Tổng hợp 20 đề thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay nhất có đáp án (Đề 6)

  • 4317 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Đánh giá nào sau đây là đúng về việc nhà Nguyễn lần lượt kí kết các Hiệp ước với thực dân Pháp?


Câu 3:

19/07/2024

Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì?


Câu 5:

20/07/2024

Những thành tựu của nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới đã khẳng định


Câu 6:

19/07/2024

“Pháp chạy, Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa...”Đó là nội dung của


Câu 7:

16/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?


Câu 8:

23/07/2024

Một trong những hạn chế, thiếu sót của cuộc cải cách ruộng đất (1954 -1956) là


Câu 9:

20/07/2024

"Chiến tranh cục bộ" khác "Chiến tranh đặc biệt" ở điểm nào?


Câu 10:

19/07/2024

Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?


Câu 11:

19/07/2024

Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?


Câu 12:

20/07/2024

Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở


Câu 13:

20/07/2024

Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?


Câu 14:

20/07/2024

Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?


Câu 15:

19/07/2024

"Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" là tinh thần và khí thế của ta trong Chiến dịch nào?


Câu 16:

20/07/2024

Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?


Câu 17:

21/10/2024

Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Thắng lợi quân sự tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam là Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) và trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972).

- Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần tạo ra bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

→ A sai.

- Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1968) và lần thứ hai (1972) của Mỹ có ý nghĩa quan trọng:+ Khẳng định sức mạnh quân dân miền Bắc, chứng minh khả năng đối phó với chiến lược quân sự hiện đại của Mỹ.+ Phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược và đàm phán.+ Bảo vệ hậu phương miền Bắc, tạo điều kiện tiếp tục chi viện cho miền Nam, thúc đẩy sự nghiệp thống nhất đất nước.

→ B sai.

- Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Từ đó củng cố niềm tin cho quân dân miền Nam, mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

→ D sai.

* HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM

1. Hoàn cảnh triệu tập, kí kết

- Sau Mậu Thân 1968, Tổng thống Giôn-xơn, tuyên bố ngưng ném bom ở miền Bắc và nối lại đàm phán với Việt Nam.

- 13/5/1968 cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pa ri giữa hai bên là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Hoa Kỳ.

- Từ 25/1/1969, gồm 4 bên là Việt Nam dân chủ cộng hòa; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.

- Sau nhiều cuộc tiếp xúc, lập trường hai bên rất khác nhau, mâu thuẫn nhau:

+ Việt Nam đòi Mỹ và đồng minh rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đòi tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam.

+ Mỹ đòi miền Bắc rút quân và từ chối ký dự thảo Hiệp định dù đã thỏa thuận (10.1972).

- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Pari.

- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.

Kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1973)

2. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa/ri (1973).

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

3. Ý nghĩa:

- Là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao.

- Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”. Tạo nên thay sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam => tạo nên thời cơ thuận lợi để nhân dân 2 miền tiếp tục đấu tranh chống các âm mưu, hành động mới của Mĩ và Chính quyền Sài Giòn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

 


Câu 18:

20/07/2024

Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?


Câu 20:

20/07/2024

Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế Mĩ sau khủng hoảng là


Câu 21:

07/12/2024

Thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Họ mong muốn phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi trước sự áp bức của thực dân Pháp. Tuy nhiên, do lo sợ mất tài sản và địa vị, họ dễ thỏa hiệp để tránh đối đầu triệt để với thực dân.

→ D đúng 

- A sai vì thỏa hiệp với Pháp để được hưởng quyền lợi là thái độ của tư sản mại bản, không phải tư sản dân tộc. Tư sản dân tộc thường có xu hướng đấu tranh chống Pháp để bảo vệ lợi ích kinh tế và quyền tự chủ dân tộc.

- B sai vì họ vừa muốn chống Pháp để bảo vệ quyền lợi, vừa sợ mất địa vị và tài sản. Họ thường thỏa hiệp hoặc đấu tranh nửa vời, không đi đến cùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- C sai vì họ vừa muốn bảo vệ quyền lợi kinh tế, vừa lo sợ mất địa vị dưới áp lực của thực dân. Tầng lớp nông dân và công nhân mới là lực lượng cách mạng hăng hái nhất vì họ bị áp bức nặng nề nhất.

Thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam được đánh giá là ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp, vì:

  1. Hoàn cảnh hình thành: Giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện trong bối cảnh kinh tế thuộc địa phát triển, chịu sự kìm hãm và cạnh tranh không bình đẳng từ tư bản Pháp, nên có ý thức chống lại chính sách bóc lột thuộc địa.

  2. Tinh thần dân tộc, dân chủ: Họ phản đối sự áp bức kinh tế, văn hóa của thực dân và phong kiến, tham gia các phong trào đòi quyền lợi kinh tế, tự do dân chủ. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc như phong trào chấn hưng nội hóa và tẩy chay hàng ngoại.

  3. Hạn chế dễ thỏa hiệp: Vì lợi ích kinh tế và quyền lợi giai cấp, họ không đủ quyết liệt trong đấu tranh, dễ bị thực dân Pháp mua chuộc hoặc đàn áp. Điều này làm họ không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

  4. Vai trò trong cách mạng: Tinh thần dân tộc, dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc góp phần thúc đẩy nhận thức của xã hội, nhưng tính chất nửa vời và dễ thỏa hiệp của họ hạn chế hiệu quả đấu tranh.

Như vậy, giai cấp tư sản dân tộc có vai trò nhất định trong cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng họ không thể trở thành lực lượng nòng cốt do sự thiếu nhất quán và phụ thuộc vào lợi ích kinh tế cá nhân.


Câu 23:

19/07/2024

Nhiệm vụ trước mắt (khẩu hiệu) của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng xác định là


Câu 24:

20/07/2024

Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản quyết định dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?


Câu 25:

21/07/2024

Thái độ của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 - 1973 đối với cuộc "chiến tranh lạnh" và trật tự hai cực Ianta là


Câu 26:

20/07/2024

Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau "chiến tranh lạnh" là


Câu 27:

21/07/2024

Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?


Câu 28:

20/07/2024

Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930)?


Câu 30:

19/07/2024

Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh 1930 - 1931 vì


Câu 32:

20/07/2024

Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận


Câu 33:

20/07/2024

Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia tuyên bố độc lập là do


Câu 34:

20/07/2024

Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì nổi bật?


Câu 35:

20/07/2024

Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của Pháp đối với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946 là


Câu 36:

04/11/2024

Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào tinh thần tự lực tự cường

*Tìm hiểu thêm: "Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70"

a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)

* Bối cảnh:

- Thuận lợi: + Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được nâng cao.

+ Nhân dân gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Khó khăn:

+ Bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề: 20 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá..

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Đất nước Liên Xô bị tàn phá bởi Chiến tranh thế giới thứ hai

+ Các nước tư bản bao vây, cấm vận và cô lập.

* Chủ trương:

- Khôi phục kinh tế, hàn hắn vết thương chiến tranh.

- Củng cố quốc phòng, tăng cường tiềm lực đất nước.

- Tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

* Thành tựu: Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.

- Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Liên Xô thử thành công bom nguyên tử

- Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

 


Câu 37:

20/07/2024

Hạn chế của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là?


Câu 38:

08/10/2024

Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong những năm 1965-1968 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong những năm 1965-1968 là vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn

*Tìm hiểu thêm: "Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương"

- Miền Bắc tiếp tục chuyển sang kinh tế thời chiến, đảm bảo sản xuất và giao thông thông suốt.

- Từ 14/12/1972, sau 2 tháng ngưng ném bom để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị và ngoại giao mới, Nixon mở cuộc tập kích bắn phá dữ dội Hà Nội, Hải Phòng bằng B52 trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972) nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ => Quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, làm nên trận: “Điện Biên Phủ trên không”. Ta hạ 81 máy bay (34 chiếc B52, 5 chiếc F111), bắt sống 43 phi công Mỹ.

- Tính chung trong chiến tranh phá hoại lần II, ta hạ 735 máy bay (61 B52, 10 F111), 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến hàng trăm phi công.

- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Miền Bắc đã buộc Mỹ phải tuyên bố ngưng các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

 


Câu 39:

20/07/2024

Hình ảnh sau thể hiện sự kiện gì?


Câu 40:

20/07/2024

Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?


Bắt đầu thi ngay