Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bộ Kết nối tri thức
Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
-
2308 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Khi vào một cửa hàng sách, em sẽ dễ dàng tìm được cuốn sách mình cần tìm vì sách trong cửa hàng đã được sắp xếp thành từng nhóm khác nhau. Vậy để có thể dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?
Các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống bằng cách phân chia sinh giới ra thành hệ thống phân loại các giới và các đơn vị các theo trình tự từ nhỏ đến lớn là:
Loài → Chi → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 2:
16/07/2024Em hãy sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của em thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng.
Các nhóm phân loại:
- Sách giáo khoa: gồm sách giáo khoa các môn
- Sách bài tập: gồm sách bài tập các môn
- Vở bài tập: gồm vở bài tập các môn
- Vở ghi: gồm vở ghi chép các môn
- Bút: gồm các loại bút khác nhau (bút bi, bút chì, bút máy, bút xóa, bút dạ…)
Câu 3:
19/07/2024Việc phân loại đó giúp gì cho em?
Việc phân loại giúp em tìm kiếm được đồ vật muốn dùng một cách nhanh nhất
Câu 4:
18/07/2024Quan sát hình 25.4 và cho biết sinh vật được chia thành những giới nào?
Sinh vật được chia thành hệ thồng năm giới gồm:
- Giới Khởi sinh
- Giới Nguyên sinh
- Giới Nấm
- Giới Thực vật
- Giới Động vật
Câu 5:
17/07/2024Các loài trong hình 25.5 thuộc giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Em hãy sắp xếp các loài trong hình vào các giới cho phù hợp. Nêu lí do vì sao sắp xếp như vậy.
- Cách sắp xếp:
+ Giới Nấm: hình B
+ Giới Thực vật: hình A, hình C
+ Giới Động vật: hình D, hình E, hình G
- Sắp xếp như vậy vì:
+ Hình A và C là các sinh vật tự dưỡng có khả năng quang hợp và không có khả năng di chuyển
+ Hình B là sinh vật sống dị dưỡng hoại sinh và không có khả năng di chuyển
Câu 6:
17/07/2024Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
Đáp án: C
Trên Trái Đất có rất nhiều sinh vật khác nhau. Nếu không có hệ thống phân loại sinh vật sẽ rất khó để xác định vị trí của các loài sinh vật và khó khăn trong việc tìm kiếm chúng giữa các loài sinh vật khác.
Câu 7:
02/11/2024Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới
Đáp án đúng là : C
- Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi hơn để giúp nghiên cứu các sinh vật một cách dễ dàng và có hệ thống.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống
- Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.
- Phân loại sinh vật có những vai trò sau:
+ Giúp xác định được vị trí của các sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật một cách dễ dàng.
+ Cho thấy sự giống và khác nhau giữa các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.
II. Hệ thống phân loại sinh vật
- Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.
- Ngoài ra, thế giới sinh vật còn được phân chia thành các đơn vị phân loại theo từ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống) rồi đến loài.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
Câu 8:
18/07/2024Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?
(1) Đặc điểm tế bào
(2) Mức độ tổ chức cơ thể
(3) Môi trường sống
(4) Kiểu dinh dưỡng
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
Đáp án: C
Người ta không sử dụng vai trò trong tự nhiên và thực tiễn của động vật để phân loại sinh vật.
Câu 9:
20/07/2024Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
Đáp án: A
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới. Cụ thể là: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 10:
16/07/2024Tên phổ thông của các loài được hiểu là?
Đáp án: C
Tên phổ thông của loài là loại tên thường dùng, tên thông dụng của loài đó được sử dụng ở trong danh mục tra cứu.
Câu 11:
17/07/2024Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
Đáp án: D
Thực vật là các sinh vật đa bào nhân thực và có khả năng tự dưỡng.
Câu 12:
20/07/2024Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
Đáp án: D
Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm 5 giới là: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
Câu 13:
22/07/2024Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?
Đáp án: A
Giới khởi sinh gồm các sinh vật đơn bào, nhân sơ nên vi khuẩn lam thuộc giới Khởi sinh.
Câu 14:
16/07/2024Cho hình ảnh sau:
Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
Đáp án: A
- Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.
- Tên khoa học của cây roi là: Syzygium samarangense
Câu 15:
21/07/2024Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?
Đáp án: C
Thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi không được xếp vào nhóm thực vật
Bài thi liên quan
-
Bài 26: Khóa lưỡng phân
-
7 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 27: Vi khuẩn
-
19 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
-
1 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 29: Virus
-
16 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 30: Nguyên sinh vật
-
15 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
-
2 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 32: Nấm
-
17 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
-
3 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 34: Thực vật
-
25 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
-
2 câu hỏi
-
10 phút
-