Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch

  • 260 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

16/10/2024

Cho bảng số liệu sau :

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2013

(Đơn vi: %)

Năm

2005

2013

Đồng bằng sông Hồng (1)

20,3

28,2

Trung du và mìn núi Bắc Bộ (2)

4,8

4,9

Bắc Trung Bộ (3)

2,0

2,3

Duyen hải Nam Trung Bộ (4)

5,3

8,5

Tây Nguyên (5)

0.8

0,7

Đông Nam Bộ (6)

57,6

45,8

Đồng bằng sông Cửu Long ( 7)

9,2

9,6

 

Căn cứ vào bảng số liệu và kiến thức đã học , trả lời các câu hỏi sau:

Những vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Những vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng là 1,2,3,7

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy: Các vùng 1,2,3,4,7 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng và các vùng 5,6 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Quy trình làm việc với bảng số liệu

a) Phân tích và xử lí số liệu theo cột dọc, hàng ngang

- Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (tấn, tạ, triệu, ha, tỉ kwh, tỉ đồng,…) hoặc đơn vị tương đối (%). Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối để nhận xét và phân tích sâu hơn.

- Hầu hết các bảng số liệu đều có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng.

+ Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng.

+ Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian.

b) Kết hợp số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích, giải thích

- Trong quá trình phân tích bảng số liệu cần kết hợp hai đại lượng (tương đối và tuyệt đối) để minh hoạ bài nhận xét, phân tích.

- Trong quá trình phân tích cần sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.

- Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.

- Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và không gian của đối tượng.

c) Thực hiện nguyên tắc đi từ tổng quát đến chi tiết và từ khái quát đến cụ thể

- Thông thường các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lí được nêu ra trong bảng số liệu.

- Nhận xét, phân tích bảng số liệu: giá trị tổng thể, các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (tăng hay giảm, gấp bao nhiêu lần hoặc phần trăm so với tổng số).

d) Khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng

Trong quá trình phân tích cần phải khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong bảng số liệu. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng của bảng số liệu.

e) Một số lưu ý khi làm việc với bảng số liệu

- Cần xử lí và tính toán số liệu (nếu là số liệu tuyệt đối) trước khi nhận xét, phân tích.

- Tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính toán, điều này sẽ làm mất thời gian làm bài.

- Tránh trường hợp chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu vì có nhiều mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí gắn với các nội dung của từng bài.

Tóm lại, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra. Điều đó cho thấy, nếu không nắm chắc các kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết sẽ rất khó để nhận xét, khai thác và phân tích tốt bảng số liệu.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp


Câu 2:

23/07/2024

Những vùng nào sau đây có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm?

Xem đáp án

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy: Các vùng 1, 2, 3, 4, 7 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng và các vùng 5,6 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm.

Đáp án: B


Câu 3:

23/07/2024

Năm 2005, chênh lệch giữa vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và thấp nhất vùng là

Xem đáp án

Giải thích: Năm 2005, vùng sản xuất công nghiệp cao nhất là Đông Nam Bộ chiếm 57,6% và vùng có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 0,8%. Như vậy, chênh lệch giữa vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và thấp nhất vùng là 56,8%.

Đáp án: C


Câu 4:

23/07/2024

Năm 2013, chênh lệch giữa vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và thấp nhất vùng là

Xem đáp án

Giải thích: Năm 2013, vùng sản xuất công nghiệp cao nhất là Đông Nam Bộ chiếm 45,8% và vùng có tỉ trọng sản xuất nông nghiệp thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 0,7%. Như vậy, chênh lệch giữa vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và thấp nhất vùng là 45,1%.

Đáp án: D


Câu 5:

23/07/2024

Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2013, dạng biểu đồ thích hợp là

Xem đáp án

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2013.

Đáp án: C


Câu 6:

23/07/2024

Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước là

Xem đáp án

Giải thích: Đông Nam Bộ là vùng có trình độ sản xuất cao nhất nước ta, tập trung nhiều lao động có trình độ, chuyên môn và năng động nhất nước ta nên tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị kinh tế cao mang lại giá trị sản xuất lớn nên Đông Nam Bộ lúc nào cũng có tỉ trọng công nghiệp lớn nhất nước ta.

Đáp án: A


Câu 7:

23/07/2024

Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước là

Xem đáp án

Giải thích: Đông Nam Bộ không những là nơi tập trung nhiều lao động có tài nghề, trình độ và năng động nhất cả nước mà còn có cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt nhất cả nước, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và vừa nhiều nhất cả nước nên Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước.

Đáp án: C


Câu 8:

23/07/2024

Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước là

Xem đáp án

Giải thích: Đông Nam Bộ không những là nơi tập trung nhiều lao động có tài nghề, trình độ và năng động nhất cả nước mà còn có cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt nhất cả nước, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và vừa nhiều nhất cả nước nên Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước.

Đáp án: B


Câu 9:

23/07/2024

Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước là

Xem đáp án

Giải thích: Đông Nam Bộ không những là nơi tập trung nhiều lao động có tài nghề, trình độ và năng động nhất cả nước mà còn có cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt nhất cả nước, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và vừa nhiều nhất cả nước với các ngành công nghiệp chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, trọng điểm và công nghệ cao. Chính vì vậy, Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước.

Đáp án: B


Câu 10:

23/07/2024

Nhận xét nào sau đây không đúng từ bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Các vùng 1,2,3,4,7 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng và các vùng 5,6 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp không giống nhau giữa các vùng. Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất và Tây Nguyên là vùng có tỉ trọng sản xuất công nghiệp nhỏ nhất.

Đáp án: D


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương