Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 15: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

  • 185 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

26/09/2024

Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Péc-xích. Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khóang sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,...

D đúng 

- A sai vì chúng liên quan đến yếu tố văn hóa và tôn giáo, chứ không phải tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên chủ yếu tập trung vào sự giàu có tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, góp phần định hình nền kinh tế và chính trị của khu vực.

- B sai vì nó không liên quan đến sự phong phú tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Đặc điểm nổi bật của Tây Nam Á chủ yếu là sự giàu có về tài nguyên như dầu mỏ và khí đốt, chứ không phải là vị trí địa lý của nó.

- C sai vì nó liên quan đến địa lý và giao thương hơn là tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, mới là yếu tố quyết định đến sự giàu có và phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á.

Khu vực Tây Nam Á nổi bật với sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, do nằm trong "vành đai dầu mỏ" của thế giới. Các quốc gia như Ả Rập Saudi, Iraq, và Iran là những trong số những nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu, chiếm một phần lớn trong tổng sản lượng dầu toàn cầu. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia này mà còn làm cho khu vực trở thành một trung tâm địa chính trị quan trọng, với ảnh hưởng lớn đến thị trường năng lượng toàn cầu.

Ngoài ra, sự phong phú của các tài nguyên này đã thu hút nhiều đầu tư từ nước ngoài, tạo ra các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ và thúc đẩy sự phát triển hạ tầng. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào dầu mỏ cũng tạo ra những thách thức, như biến động giá cả và tác động đến môi trường. Đồng thời, khu vực này còn đối mặt với nhiều vấn đề như khan hiếm nước, xung đột chính trị và biến đổi khí hậu, điều này càng khiến việc quản lý và phát triển bền vững các tài nguyên này trở nên cấp thiết.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Giải Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á


Câu 2:

23/07/2024

Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

Vịnh Péc-xich (còn gọi là vịnh Ba Tư) nằm ở phía đông của bán đảo Ả Rập, giáp với nhiều quốc gia dầu mỏ lớn như Saudi Arabia, Kuwait, UAE, Qatar, và Iran. Đây là khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Các quốc gia ven vịnh Péc-xich là những nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu trên thế giới, làm cho khu vực này trở thành nơi phân bố chủ yếu của dầu mỏ và khí tự nhiên ở Tây Nam Á.

 D đúng.

- A sai vì biển Đỏ nằm giữa bán đảo Ả Rập và đông bắc châu Phi. Mặc dù khu vực này có một số mỏ dầu, nhưng nó không phải là khu vực chủ yếu của dầu mỏ và khí tự nhiên ở Tây Nam Á. Khu vực ven biển Đỏ không nổi tiếng với các mỏ dầu lớn như các khu vực khác ở Tây Nam Á.

 B sai vì biển Caspi nằm ở phía bắc Iran và giáp với nhiều quốc gia Trung Á. Khu vực này có một số mỏ dầu và khí tự nhiên lớn, đặc biệt là ở Azerbaijan và Kazakhstan. Tuy nhiên, nó không thuộc khu vực Tây Nam Á mà là khu vực Trung Á. Do đó, mặc dù có dầu mỏ, đây không phải là khu vực chính của dầu mỏ và khí tự nhiên ở Tây Nam Á.

- C sai vì ven Địa Trung Hải nằm ở phía tây của Tây Nam Á và giáp với các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, và Lebanon. Mặc dù có một số mỏ dầu và khí tự nhiên nhỏ, khu vực này không phải là nơi tập trung các mỏ dầu lớn. Các quốc gia ven Địa Trung Hải không nổi tiếng với sản lượng dầu mỏ lớn như các khu vực khác ở Tây Nam Á.

* Khoáng sản tại Tây Nam Á

- Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng Dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Pécxích. Dầu khí là động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực; tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài.

- Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,....

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 15 (Kết nối tri thức): Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Giải Địa lí 11 Bài 15 (Kết nối tri thức): Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á


Câu 3:

23/07/2024

Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Vị trí của Tây Nam Á được ví như cầu nối giữa ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi, ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo lớn, trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.


Câu 4:

23/07/2024

Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là

Xem đáp án

Chọn B

Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Dầu mỏ có trữ lượng rất lớn, chiếm khoảng 1/2 trữ lượng của thế giới, phân bố dọc theo vịnh Péc-xích và đồng bằng Lưỡng Hà. Khí tự nhiên chiếm khoảng 40% trữ lượng của thế giới.


