Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 20. Đại việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) có đáp án
Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 20. Đại việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) có đáp án
-
96 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Quan sát lược đồ 20.2 - trang 87 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST), dựa vào thông tin trong SGK và hoàn thành các nội dung:
- Cho biết tên 13 đạo/thừa tuyên và một phủ Trung Đô (Thăng Long)
- Trình bày về sự thành lập nhà Lê sơ.
- Yêu cầu số 1:
+ Tên 13 đạo/ thừa tuyên: Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn; Thái Nguyên; Quốc Oai; Bắc Giang; An Bang; Nam Sách; Thiên Trường; Thanh Hóa; Nghệ An; Thuận Hóa; Quảng Nam
+ Tên phủ Trung Đô: Thăng Long
- Yêu cầu số 2: Tháng 4 năm 1428, sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, lập ra nhà Lê Sơ, đóng đô ở Thăng Long
Câu 2:
22/07/2024Dựa vào đoạn đồng dao 20.1 dưới đây và hoàn thành các nội dung:
- Hai vị vua Thái Tổ, Thái Tông được nhắc đến trong câu đồng dao thuộc thời kì nào trong tiến trình lịch sử Việt Nam?
- Hãy viết cảm nhận của em về cuộc sống của nhân dân dưới thời trị vì của hai vị vua này.
- Yêu cầu số 1:
Hai vị vua Thái Tổ, Thái Tông được nhắc đến trong câu đồng dao thuộc thời kì Lê sơ
- Yêu cầu số 2: cảm nhận: Dưới thời kì trị vì của vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, đất nước Đại Việt thái bình, đời sống nhân dân no ấm.
Câu 3:
20/07/2024Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Thời nhà Lê sơ, sự kiện trọng đại nào không diễn ra ra năm 1428?
A. Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
B. Quyết định đóng đô ở Thăng Long.
C. Thực hiện cải cách hành chính.
D. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập nhà Lê.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 4:
19/07/2024Đơn vị hành chính thấp nhất ở địa phương của nhà Lê sơ là
A. xã/làng, thôn/bản.
B. xã/thôn/sách/động.
C. tổng/xã/thôn/bản.
D. tổng/làng/thôn/sách.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 5:
21/07/2024Giống với triều đại Lý, Trần, quân đội nhà Lê sơ tiếp tục thi hành chính sách
A. chỉ phát triển bộ binh.
B.“ngụ binh ư nông”.
C. phát triển bộ đội chủ lực.
D. chỉ phát triển thuỷ binh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 6:
22/07/2024“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu ngươi đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” là câu nói của ai?
A. Lê Thánh Tông.
B. Lê Thái Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Hiến Tông.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 7:
21/07/2024Câu nói “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu ngươi đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” thể hiện điều gì?
A. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập của dân tộc.
B. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
C. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta.
D. Khẳng định ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 8:
20/07/2024Trong phát triển kinh tế, nhà Lê đặc biệt coi trọng và khuyến khích sản xuất ngành nào?
A. Thương nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Giao thông.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 9:
20/07/2024Thời Lê, sản xuất thủ công nghiệp đặc biệt phát triển ở ngành nào?
A. Sản xuất tơ lụa theo đơn đặt hàng của thương nhân nước ngoài.
B. Các ngành nghệ thủ công nghiệp mới như làm đồng hồ.
C. Các ngành khai mỏ, sản xuất theo hướng chuyên môn hoá.
D. Sản xuất gốm sứ theo đơn đặt hàng của thương nhân nước ngoài.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Câu 10:
21/07/2024Tôn giáo nào được đề cao dưới thời Lê sơ?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 11:
22/07/2024Dựa vào thông tin trong SGK và hoàn thành các nội dung:
- Hoàn thành sơ đồ:
- Chọn và giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
=> Trả lời:
+ Tên cơ quan: Quốc sử viện
+ Chức năng, nhiệm vụ: là cơ quan ghi chép lịch sử của triều đình phong kiến
- Nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Lê sơ
=> Trả lời: Bộ máy nhà nước thời Lê sơ được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế quan liêu. Đó là mô hình tập trung cao độ quyền lực vào tay vua theo quan điểm Nho giáo.
Câu 12:
23/07/2024Dựa vào thông tin trong SGK để hoàn thành bảng thống kê dưới đây về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
Lĩnh vực |
Biện pháp của nhà nước |
Thành tựu/ hạn chế (nếu có) |
Nông nghiệp |
|
|
Thủ công nghiệp |
|
|
Thương nghiệp |
|
|
Lĩnh vực |
Biện pháp của nhà nước |
Thành tựu/ hạn chế (nếu có) |
Nông nghiệp |
Ban hành nhiều chính sách để khôi phục và phát triển nông nghiệp: + Chính sách quân điền + Cấm giết trâu, bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt. + Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ,… |
- Nông nghiệp phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định. |
Thủ công nghiệp |
- Triều đình lập ra Cục bách tác chuyên về việc đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền, may mũ áo cho quan,… |
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp |
Thương nghiệp |
- Kiểm suát chặt chẽ hoạt động giao thương, buôn bán với nước ngoài |
- Hoạt động thương mại diễn ra tấp nập tại các cửa khẩu |
Câu 13:
21/07/2024Quan sát hình 20.3, 20.4 dưới đây, dựa vào thông tin trong SGK và hoàn thành các nội dung:
- Nhà Lê dựng bia Tiến sĩ có ý nghĩa gì?
- Nêu hiểu biết của em về khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá).
- Nối dữ liệu ở cột A; ở cột B và ở cột C lại với nhau cho phù hợp để thể hiện được nội dung và tên tác giả của các tác phẩm hoặc thành tựu:
Yêu cầu số 1: Ý nghĩa của việc dựng bia Tiến sĩ:
+ Vinh danh những người đỗ đạt
+ Khuyến khích tinh thần học tập trong nhân dân
+ Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với dân, với nước để xứng đáng với bảng vàng
Yêu cầu số 2: giới thiệu di tích Lam Kinh
- Di tích Lam Kinh hiện nay nằm trên địa bàn: thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc)… của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200 héc-ta.
- Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính, là:
+ Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
+ Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; đồng thời là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh;
- Về diện mạo kiến trúc của di tích hiện nay, có thể điểm tới một số công trình tiêu biểu như: chính điện; Thái miếu; Sân rồng; Đông trù; Tả vu, Hữu vu; Tây thất; Cầu Bạch; hồ Như Ánh, Núi Dầu và lăng mộ một số vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê…
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt.
Yêu cầu số 3: Ghép nối
A1 – B1 – C4 |
A2 – B1 – C10 |
A3 – B2 – C6 |
A4 – B1 – C1 |
A5 – B3 – C2 |
A6 – B4 – C3 |
A7 – C9 |
A8 – B5 – C7 |
A9 – B1 – C8 |
A10 – B6 – C5 |
|
|
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400) có đáp án (672 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 15. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 - 1226) có đáp án (521 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407) có đáp án (507 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên có đáp án (467 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) có đáp án (384 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) có đáp án (372 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 CTST Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có đáp án (338 lượt thi)