Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) có đáp án

  • 74 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Dựa vào đoạn tư liệu 14.1 - trang 51 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Nội dung đoạn tư liệu 14.1 phản ánh điều gì?

- Nêu những việc làm thể hfiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Nội dung đoạn tư liệu 14.1 phản ánh về việc làm của Ngô Quyền sau khi lên ngôi vua để củng cố chính quyền độc lập

- Yêu cầu số 2: Những việc làm thể hiện ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền

+ Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

+ Bỏ chức tiết độ sứ

+ Thiết lập bộ chính quyền mới từ trung ương đến địa phương và cử tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng ở địa phương.


Câu 2:

22/07/2024

Quan sát lược đồ 14.3 - trang 52 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

Xem đáp án

- Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất diễn ra như thế nào?

- Trình bày công cuộc thống nhất đất nước và việc thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh.


Câu 10:

17/07/2024

Dựa vào đoạn tư liệu 14.4, quan sát hình 14.5 - trang 52, 53 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước có ý nghĩa như thế nào?

- Đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh qua việc thống nhất đất nước.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước có ý nghĩa: khẳng định vị thế độc lập của nhà nước Đại Cồ Việt

- Yêu cầu số 2: Công lao của Đinh Bộ Lĩnh:

+ Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

+ Ban hành nhiều chính sách nhằm xây dựng chính quyền mới và khẳng định vị thế độc lập của nhà nước Đại Cồ Việt.


Câu 11:

17/07/2024

Quan sát lược đó 14.8 - trang 54 trong SGK Lịch sử và Địa lí 7 (bộ CTST) và hoàn thành các nội dung:

- Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống năm 981,

- Em có nhận xét gì về việc Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống?

Xem đáp án

Yêu cầu số 1:

* Diễn biến chính:

- Đầu năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo hai đường thủy, bộ tấn công nước ta

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn

+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch, quân thủy địch bị đánh bại

- Trên bộ, quân Đại Cồ Việt chặn đánh địch ở Lục đầu Giang, quân bộ không thể kết hợp được với quân thủy, nên bị tổn thất nặng nề

- Quân Đại Cồ Việt thừa thắng xông nên, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại phải rút quân về nước

* Kết quả:

- Cuộc kháng chiến của ta giành thắng lợi

- Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững

Yêu cầu số 2: Nhận xét:

- Trước thế nước lâm nguy và sự suy yếu của nhà Đinh, việc Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua là đúng đắn và phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

- Việc Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo long cổn lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế đã cho thấy sự thông minh, quyết đoán và tinh thần hi sinh lợi ích dòng họ để phục vụ cho lợi ích của dân tộc.


Câu 12:

18/07/2024

Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh và thời Tiền Lê.

Nội dung

Thời Đinh

Thời Tiền Lê

Trung ương

 

 

Địa phương

 

 

Quân đội

 

 

Xem đáp án

Nội dung

Thời Đinh

Thời Tiền Lê

Trung ương

- Vua đứng đầu triều đình, nắm mọi quyêng hành.

- Dưới vua có các chức quan văn, võ và tăng quan

- Vua đứng đầu triều đình, nắm mọi quyêng hành.

- Giúp vua bàn việc nước có thái sư (quan đứng đầu triều) và đại sư (nhầ sư có danh tiếng), bên dưới là các chức quan văn, võ

Địa phương

- Gồm các chấp: sđạo (châu), giáp, xã

- Năm 1002, vua cho đổi đạo thành lộ, phủ, châu, rồi đến giáp.

- Đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã

Quân đội

- Tổ chức quân đội gồm 10 đạo

- Gồm 2 bộ phận: cám quân và quân địa phương

- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.


Bắt đầu thi ngay