Câu 5:

26/10/2024

Dân cư khu vực Tây Nam Á theo tôn giáo chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Tây Nam Á là khu vực có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo,... Phần lớn dân cư ở khu vực này là người Ả-rập và theo đạo Hồi.

*Tìm hiểu thêm: "Xã hội"

- Tây Nam Á có nền văn hoá mang những nét đặc thù và nguyên tắc riêng trong trang phục, ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội,...

- Ở một số nước trong khu vực, người dân có mức sống cao, y tế và giáo dục được đầu tư phát triển. HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các nước.

- Tây Nam Á là khu vực có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo,... Phần lớn dân cư ở khu vực này là người Ả-rập và theo đạo Hồi.

- Hiện nay, khu vực này vẫn còn xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo,... gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

 


Câu 6:

23/07/2024

Nhận định nào đúng với đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á?

Xem đáp án

Chọn A

Tây Nam Á tiếp giáp với 3 châu lục (châu Á, châu Âu, châu Phi), tiếp giáp với 2 lục địa (Lục địa Á - Âu, Lục địa Phi). Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như: biển A-ráp thông ra Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Ca-xpi.


Câu 7:

07/10/2024

Tình trạng đói nghèo xảy ra ở khu vực Tây Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Tình trạng đói nghèo xảy ra ở khu vực Tây Nam Á do nguyên nhân chủ yếu Chiến tranh, xung đột tôn giáo.

Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,... xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia, đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới. Tình hình an ninh chính trị bất ổn đã làm cho kinh tế nhiều quốc gia ở khu vực này chậm phát triển, tình trạng đói nghèo xảy ra nhiều nơi,…

- Các đáp án còn lại,không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra tinhd trạng đói nghèo tại Tây Nam Á.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Quy mô dân số: Tây Nam Á là khu vực ít dân, số dân năm 2020 là 402,5 triệu người, chiếm khoảng 5,1 % dân số thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Tây Nam Á khoảng gần 1,6 % (năm 2020).

+ Một số quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao là: Pa-le-xtin (2,6 %), I-rắc (2,3 %), Áp-ga-ni-xtan (2,6 %).

+ Hằng năm, Tây Nam Á đón nhận số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới, ảnh hưởng tới mức tăng dân số của khu vực.

- Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số ở nhóm từ 0 - 14 tuổi, tăng tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.

- Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.

+ Dân cư tập trung đông ở các đô thị lớn và vùng ven Địa Trung Hải, đồng bằng Lưỡng Hà.

+ Dân cư thưa thớt ở khu vực núi cao và hoang mạc.

- Thành phần dân cư:

+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập;

+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái,... và các bộ tộc khác.

- Đô thị hóa:

+ Trong thế kỉ XX, quá trình đô thị hoá đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia.

+ Tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Tây Nam Á khá cao. Năm 2020, hầu hết các nước trong khu vực có tỉ lệ dân thành thị trên 70 %.

+ Khu vực này có nhiều đô thị đông dân như: Bát-đa (I-rắc), E Ri-át (A-rập Xê-út),...

+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.

2. Xã hội

- Tây Nam Á có nền văn hoá mang những nét đặc thù và nguyên tắc riêng trong trang phục, ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội,...

- Ở một số nước trong khu vực, người dân có mức sống cao, y tế và giáo dục được đầu tư phát triển. HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các nước.

- Tây Nam Á là khu vực có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo,... Phần lớn dân cư ở khu vực này là người Ả-rập và theo đạo Hồi.

- Hiện nay, khu vực này vẫn còn xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo,... gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

II. Tình tình phát triển kinh tế

- Trước khi ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, hầu hết dân cư trong khu vực Tây Nam Á sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, buôn bán nhỏ và nghề thủ công.

- Từ giữa thế kỉ XX đến nay, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế.

- Năm 2020, GDP của khu vực đạt khoảng hơn 3000 tỉ USD và có sự chênh lệch lớn giữa các nước. Nhiều nước có GDP/người cao hàng đầu thế giới, như: I-xra-en, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất,…

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

- Trong cơ cấu kinh tế:

+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nhờ vào các hoạt động thương mại, giao thông vận tải phát triển mạnh do có vị trí địa lí quan trọng và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hiện nay, một số nước đã chú trọng đến phát triển du lịch.

+ Công nghiệp có tỉ trọng khá cao nhờ các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và hoá dầu phát triển.

+ Nông nghiệp có tỉ trọng đóng góp thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cho nông nghiệp khá cao.

