại lợi ích bền vững về môi trường. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi thời gian và đầu tư lớn, và không thể ngay lập tức giải quyết mọi nhu cầu năng lượng hiện tại của Đông Nam Bộ.

- D sai vì phát triển công nghiệp hiện đại ít nhiên liệu giúp giảm tiêu thụ năng lượng và bảo vệ môi trường, nhưng nó không phải là giải pháp tổng thể cho nhu cầu năng lượng. Công nghiệp hiện đại cần thời gian để phát triển và chuyển đổi, và không giải quyết trực tiếp vấn đề cung cấp năng lượng ngay lập tức.

* Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng:

- Giải quyết vấn đề năng lượng cho vùng:

+ Xây dựng nhà máy thủy điện trong vùng: xây dựng một số nhà máy thủy điện như nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), thủy điện Thác Mơ (150MW) và Thác Mơ mở rộng (75MW), nhà máy thủy điện Cần Đơn trên sông Bé.

+ Phát triển các nhà máy chạy bằng tuốc bin khí được xây dựng và mở rộng như tuốc bin khí Phú Mỹ với tổng công suất thiết kế hơn 4000 MW, nhà máy điện Bà Rịa,...

+ Chuyển điện từ Hòa Bình vào với đường dây siêu cao áp 500 kV Hòa Bình – Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh). Các biến áp 500 kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ-Nhà Bè, Nhà Bè-Phú Lâm. Hàng loạt các công trình 200 kV, các công trình trung thế và hạ thế được xây dựng theo quy hoạch.

- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng nổi bật với các ngành công nghệ cao như: luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm...

- Mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút đầu tư

- Sự phát triển công nghiệp cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có tiềm năng,...

Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ (ảnh 1)Nhà máy điện Phú Mỹ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Giải Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ


Câu 6:

14/07/2024
Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
Xem đáp án

Đáp án: C

Xây dựng công trình thủy lợi thay đổi cơ cấu cây trồng là những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ở vùng Đông Nam Bộ. Ví dụ.  Xây dựng các hồ thủy điện Dầu Tiếng, dự án  thủy lợi  Phước Hòa.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương