Câu hỏi:
23/07/2024 142Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới?
A.Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước
B.Đoàn kết tất cả các lực lượng, kiên quyết đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, cực đoan
C.Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung
D.Giải quyết hài hòa lợi ích giữa các quốc gia để tránh tạo ra mầm mống xung đột
Trả lời:
Hítle và Đảng Quốc xã có thể dễ dàng lên nắm quyền ở Đức, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bên cạnh trách nhiệm của giai cấp tư sản Đức, sự ảo tưởng của người dân Đức vào Hítle, thì Đảng Xã hội dân chủ và Đảng cộng sản Đức cũng không tránh được trách nhiệm. Bản thân Đảng xã hội dân chủ là đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động nhưng lại từ chối hợp tác với những người cộng sản để vạch trần bản chất thật của chế độ phát xít trước nhân dân. Do vậy, nhân loại có thể rút ra bài học kinh nghiệm để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức là phải có sự đoàn kết, thống nhất của tất cả các lực lượng xã hội để kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, cực đoan
Đáp án cần chọn là: B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự kiện nào đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
Câu 2:
Sự kiện nào là cái cớ để Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật?
Câu 3:
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến công nghiệp quân sự là ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX?
Câu 4:
Sự kiện nào khởi đầu cho quá trình tự do hành động để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới của nước Đức?
Câu 5:
Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời (1934) phản ánh bản chất gì của chủ nghĩa phát xít?
Câu 6:
Nguyên nhân khách quan khiến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh hơn so với Nhật Bản là
Câu 7:
Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Chính phủ Hítle trong những năm 1933 – 1939 là
Câu 8:
Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng nào?
Câu 9:
Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?
Câu 10:
Đảng Quốc xã Đức đã lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng và phân biệt chủng tộc?
Câu 11:
Hành động đề cao dân tộc Đức và tham vọng thống trị thế giới của Hítle phản ánh tư tưởng gì của người Đức trong những năm 1929-1939?
Câu 12:
Cơ quan nào nắm vai trò điều hành nền kinh tế nước Đức trong những năm 1929-1939?
Câu 13:
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đức lựa chọn đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình?
Câu 14:
Đâu là biểu hiện cơ bản nhất về việc Đức dần dần phục hồi vị trí của mình trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1924 - 1929?
Câu 15:
Đâu là tổ chức chính trị tập trung các thế lực phản động, hiếu chiến ở nước Đức trong những năm 1918 - 1939?