Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bộ Kết nối tri thức
Bài 30: Nguyên sinh vật
-
2313 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Quan sát bề mặt ao. Hồ chúng ta thường thấy một lớp váng có màu xanh, vàng hoặc đỏ. Lớp váng đó có chứa nguyên sinh vật. Vậy nguyên sinh vật là gì?
Nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
Câu 2:
18/07/2024Quan sát hình 30.1 và trả lời câu hỏi:
1. Nhận xét về hình dạng của nguyên sinh vật
2. Kể tên các môi trường sống của nguyên sinh vật. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng.
1. Vi sinh vật có rất nhiều hình dạng hết sức đa dạng khác nhau.
2.
- Các môi trường sống của vi sinh vật:
+ Sống tự do (chủ yếu là những nơi có nước hoặc độ ẩm cao)
+ Sống kí sinh bắt buộc
Câu 3:
19/07/2024Nêu các vai trò của nguyên sinh vật đối với tự nhiên và đời sống con người.
Vai trò của nguyên sinh vật:
- Với tự nhiên:
+ Cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước
+ Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn
+ Sống cộng sinh hỗ trợ sự sống của các loài sinh vật khác
- Với con người:
+ Chế biến thành thực phẩm chức năng
+ Dùng làm thức ăn (tảo, rong biển)
+ Dùng trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, chất khử mùi…
Câu 4:
18/07/2024Kể tên một số món ăn được chế biến từ tảo mà em biết.
Một số món ăn được làm từ tảo:
- Thạch
- Soup tảo
- Nước sốt làm từ tảo
Câu 5:
22/07/2024Dựa vào những thông tin về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị ở trên, hãy hoàn thành bảng dựa theo mẫu sau:
| Bệnh sốt rét | Bệnh kiết lị |
Tác nhân gây bệnh | Trùng sốt rét | Amip lị |
Con đường lây bệnh | Qua đường máu | Qua đường tiêu hóa |
Biểu hiện bệnh | Rét run, sốt, đổ mồ hôi | Đau bụng, đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, phân có thể lẫn máu và chất nhày… |
Cách phòng tránh bệnh | - Mắc màn khi ngủ - Dọn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc - Diệt muỗi và bọ gậy | - Ăn chín uống sôi - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng - Hạn chế ăn rau sống |
Câu 6:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
Đáp án: C
Nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Tuy nhiên vẫn có một số loài có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Câu 7:
22/07/2024Trong các sinh vật dưới dây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?
Đáp án: D
Hình (4) là phẩy khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn, không phải là nguyên sinh vật.
Câu 8:
20/07/2024Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
Đáp án: A
Bệnh kiết lị do trùng kiết lị Entamoeba gây nên.
Câu 9:
17/07/2024Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
Đáp án: B
Tảo có diệp lục nên có khả năng quang hợp tạo nguồn oxygen cung cấp cho các động vật dưới nước.
Câu 10:
19/07/2024Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?
Đáp án: D
Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu với vật trung gian truyền bệnh là muỗi Anophen.
Câu 11:
16/07/2024Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
Đáp án: D
Mặc đồ sáng màu không giúp chúng ta tránh khỏi việc bị muỗi đốt nên vẫn có khả năng bị mắc bệnh sốt rét.
Câu 12:
23/07/2024Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
Đáp án: B
Trùng kiết lị có khả năng hình thành bào xác để tránh khỏi các tác động từ môi trường.
Câu 13:
21/07/2024Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?
Đáp án: D
Trùng kiết lị thường kí sinh ở ruột người. Ngoài ra chúng có thể theo máu và gan và gây sưng gan.
Câu 14:
17/07/2024Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
Đáp án: B
Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột người và ăn hồng cầu nên dẫn đến người bệnh bị đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói, ngoài ra có bị đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy.
Câu 15:
20/07/2024Ý nào sau đây không phải là vai trò của nguyên sinh vật với con người?
Đáp án: A
Nguyên sinh vật không sống công sinh với con người.
Bài thi liên quan
-
Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
-
15 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 26: Khóa lưỡng phân
-
7 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 27: Vi khuẩn
-
19 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
-
1 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 29: Virus
-
16 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
-
2 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 32: Nấm
-
17 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
-
3 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 34: Thực vật
-
25 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
-
2 câu hỏi
-
10 phút
-