Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản
Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản
-
133 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?
Chọn C
Công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% GDP và thu hút khoảng 27% lao động (năm 2020), tạo ra khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất cho đất nước. Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản có những giai đoạn = đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kì) nhưng hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp của Nhật Bản chỉ đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Hoa Kì nhưng công nghiệp vẫn có nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới. Đây chính là biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao.
Câu 2:
23/07/2024Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là
Chọn C
Nền nông nghiệp Nhật Bản sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.
Câu 3:
23/07/2024Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
Chọn B
Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo Hôn-su. Còn ở đảo Hô-cai-đô của Nhật Bản có ít các trung tâm công nghiệp nhất.
Câu 4:
23/07/2024Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức
Chọn C
Trong nền kinh tế Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020). Diện tích đất nông nghiệp hạn chế nên hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại trong các trang trại.
Câu 5:
23/07/2024Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
Chọn B
Ngành công nghiệp nặng tập trung chủ yếu ở phía bắc: sản xuất ô tô, hóa chất, sản xuất kim loại,... Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca (Fukuoka), Na-ga-xa-ki (Nagasaki), Ô-i-ta (Oita). Miền Đông Nam sản xuất nhiều loại nông sản như chè, lúa gạo, thuốc lá, đậu tương và cây ăn quả.
Câu 6:
23/07/2024Ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở quần đảo nào sau đây?
Chọn B
Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy.
Câu 7:
23/07/2024Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào sau đây?
Chọn C
Ở vùng kinh tế Hôn-su có ngành công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, Phu-cu-a-ma,...
Câu 8:
23/07/2024Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là
Chọn C
Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là: Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Đây là một ttrong những chính sách đúng đắn làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát riển thần kì.
Câu 9:
23/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?
Chọn A
Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ngành công nghiệp Rôbôt (người máy) của Nhật Bản chiếm khoảng 60% tổng số rô-bôt của thế giới và sử dụng rôbôt với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, dịch vụ,... Nhật Bản là quốc gia xuất siêu -> Nhận định: Nhật Bản là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới là không đúng.
Câu 10:
23/07/2024Hai ngành nào sau đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?
Chọn A
Với vị trí đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 5 về nhập khẩu, Nhật Bản là bạn hàng lớn với nhiều quốc gia (Trung Quốc, Hoa Kì, EU, Hàn Quốc,…); ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới -> Thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản.
Câu 11:
23/07/2024Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là
Chọn C
Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.
Câu 12:
23/07/2024Các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường chủ yếu nào sau đây?
Chọn A
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,...
Câu 13:
23/07/2024Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có vai trò quan trọng nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
Chọn C
Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng nghĩa là vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Điều này giúp phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.
Câu 14:
23/07/2024Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do
Chọn C
Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm chủ yếu là do một phần diện tích trồng lúa đã được quy hoạch trồng các loại cây khác (chè, thuốc lá, dâu tằm,…) và dành cho quần cư (nơi ở hoặc xây dựng các công trình công cộng, xí nghiệp,…). Ngoài ra, hiện nay Nhật Bản đang có xu hướng nhập khẩu lúa gạo từ các quốc gia khác, trong đó có gạo của Việt Nam.
Câu 15:
23/07/2024Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản không phải là
Chọn C
Công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Trong đó, có một số sản phẩm nổi tiếng như tàu biển (Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới), Ô tô (Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra) và xe gắn máy (Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra). Rô-bôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử -> Rô-bôt không phải sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản (132 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ la tinh (767 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 30: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi (329 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi (277 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản (257 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 26: Kinh tế Trung Quốc (242 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga (233 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (195 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga (195 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 16: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Hoa Kì (191 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 Cánh diều Bài 17: Kinh tế Hoa Kì (183 lượt thi)