Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh
Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh
-
307 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Đâu là tổ chức chính trị tập trung các thế lực phản động, hiếu chiến ở nước Đức trong những năm 1918 - 1939?
Trong bối cảnh khủng hoảng diễn ra liên tục kể từ sau chiến tranh thế giới thức nhất, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã) ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
23/07/2024Sự kiện nào đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít- le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng =>Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, mở ra thời kì đen tối của Lịch sử nước Đức.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
23/07/2024Sự kiện nào là cái cớ để Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật?
Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt 10 vạn đảng viên cộng sản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
23/07/2024Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng nào?
Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
23/07/2024Cơ quan nào nắm vai trò điều hành nền kinh tế nước Đức trong những năm 1929-1939?
Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế bao gồm đại diện của nhà nước và 18 tập đoàn tư bản độc quyền lớn để điều hành các ngành kinh tế nước Đức nhằm nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
23/07/2024Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Chính phủ Hítle trong những năm 1933 – 1939 là
Về chính sách đối ngoại, Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh như:
- Rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
- Năm 1935, ban bố lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.
- Đến năm 1938, Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
23/07/2024Sự kiện nào khởi đầu cho quá trình tự do hành động để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới của nước Đức?
Tháng 10-1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên. Đây là sự kiện khởi đầu cho quá trình tự do hành động để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới của nước Đức
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
23/07/2024Đảng Quốc xã Đức đã lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc?
Thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), Đức đã phải kí hòa ước Véc-xai chấp nhận để mất 1/8 diện tích lãnh thổ, 1/12 dân số cùng với nhiều điều khoản nặng nề khác. Do đó người Đức luôn có thái độ thù hằn với hòa ước Véc-xai. Đảng Quốc xã Đức đã lợi dụng sự bất mãn của người Đức đối với hòa ước Véc-xai để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
23/07/2024Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.
- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.
- Hàng nghìn nhà máy xí nghiệp đóng cửa.
- Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.
Đáp án D: là chính sách đối ngoại của Đức sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
23/07/2024Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời (1934) phản ánh bản chất gì của chủ nghĩa phát xít?
Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính. Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời (1934) phản ánh tính độc tài, chuyên chính của chủ nghĩa phát xít
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
23/07/2024Nguyên nhân chủ yếu nào khiến công nghiệp quân sự là ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX?
Mục tiêu của Hítle khi lên nắm quyền đó là tiến hành các cuộc chiến tranh để giành “không gian sinh tồn”cho người Đức. Do đó tất cả các ngành sản xuất đặc biệt là công nghiệp quân sự đều hướng đến phục vụ chiến tranh =>công nghiệp quân sự là ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
23/07/2024Nguyên nhân khách quan khiến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh hơn so với Nhật Bản là
So với quá trình phát xít hóa của Nhật thì quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra rất nhanh chóng. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như sự ủng hộ của giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức; thế lực của Đảng Quốc xã trong quần chúng nhân dân mạnh; còn có nguyên nhân khách quan đó là sự thiếu thống nhất trong đường lối đấu tranh chống phát xít của Đảng cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ (Đảng Xã hội dân chủ là đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động đã từ chối hợp tác với những người cộng sản).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
23/07/2024Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đức lựa chọn đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình?
Bên cạnh việc không có thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường, thì tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ sự trừng phạt nặng nề của hệ thống Vécxai- Oasinhtơn với nước Đức; truyền thống quân phiệt của Đức trong lịch sử (thống nhất đất nước bằng sắt và máu; quản lý đất nước theo kiểu quân đội) là những nguyên nhân khiến Đức lựa chọn đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
23/07/2024Hành động đề cao dân tộc Đức và tham vọng thống trị thế giới của Hítle phản ánh tư tưởng gì của người Đức trong những năm 1929-1939?
Trong những năm 1929-1939, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã trỗi dậy, phát triển ở Đức với đại diện tiêu biểu là Hítle. Hítle cho rằng dân tộc Đức là một dân tộc thượng đẳng, có quyền lãnh đạo thế giới nhưng trên thực tế người Đức lại đang bị vướng vào một sợi dây xích là hòa ước Véc-xai nên cần phải phá bỏ nó. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho chủ nghĩa phát xít có thể nhanh chóng lên nắm quyền đất nước và gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
23/07/2024Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới?
Hítle và Đảng Quốc xã có thể dễ dàng lên nắm quyền ở Đức, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bên cạnh trách nhiệm của giai cấp tư sản Đức, sự ảo tưởng của người dân Đức vào Hítle, thì Đảng Xã hội dân chủ và Đảng cộng sản Đức cũng không tránh được trách nhiệm. Bản thân Đảng xã hội dân chủ là đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động nhưng lại từ chối hợp tác với những người cộng sản để vạch trần bản chất thật của chế độ phát xít trước nhân dân. Do vậy, nhân loại có thể rút ra bài học kinh nghiệm để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức là phải có sự đoàn kết, thống nhất của tất cả các lực lượng xã hội để kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, cực đoan
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
23/07/2024Đâu là biểu hiện cơ bản nhất về việc Đức dần dần phục hồi vị trí của mình trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1924 - 1929?
Trong thời kì ổn định tam thời (1924 – 1929) về đối ngoại, địa vị quốc tế của Đức dần dần được phục hồi với việc nước này tham gia Hội Quốc Liên, kí kết một số hiệp ước vói các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
Đáp án cần chọn là: B
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập phân tích sự kiện (551 lượt thi)
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (416 lượt thi)
- Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh (325 lượt thi)
- Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh (306 lượt thi)
- Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh (321 lượt thi)
- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh (311 lượt thi)
- Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh (264 lượt thi)
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (320 lượt thi)
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (424 lượt thi)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) (335 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 (4023 lượt thi)
- Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (2544 lượt thi)
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 (1330 lượt thi)
- Hiệp định Pa-ri năm 1973 (1070 lượt thi)
- Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (732 lượt thi)
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (713 lượt thi)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (553 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (547 lượt thi)
- Phong trào Đồng khởi (492 lượt thi)
- Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 (490 lượt thi)