- Hiện nay, nhiều nước ở Tây Nam Á đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, đổi mới chính sách để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài,... nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

Giải Địa lí 11 Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

 

 

Câu 8:

23/07/2024

Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất,… Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.


Câu 9:

23/07/2024

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á do

Xem đáp án

Chọn A

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là do khu vực này tập trung nhiều tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên. Đồng thời, khu vực này còn có vị trí địa chính trị quan trọng, ngã ba giữa ba châu lục (Á, Âu, Phi).


Câu 10:

15/10/2024

Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới là Ả-rập-xê-út, Iran, Irắc, Cô-oét, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất,… trong đó Ả-rập-xê-út là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á.

*Tìm hiểu thêm: "Khoáng sản"

- Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng Dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Pécxích. Dầu khí là động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực; tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài.

- Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,....

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

 


Câu 11:

23/07/2024

Cho các nhận định sau:

1. Thời cổ đại Tây Nam Á có nhiều quốc gia có nền văn minh cổ đại.

2. Tây Nam Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo.

3. Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi.

4. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?

Xem đáp án

Chọn B

Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như: Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo. Phần lớn người dân Tây Nam Á theo Hồi giáo - là quốc giáo của nhiều nước trong khu vực. Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực còn lưu giữ nhiều công trình có giá trị -> Có hai nhận định đúng -> Nhận định: Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi và những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình là sai.


Câu 12:

17/10/2024

Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khu vực Tây Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tây Nam Á là khu vực có chiến lược vô cùng quan trọng trên thế giới, là nơi giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ. Tuy nhiên đây lại là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài, xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo,... và có thời tiết, khí hậu rất khô hạn nên ngành sản xuất nông nghiệp kém phát triển.

D đúng 

- A sai vì đây là khu vực có lịch sử phức tạp về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ, dẫn đến những căng thẳng kéo dài giữa các quốc gia. Hơn nữa, sự can thiệp của các cường quốc và sự cạnh tranh về tài nguyên cũng làm gia tăng tình trạng bất ổn và xung đột trong khu vực này.

- B sai vì nó nằm ở giao điểm giữa ba châu lục: Á, Âu và Phi, cùng với việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng như Eo biển Hormuz. Điều này làm cho Tây Nam Á trở thành một trung tâm quan trọng cho thương mại quốc tế và các hoạt động kinh tế, chính trị, đồng thời thu hút sự chú ý và can thiệp từ các cường quốc.

- C sai vì nó sở hữu một trong những trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, như ở các quốc gia như Ả Rập Saudi và Iraq. Sự phong phú này không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho các quốc gia trong khu vực mà còn tạo ra ảnh hưởng kinh tế và chính trị mạnh mẽ trên toàn cầu.

*) Địa hình và đất

♦ Địa hình: Khu vực Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng.

Địa hình núi, sơn nguyên:

+ Bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng.

+ Địa hình chia cắt, hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt và cư trú.

- Địa hình đồng bằng:

+ Bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bối đắp là đồng bằng lớn nhất của khu vực, các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,...

+ Các đồng bằng tương đối bằng phẳng, thuận lợi phát triển nông nghiệp và cư trú.

- Ngoài ra, Tây Nam Á có nhiều hoang mạc lớn như Xi-ri, Nê-phút, Rúp-en Kha-li.

♦ Đất

- Vùng núi, sơn nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ xa van có thể phát triển chăn nuôi gia súc.

- Vùng đồng bằng chủ yếu đất phù sa màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Vùng hoang mạc, đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, không thuận lợi cho canh tác.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Giải Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á


Câu 13:

23/07/2024

Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có:

- Địa hình khu vực Tây Nam Á chủ yếu là núi và sơn nguyên. Đồng bằng ít, phân bố ở giữa khu vực và ven các biển.

- Khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt. Đây là khu vực có khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam.

- Hệ sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là các loài chịu được hạn. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là nét điển hình của khu vực này.

- Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.


Câu 14:

23/07/2024

Khu vực Tây Nam Á có vị trí chiến lược có biểu hiện nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Tây Nam Á là khu vực có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng, nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu Âu và châu Phi: phía bắc tiếp giáp với châu Âu, phía tây giáp châu Phi, phía đông và đông bắc tiếp giáp khu vực Nam Á và Trung Á.


Câu 15:

23/07/2024

Xã hội của khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như: Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo. Phần lớn người dân Tây Nam Á theo Hồi giáo - là quốc giáo của nhiều nước trong khu vực. Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực còn lưu giữ nhiều công trình có giá trị.


Bắt đầu thi ngay