Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
-
2589 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?
Ngày 10-10-1954, quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí từng bừng của ngày hội giải phóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
23/07/2024Đâu không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954-1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam?
Âm mưu của đế quốc Mĩ từ năm 1954 - 1975 khi thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam là chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
23/07/2024Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
23/07/2024Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
23/07/2024Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
Do âm mưu của Pháp - Mĩ nên sau hiệp đinh Giơnevơ (1954) về Đông Dương đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam là đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ- Diệm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
23/07/2024Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?
Nguyên nhân trực tiếp khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định. Hơn nữa, trước khi rút quân Pháp vẫn có hành động phá hoại cơ sở vật chất của ta, gây khó khăn cho ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
23/07/2024Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân là một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Do sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền và mỗi miền lại có một nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Đây cũng là điểm sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Việc xác định hai nhiệm vụ cách mạng của hai miền được Đảng xác định cụ thể trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
23/07/2024Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
23/07/2024Học thuyết nào đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam?
Học thuyết Domino của Tổng thống Aixenhao là học thuyết đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Vì Mĩ lo sợ thắng lợi của cách mạng Việt Nam sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền, khiến chủ nghĩa cộng sản sẽ nhanh chóng lan truyền ra toàn bộ châu Á
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
23/07/2024Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?
Trong những năm 1954-1975, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Việt Nam là một trong những trong điểm của chiến lược đó để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam và đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
23/07/2024Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương?
Đáp án A: Sau hiệp định Giơnevơ (1954): miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ - Diệm =>Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
23/07/2024Thời kì cách mạng nào Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc hai chiến lược cách mạng khác nhau?
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở cả hai miền:
- Miền Bắc:tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Miền Nam: tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
23/07/2024Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với những nước nào dưới đây
- Nước ta sau hiệp định Giơnevơ: mới chỉ giải phóng được miền Bắc, sau hiệp định Mĩ nhanh chóng nhảy vào miền Nam Việt Nam biến nơi này thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự chống cộng ở Đông Nam Á.
- Giống như Đức và Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo những quyết định của hội nghị Ianta, 2 nước này bị chia cắt thành 2 miền chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ trong 1 thời gian dài.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
23/07/2024Việc kí kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra sự chuyển biến như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ngày sau năm 1954?
- Trong giai đoạn 1953 - 1954, Việt Nam giữ thế tiến công chiến lược, tháng 3-1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Bắt đầu từ ngày 13 đến 17-3-1954 ta đã tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Sau năm 1954, ta giữ thế giữ gìn lực lượng do nhân dân phải hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phải khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
- Đến năm 1960 ta mới tiến đến Đồng khởi - phong trào này đánh dấu cách mạng Việt Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
=>Việc kí kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra sự chuyển biến từ thế tiến công về chiến lược sang thế giữ gìn lực lượng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
23/07/2024Điểm khác nhau cơ bản giữa chính sách thực dân mới của Mĩ so với chính sách thực dân cũ của Pháp ở Việt Nam là
Điểm khác nhau cơ bản giữa chính sách thực dân mới của Mĩ so với chính sách thực dân cũ của Pháp ở Việt Nam là về cách thức cai trị.
- Pháp là cai trị trực tiếp (chủ nghĩa thực dân cũ), còn Mĩ là cai trị gián tiếp thông qua hệ thống chính quyền tay sai (chính quyền Sài Gòn).
- Ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
23/07/2024Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy
- Sau cách mạng tháng Tám năn 1945: thực dân Anh (được giao nhiệm vụ giải giáp quân Nhật)đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
- Sau năm 1954,đặc biệt là từ năm 1965 - trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ đã câu kết với các nước đồng minh để tiến hành chiến tranh Việt Nam, đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt có giai đoạn Mĩ còn thực hiện thủ đoạn ngoại giao - thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô để hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của ta.
=>Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc để đàn áp cách mạng Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301
Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
Trong giai đoạn 1954-1960, miền Nam Việt Nam chưa được giải phóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304
Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302
Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là đất nước chưa được thống nhất
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303
Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
Đáp án cần chọn là: D
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập phân tích sự kiện (424 lượt thi)
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (732 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (563 lượt thi)
- Phong trào dân chủ 1936 - 1939 (490 lượt thi)
- Thi Online Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945) (401 lượt thi)
- Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (459 lượt thi)
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 (1471 lượt thi)
- Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 (4345 lượt thi)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (580 lượt thi)
- Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 (509 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Các nước Đông Nam Á (566 lượt thi)
- Bài tập phân tích sự kiện (564 lượt thi)
- Ấn Độ (459 lượt thi)
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (444 lượt thi)
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (429 lượt thi)
- Nhật Bản (360 lượt thi)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) (360 lượt thi)
- Các nước Đông Bắc Á (357 lượt thi)
- Các nước Mĩ Latinh (348 lượt thi)
- Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh (339 lượt thi)