Sự nhiễm điện - Điện tích. Định luật Culông
Sự nhiễm điện - Điện tích. Định luật Culông
-
286 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
Ta có, khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu tức là trung hòa về điện
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
22/07/2024Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?
Hiện tượng có liên quan đến sự nhiễm điện là hiện tượng sấm sét
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
22/07/2024Trong các trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?
Ta có: Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
22/07/2024Lực tương tác tĩnh điện Coulomb được áp dụng đối với trường hợp (Chọn câu đúng nhất)
Định luật Cu-lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
22/07/2024Hãy chọn phương án đúng: Dấu của các điện tích q1, q2 trên hình là:
Ta có: 2 lực F21 và F12 cùng phương, ngược chiều nhau
=> q1, q2 cùng dấu hay tích q1.q2 > 0
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
22/07/2024Hai điện tích dương q1, q2 có cùng một độ lớn được đặt tại hai điểm A và B, đặt một điện tích q0 vào trung điểm của AB thì ta thấy hệ ba điện tích này nằm cân bằng trong chân không. Bỏ qua trọng lượng của ba điện tích. Chọn kết luận đúng?
Bỏ qua trọng lượng của 3 điện tích.
Vì hai điện tích dương có cùng độ lớn được đặt tại hai điểm A, B và q0 đặt tại trung điểm của AB nên q0 luôn cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cùng giá, ngược chiều từ hai điện tích q1, q2.
Để điện tích q1 đặt tại A cân bằng thì lực tác dụng của q0 lên q1 phải cân bằng với lực tác dụng của q2 lên q1, tức ngược chiều lực tác dụng của q2 lên q1.
=> Vậy q0 phải là điện tích âm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
22/07/2024Cho các yếu tố sau:
I- Độ lớn của các điện tích
II- Dấu của các điện tích
III- Bản chất của điện môi
IV- Khoảng cách giữa hai điện tích
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
Ta có, biểu thức của định luật Cu-lông:
=> Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào:
+ Độ lớn của các điện tích (q1, q2)
+ Bản chất của điện môi (ε)
+ Khoảng cách giữa hai điện tích (r)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
23/07/2024Có bốn vật A,B,C,DA,B,C,D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật AA hút vật BB nhưng lại đẩy CC. Vật CC hút vật DD. Khẳng định nào sau đây là sai.
Ta có:
+ Lực tương tác giữa 2 điện tích là là lực đẩy khi q1.q2 > 0
+ Lực tương tác giữa 2 điện tích là lực hút khi q1.q2 < 0
Theo đầu bài, ta có:
+ A hút B => qA.qB < 0
+ A đẩy C => qA.qC > 0
+ C hút D => qC.qD < 0
=> A và C cùng dấu, B và D cùng dấu, A và D khác dấu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
22/07/2024Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt cách nhau một khoảng nào đó thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn F. Tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên bốn lần thì độ lớn lực tương tác giữa chúng là F’. Liên hệ nào sau đây đúng?
Ta có:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
22/07/2024Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:
I- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt
II- Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ
III- Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh
IV- Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng
Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B
Ta có:
+ Sứ và thủy tinh là chất cách điện
+ Đồng và sắt là chất dẫn điện
Quả cầu B làm bằng chất dẫn điện (sắt,đồng) sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
23/07/2024Hai điện tích q1 = q, q2 = -3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lực điện lên điện tích q2 có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là
Theo định luật Cu-lông ta có: lực tác dụng của điện tích q1 lên q2 và lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 bằng nhau:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
22/07/2024Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là
Ta có:
+ Khi r1 = 4cm: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích:
+ Khi r2 = 1cm: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
22/07/2024Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng rr tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hoả có hằng số điện môi ε = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là
+ Khi 2 điện tích đặt trong không khí, ε = 1:
+ Khi đặt 2 điện tích vào trong dầu có ε = 2, và :
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
22/07/2024Cho 2 điện tích điểm giống nhau, cách nhau một khoảng 5cm, đặt trong chân không. Lực tương tác giữa chúng là F = N. Độ lớn của điện tích q1 và q2 là?
Ta có, lực tương tác giữa hai điện tích điểm:
Mặt khác, ta có 2 điện tích giống nhau =>
=> Độ lớn của hai điện tích q1 và q2 là: 7,07.10-9 C
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
22/07/2024Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau 2cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng?
Ta có:
+ Điện tích của 1 electron là: e = -1,6.10-19C
Mỗi hạt bụi chứa 5.108 electron
=> Mỗi hạt bụi có điện tích là q1 = q2 = q = 5.108.(-1,6.10-19) = - 8.10-11 C
+Lực đẩy tĩnh điện giữa hạt:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
22/07/2024Đặt 2 điện tích q1 và q2 trong không khí. Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là
Ta có:
+ Khi khoảng cách giữa hai điện tích r:
+ Khi đưa chúng ra xa nhau thêm 2cm: r’ = r + 0,02:
→ r + 0,02 = 2r
→ r = 0,02m = 2cm
Đáp án cần chọn là: B
Có thể bạn quan tâm
- Truyền tải điện năng - Máy biến áp (216 lượt thi)
- Sự nhiễm điện - Điện tích. Định luật Culông (285 lượt thi)
- Điện trường (260 lượt thi)
- Dòng điện không đổi (292 lượt thi)
- Điện năng - Công suất điện (290 lượt thi)
- Từ trường (413 lượt thi)
- Cảm ứng điện từ (292 lượt thi)
- Đại cương về dòng điện xoay chiều (303 lượt thi)
- Bài tập mạch xoay chiều chứa RLC (316 lượt thi)
- Truyền tải điện năng - Máy biến áp (269 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Các đại lượng đặc trưng của sóng cơ (646 lượt thi)
- Đại cương về dao động điều hòa (587 lượt thi)
- Sóng âm (565 lượt thi)
- Tia hồng ngoại - Tia tử ngoại - Tia X (470 lượt thi)
- Giao thoa sóng (420 lượt thi)
- Mắt (402 lượt thi)
- Tán sắc ánh sáng (401 lượt thi)
- Các loại dao động (392 lượt thi)
- Mẫu nguyên tử Bo (367 lượt thi)
- Năng lượng, vận tốc, lực của con lắc đơn (348 lượt thi)