Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
-
425 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?
Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
23/07/2024Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Ở đây có sự khác biệt giữa thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít với phân chia phạm vi ảnh hưởng. Việc chiếm đóng có sự tham gia của 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. Phân chia phạm vi ảnh hưởng chỉ có sự tham gia của Liên Xô và Mĩ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
23/07/2024Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?
Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây”-quyết định này là tín hiệu của hội nghị cho phép các nước phương Tây quay trở lại tái chiếm, khôi phục quyền thống trị của mình ở các thuộc địa cũ =>Gây bất lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ như ở Đông Nam Á, Hội nghị Ianta quy định các nước này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cho nên sau khi chiến tranh kết thúc, các nước phương Tây đã xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình. Có thể liên hệ với chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu ở giai đoạn 1945 – 1950 (Pháp quay trở lại Việt Nam, Anh quay lại Mã Lai, … )
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
23/07/2024Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia trong phạm vi thế giới và trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án A đáp ứng được yêu cầu. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai phản ảnh khoảng cách phát triển giữa các nước ngày càng lớn. Nếu như ở hội nghị Véc-xai (1919) có 27 nước tham dự và 5 nước giữ vai trò chủ chốt; thì ở hội nghị Ianta (1945) chỉ có 3 nước tham dự và 2 nước giữ vai trò chủ chốt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
23/07/2024Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
Việc Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân Việt Nam đã gục ngã =>Tạo thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Còn lại việc Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó là sự can thiệp của Mĩ đều bắt nguồn từ hạn chế của hội nghị Ianta. Liên Hợp Quốc thời kì này vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
23/07/2024Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?
Hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta có những điểm tương đồng sau:
- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.
- Đề có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
23/07/2024Hội nghị Ianta 1945 thông qua quyết định nào?
Những quyết định của Hội nghị Ianta bao gồm:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc.
- Thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
23/07/2024Nội dung nào không phải là mục đích triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?
- Các đáp án A, C, D:là vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết =>Cũng đồng thời là mục đích triệu tập hội nghị Ianta (2-1945).
- Đáp án B: khối Đồng minh chống phát xít được thành lập từ năm 1942 ->Đây không phải mục đích triệu tập hội nghị Ianta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
23/07/2024Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
Đầu năm 1945, nguyên thủ ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã quyết định triệu tập hội nghị cấp cao ba nước tại Ianta (Liên Xô).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
23/07/2024Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
23/07/2024Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho ai?
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
23/07/2024Theo nội dung của Hội nghị Pốt-đam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được thỏa thuận như thế nào?
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
23/07/2024Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
Sở dĩ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là vì thế giới có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ hội nghị Ianta (4-11/2/1945)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
23/07/2024Theo Hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh, ba cường quốc đã thống nhất điều gì?
Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
23/07/2024Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
=>Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
23/07/2024Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta, cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã dẫn đến hệ quả gì?
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta, cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
23/07/2024Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:
Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với bầu không khí vô cùng căng thẳng, gay go và quyết liệt vì thực chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động đến trật tự thế giới sau chiến tranh. Sau những thảo luận và tranh cãi hội nghị đã đưa ra được những quyết định quan trọng sau:
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật Bản tại châu Á.
- Thành lập tổ chức liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thảo thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
=>Vấn đề Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận là vấn đề ngây tranh cãi nhiều nhất trong hội nghị. Trong đó, điển hình là vấn đề tương lai của nước Đức
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
11/11/2024Theo quyết định của Hội nghị lanta (tháng 2-1945). Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Theo quyết định của Hội nghị lanta (tháng 2-1945). Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu.
→ A đúng
- B, C, D sai vì theo quyết định của Hội nghị Yalta (tháng 2-1945), Liên Xô được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu và Đông Đức, trong đó có Đông Berlin, để củng cố thế lực và bảo vệ an ninh sau chiến tranh. Điều này phản ánh sự chia rẽ giữa các cường quốc trong việc phân chia ảnh hưởng và lãnh thổ sau Thế chiến II.
Theo quyết định của Hội nghị Ialta (tháng 2-1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu do các yêu cầu chiến lược và chính trị của các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh. Hội nghị này chủ yếu tập trung vào việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu và các vấn đề liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù Liên Xô đã được đồng ý có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Đông Âu (bao gồm việc giành quyền kiểm soát một số quốc gia như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary), các cường quốc phương Tây (Mỹ và Anh) vẫn giữ quyền kiểm soát ở phần lớn Tây Âu, đặc biệt là ở các quốc gia như Pháp, Đức và Ý, nơi họ không muốn để Liên Xô can thiệp sâu vào chính trị. Điều này phản ánh sự phân chia quyền lực rõ rệt giữa hai phe trong chiến tranh lạnh, khi mà Liên Xô và các nước phương Tây bắt đầu hình thành những khối liên minh riêng biệt.
Hội nghị Ialta (tháng 2-1945), không phải Hội nghị Lanta, là nơi các lãnh đạo Liên Xô, Mỹ và Anh (Stalin, Roosevelt, Churchill) gặp gỡ để bàn về các vấn đề hậu chiến, đặc biệt là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu, mà chủ yếu được giao quyền kiểm soát và ảnh hưởng ở Đông Âu, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực Đông Đức và Đông Berlin, như một phần của thỏa thuận sau chiến tranh. Trong khi đó, các quốc gia Tây Âu, như Pháp, Anh và Mỹ, giữ ảnh hưởng ở khu vực Tây Âu. Điều này phản ánh sự phân chia châu Âu thành hai khu vực ảnh hưởng rõ rệt, đánh dấu sự bắt đầu của Chiến tranh Lạnh.
Câu 19:
23/07/2024Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng
Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng đa cực.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20:
22/09/2024Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
*Tìm hiểu thêm: "Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc"
a. Mục tiêu:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
b. Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 21:
23/07/2024Nội dung nào sau đây không phải là điểm chung của trật tự thế giới hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn?
Đáp án A không phải là điểm chung của trật tự thế giới hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn vì trong hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không có sự tham gia của các nước XHCN.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực Đông Đức.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực Bắc Triều Tiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực Đông Béclin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực Đông Âu.
Đáp án cần chọn là: A
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập phân tích sự kiện (551 lượt thi)
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (416 lượt thi)
- Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh (325 lượt thi)
- Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh (307 lượt thi)
- Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh (321 lượt thi)
- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh (311 lượt thi)
- Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh (264 lượt thi)
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (320 lượt thi)
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (424 lượt thi)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) (335 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 (4023 lượt thi)
- Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (2544 lượt thi)
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 (1330 lượt thi)
- Hiệp định Pa-ri năm 1973 (1070 lượt thi)
- Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (733 lượt thi)
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (713 lượt thi)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (553 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (547 lượt thi)
- Phong trào Đồng khởi (492 lượt thi)
- Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 (491 lượt thi)