Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất có đáp án
Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất có đáp án
-
285 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/11/2024Những nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Đáp án đúng là D
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến (từ vòng cực về hai cực Bắc/Nam) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
* Tìm hiểu thêm về "Mặt Trời lên thiên đỉnh"
Thiên đỉnh có thể được hiểu là điểm trên bầu trời thẳng với đỉnh đầu người đứng quan sát. Bên cạnh đó còn có những định nghĩa khác nhau:
- Là điểm có độ cao 90 độ
- Là điểm cực đỉnh trong hệ toạ độ chân trời
- Là điểm giao nhau giữa thiên cầu và đường thẳng nối từ tâm của Trái đất tới vị trí quan sát của người trên bề mặt của Trái Đất.
Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa, có thể hiểu là góc nhập xạ bằng 90 độ nghĩa là tia sáng mặt trời chiếu vuông góc xuống mặt đất.
Chuyển động biểu kiến của mặt trơi là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta quan sát thấy mặt trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thực tế mặt trời đứng yên còn trái đất chuyển động quanh nó, trục trái đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 độ 33 phút dẫn đến hiện tượng mặt trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.
Trong một năm chuyển động biểu kiến của mặt trời lần lượt:
+ Ngày 21/3 mặt trời ở Xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất tại Xích đạo
+ Sau ngày 21/3 Mặt trời chuyển động dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6
+ Sau ngày 23/9 mặt trời từ xích đạo chuyển động dần xuống chí tuyến nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam ngày 22/12.
+ Sau ngày 22/12 mặt trời lại chuyển động dần về xích đạo, rồi lại lên chí tuyến Bắc đó được gọi là hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời giữa hai chí tuyến.
Góc thiên đỉnh của mặt trời có thể thay đổi tuỳ vào từng thời gian và vị trí của mặt trời so với bề mặt trái đất của người đứng quan sát.
Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh khi góc thiên đỉnh này bằng 0 độ, lúc này mặt trời đang nằm trên đỉnh đầu người quan sát, tạo thành góc 90 độ trên bề mặt trái đất.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất
Giải Địa lí lớp 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất
Câu 2:
19/07/2024Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng
Đáp án đúng là: A
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 3:
20/07/2024Những nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Đáp án đúng là: B
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 4:
18/07/2024Nơi nào sau đây trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Đáp án đúng là: A
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm. Ở xích đạo rơi vào ngày 21/3 và 23/9 có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 5:
06/12/2024Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch -> Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày 27/02/2022.
*Tìm hiểu thêm: "Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau"
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:
+ Ở xích đạo, ngày và đêm luôn luôn bằng nhau
+ Càng xa xích đạo, thời gian ngày đêm càng chênh lệch
+ Từ vòng cực về cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h
+ Riêng ở 2 cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa:
+ Mùa xuân, mùa hạ có ngày dài hơn đêm
+ Mùa thu, mùa đông có ngày ngắn hơn đêm
+ Ngày 21/3 và 23/9 có ngày đêm dài bằng nhau ở tất cả mọi nơi trên Trái Đất
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Câu 6:
21/07/2024Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là
Đáp án đúng là: C
Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là ở xích đạo và nhỏ nhất ở vùng cực, đặc biệt là hai cực.
Câu 7:
02/07/2024Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Côriôlit?
Đáp án đúng là: B
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra lực Côriôlit là do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng chuyển động từ tây sang đông và vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau.
Câu 8:
16/07/2024Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt Trời là do
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt Trời là do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
Câu 9:
22/07/2024Nhận định nào sau đây thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất?
Đáp án đúng là: C
Nhận định thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất là gió Tín phong bán cầu Bắc lệch thành hướng đông bắc. Còn các nhận định còn lại đúng nhưng chưa đủ.
Câu 10:
10/12/2024Vận tốc tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là ở xích đạo và nhỏ nhất ở vùng cực, đặc biệt là hai cực (giảm dần từ xích đạo về cực).
→ D đúng
- A sai vì vận tốc tuyến tính phụ thuộc vào khoảng cách đến trục quay. Tại xích đạo, khoảng cách đến trục lớn nhất nên vận tốc tuyến tính lớn nhất, còn ở hai cực khoảng cách bằng 0 nên vận tốc tuyến tính bằng 0.
- B sai vì vận tốc tuyến tính phụ thuộc vào bán kính vòng quay. Vĩ tuyến càng gần xích đạo, bán kính càng lớn nên vận tốc tuyến tính càng lớn; ngược lại, gần cực bán kính nhỏ nên vận tốc tuyến tính giảm.
- C sai vì vận tốc tuyến tính lớn nhất tại xích đạo, nơi bán kính vòng quay lớn nhất. Từ xích đạo về chí tuyến và hai cực, bán kính giảm dần nên vận tốc tuyến tính cũng giảm dần.
-
Trái Đất là một hình cầu:
- Khi quay quanh trục, các điểm trên bề mặt Trái Đất có quãng đường khác nhau phụ thuộc vào vĩ độ.
- Vòng tròn xích đạo là lớn nhất, có bán kính dài nhất, nên quãng đường di chuyển trong một vòng quay của xích đạo là lớn nhất.
-
Thời gian quay là cố định:
- Trái Đất quay một vòng quanh trục mất 24 giờ, thời gian này là như nhau ở mọi vĩ độ.
- Do đó, các điểm gần xích đạo, với quãng đường di chuyển dài hơn, phải có vận tốc lớn hơn để hoàn thành vòng quay cùng lúc.
-
Vận tốc giảm về hai cực:
- Ở hai cực, bán kính quay là 0, tức quãng đường di chuyển bằng 0, nên vận tốc tại cực là bằng 0.
- Vận tốc giảm dần từ xích đạo về hai cực do sự giảm dần của bán kính quay theo vĩ độ.
-
Công thức tính vận tốc:
- Vận tốc quay được tính bằng , trong đó R là bán kính tại vĩ độ và T là thời gian quay. Khi R giảm, v cũng giảm.
Vì vậy, vận tốc tự quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về hai cực là kết quả của sự thay đổi bán kính quỹ đạo theo vĩ độ.
Câu 11:
14/07/2024Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày
Đáp án đúng là: A
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và Nam (ngày 22/12) có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 12:
15/07/2024Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Đáp án đúng là: C
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 13:
23/07/2024Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày
Đáp án đúng là: B
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và Nam (ngày 22/12) có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 14:
17/07/2024Những ngày nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo?
Đáp án đúng là: C
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm. Ở xích đạo rơi vào ngày 21/3 và 23/9 có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 15:
23/07/2024Quốc gia nào sau đây có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?
Đáp án đúng là: A
Liên bang Nga là quốc gia rộng lớn nhất trên thế giới, trải dài trên 11 múi giờ và nằm ở cả hai châu lục Á, Âu.
Có thể bạn quan tâm
- Thi Online Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất có đáp án (284 lượt thi)