Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tập hợp có đáp án
Dạng 1: Tập hợp và cách xác định tập hợp có đáp án
-
758 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Cho tập hợp A là các nghiệm của phương trình x2 – 6x + 5 = 0.
Viết tập hợp trên dưới dạng liệt kê các phần tử.
Đáp án đúng là: B.
Ta có x2 – 6x + 5 = 0 ⇔ x = 1 hoặc x = 5.
Do đó tập hợp A gồm hai phần tử là 1 và 5.
Vậy A = {1 ; 5}.
Câu 2:
12/07/2024Cho tập hợp B gồm các số tự nhiên bé hơn 20 và chia hết cho 4.
Viết tập hợp trên dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Đáp án đúng là: D.
Ta có:
+ Tập hợp B gồm các số tự nhiên nên x ∈ ℕ.
+ Tập hợp B gồm các số tự nhiên bé hơn 20 và chia hết cho 4 nên x < 20 và x ⁝ 4.
Do đó tập hợp trên được viết dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó như sau:
B = {x ∈ ℕ | x < 20 và x ⋮ 4}.
Câu 3:
11/07/2024Cho tập hợp C = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}.
Tìm một tính chất đặc trưng xác định các phần tử của tập hợp trên.
Đáp án đúng là: C.
Ta thấy C là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 nên x ∈ ℕ*.
Ta lại có C là tập hợp các số tự nhiên từ 1 đến 10 nên x ≤ 10.
Do đó tập hợp trên được viết dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó như sau:
C = {x ∈ ℕ* | x ≤ 10}.
Câu 4:
12/07/2024Cho tập hợp D = {x ∈ ℕ* | x(x – 2)(x – 3) = 0}.
Viết lại tập hợp D dưới dạng liệt kê các phần tử của tập hợp đó.
Đáp án đúng là: B.
Ta có: x(x – 2)(x – 3) = 0 ⇔ .
Vì x ∈ ℕ* nên ta loại nghiệm x = 0.
Do đó tập hợp D gồm 2 phần tử là 2 và 3.
Vậy D = {2; 3}.
Câu 5:
23/07/2024Cho tập hợp E = {x ∈ ℕ | x là ước chung của 20 và 30}.
Tập hợp E gồm những phần tử nào?
Đáp án đúng là: A.
Ta có:
+ Các ước là số tự nhiên của 20 là: 1; 2; 4; 5; 10; 20.
+ Các ước là số tự nhiên của 30 là: 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30.
Do đó các ước chung là số tự nhiên của 20 và 30 là 1; 2; 5; 10.
Vậy E = {1; 2; 5; 10}.
Câu 6:
23/07/2024Cho tập hợp A = {x ∈ ℤ | (x2 – 4)(x2 – 4x + 3) = 0}.
Viết tập hợp A dưới dạng liệt kê các phần tử ta được:
Đáp án đúng là: C.
Ta có (x2 – 4)(x2 – 4x + 3) = 0 ⇔ ⟺ .
Do đó tập hợp A gồm 4 phần tử là 2; – 2; 1; 3.
Vậy A = {– 2; 1; 2; 3}.
Câu 7:
20/07/2024Cho tập hợp B = {x ∈ ℤ | 3 < 2x – 5 < 9}.
Viết lại tập hợp B dưới dạng liệt kê các phần tử là:
Đáp án đúng là: D.
Ta có:
3 < 2x – 5 < 9
⇔ 3 + 5 < 2x < 9 + 5
⇔ 8 < 2x < 14
⇔ 4 < x < 7.
Suy ra x nhận các giá trị là 5; 6 (do x nguyên).
Do đó tập hợp trên được viết dưới dạng liệt kê các phần tử của tập hợp đó như sau:
B = {5; 6}.
Câu 8:
11/07/2024Cho tập hợp C = {6; 12; 18; 24; 30}.
Viết tập hợp trên dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Đáp án đúng là: C.
Ta thấy các phần tử trong tập hợp trên đều chia hết cho 6.
Mặt khác các phần tử trong tập hợp C lớn hơn 0 và bé hơn hoặc bằng 30.
Do đó ta viết tập hợp trên dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó như sau:
C = {x ∈ ℕ* | x ⁝ 6, x ≤ 30}.
Câu 9:
11/07/2024Cho tập hợp D là tập hợp gồm 5 số nguyên tố đầu tiên.
Liệt kê các phần tử của tập hợp trên.
Đáp án đúng là: B.
Vì số nguyên tố là các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
Mà tập hợp D gồm 5 số nguyên tố đầu tiên nên tập hợp nó gồm các số 2; 3; 5; 7; 11.
Vậy D = {2; 3; 5; 7; 11}.
Câu 10:
12/07/2024Cho tập hợp X = {x ∈ ℤ | (x2 – 3)(2x2 – 5x + 3) = 0}.
Tập hợp X gồm những phần tử nào?
Đáp án đúng là: D.
Ta có:
(x2 – 3)(2x2 – 5x + 3) = 0
⇔ ⇔ .
Vì x ∈ ℤ nên ta chỉ nhận một giá trị là x = 1.
Vậy X = {1}.
Bài thi liên quan
-
Dạng 2: Số phần tử của tập hợp. Tập hợp rỗng có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Dạng 3: Tập con. Hai tập hợp bằng nhau có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Dạng 4: Các tập hợp con thường dùng của tập hợp số thực có đáp án
-
10 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1: Mệnh đề có đáp án (1234 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tập hợp có đáp án (757 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3: Các phép toán trên tập hợp có đáp án (576 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Hàm số bậc hai có đáp án (2337 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 4. Tích vô hướng của hai vectơ có đáp án (2217 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180° có đáp án (1079 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tìm tổng của hai hay nhiều vectơ có đáp án (1018 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Số gần đúng và sai số có đáp án (951 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Tích của một số với một vectơ có đáp án (934 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Hàm số và đồ thị có đáp án (763 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án (707 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Định lý côsin và định lý sin có đáp án (707 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu có đáp án (705 lượt thi)