Câu hỏi:
21/10/2024 133Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
A. Tiến công chiến lược (1972) ở miền Nam và trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972)
B. Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1968) và lần thứ hai (1972) của Mĩ
C. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) và trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972)
D. Trận Vạn Tường (1965) ở miền Nam và "Điện Biên Phủ trên không" (1972) ở miền Bắc
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Thắng lợi quân sự tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam là Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) và trận "Điện Biên Phủ trên không" (1972).
- Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần tạo ra bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
→ A sai.
- Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1968) và lần thứ hai (1972) của Mỹ có ý nghĩa quan trọng:+ Khẳng định sức mạnh quân dân miền Bắc, chứng minh khả năng đối phó với chiến lược quân sự hiện đại của Mỹ.+ Phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược và đàm phán.+ Bảo vệ hậu phương miền Bắc, tạo điều kiện tiếp tục chi viện cho miền Nam, thúc đẩy sự nghiệp thống nhất đất nước.
→ B sai.
- Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Từ đó củng cố niềm tin cho quân dân miền Nam, mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
→ D sai.
* HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM
1. Hoàn cảnh triệu tập, kí kết
- Sau Mậu Thân 1968, Tổng thống Giôn-xơn, tuyên bố ngưng ném bom ở miền Bắc và nối lại đàm phán với Việt Nam.
- 13/5/1968 cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pa ri giữa hai bên là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Hoa Kỳ.
- Từ 25/1/1969, gồm 4 bên là Việt Nam dân chủ cộng hòa; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.
- Sau nhiều cuộc tiếp xúc, lập trường hai bên rất khác nhau, mâu thuẫn nhau:
+ Việt Nam đòi Mỹ và đồng minh rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đòi tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam.
+ Mỹ đòi miền Bắc rút quân và từ chối ký dự thảo Hiệp định dù đã thỏa thuận (10.1972).
- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Pari.
- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.
Kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1973)
2. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa/ri (1973).
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
3. Ý nghĩa:
- Là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao.
- Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”. Tạo nên thay sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam => tạo nên thời cơ thuận lợi để nhân dân 2 miền tiếp tục đấu tranh chống các âm mưu, hành động mới của Mĩ và Chính quyền Sài Giòn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
"Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" là tinh thần và khí thế của ta trong Chiến dịch nào?
Câu 2:
Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào
Câu 3:
Nhiệm vụ trước mắt (khẩu hiệu) của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng xác định là
Câu 4:
Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu sau: "trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường [.....] phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao".
Câu 5:
Một trong những hạn chế, thiếu sót của cuộc cải cách ruộng đất (1954 -1956) là
Câu 6:
Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?
Câu 7:
“Pháp chạy, Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa...”Đó là nội dung của
Câu 8:
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh 1930 - 1931 vì
Câu 9:
Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh: "Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng ... trong cái xứ ... nhất là các nước phương Đông".
Câu 11:
Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì?
Câu 12:
Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian.
1. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
2. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
3. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bị phá sản.
4. Trung ương Cục miền Nam ra đời.
Câu 13:
Thái độ của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 - 1973 đối với cuộc "chiến tranh lạnh" và trật tự hai cực Ianta là
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?
Câu 15:
Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?