Câu hỏi:

18/11/2024 151

Những nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Xích đạo và vòng cực.

B. Vòng cực và chí tuyến.

C. Xích đạo và hai cực.

D. Vòng cực và hai cực.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là D

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến (từ vòng cực về hai cực Bắc/Nam) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

* Tìm hiểu thêm về "Mặt Trời lên thiên đỉnh"

Thiên đỉnh có thể được hiểu là điểm trên bầu trời thẳng với đỉnh đầu người đứng quan sát. Bên cạnh đó còn có những định nghĩa khác nhau:

  • Là điểm có độ cao 90 độ
  • Là điểm cực đỉnh trong hệ toạ độ chân trời
  • Là điểm giao nhau giữa thiên cầu và đường thẳng nối từ tâm của Trái đất tới vị trí quan sát của người trên bề mặt của Trái Đất.

Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa, có thể hiểu là góc nhập xạ bằng 90 độ nghĩa là tia sáng mặt trời chiếu vuông góc xuống mặt đất.

Chuyển động biểu kiến của mặt trơi là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta quan sát thấy mặt trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thực tế mặt trời đứng yên còn trái đất chuyển động quanh nó, trục trái đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 độ 33 phút dẫn đến hiện tượng mặt trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.

Trong một năm chuyển động biểu kiến của mặt trời lần lượt:

+ Ngày 21/3 mặt trời ở Xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất tại Xích đạo

+ Sau ngày 21/3 Mặt trời chuyển động dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6

+ Sau ngày 23/9 mặt trời từ xích đạo chuyển động dần xuống chí tuyến nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam ngày 22/12.

+ Sau ngày 22/12 mặt trời lại chuyển động dần về xích đạo, rồi lại lên chí tuyến Bắc đó được gọi là hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời giữa hai chí tuyến.

Góc thiên đỉnh của mặt trời có thể thay đổi tuỳ vào từng thời gian và vị trí của mặt trời so với bề mặt trái đất của người đứng quan sát.

Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh khi góc thiên đỉnh này bằng 0 độ, lúc này mặt trời đang nằm trên đỉnh đầu người quan sát, tạo thành góc 90 độ trên bề mặt trái đất.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất

Giải Địa lí lớp 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

Xem đáp án » 12/01/2025 2,118

Câu 2:

Những ngày nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo?

Xem đáp án » 17/07/2024 1,371

Câu 3:

Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

Xem đáp án » 15/07/2024 481

Câu 4:

Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt Trời là do

Xem đáp án » 16/07/2024 363

Câu 5:

Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày

Xem đáp án » 06/12/2024 282

Câu 6:

Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

Xem đáp án » 14/07/2024 269

Câu 7:

Nơi nào sau đây trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?

Xem đáp án » 18/07/2024 248

Câu 8:

Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

Xem đáp án » 23/07/2024 219

Câu 9:

Quốc gia nào sau đây có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?

Xem đáp án » 23/07/2024 186

Câu 10:

Vận tốc tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án » 10/12/2024 170

Câu 11:

Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là

Xem đáp án » 21/07/2024 165

Câu 12:

Nhận định nào sau đây thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất?

Xem đáp án » 22/07/2024 138

Câu 13:

Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng

Xem đáp án » 19/07/2024 124

Câu 14:

Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Côriôlit?

Xem đáp án » 02/07/2024 123