Trang chủ Lớp 11 Toán Giải SBT Toán 11 CTST Bài 1. Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Giải SBT Toán 11 CTST Bài 1. Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Giải SBT Toán 11 CTST Bài 1. Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

  • 43 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Cho hình chóp S.ABCDABCD là hình thang đáy lớn AD. Gọi E, F lần lượt là hai điểm trên hai cạnh SB, SD.

a) Tìm giao điểm của EF với (SAC).

b) Tìm giao điểm của BC với (AEF).

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thang đáy lớn AD. Gọi E, F lần lượt là hai điểm trên hai cạnh SB, SD. a) Tìm giao điểm của EF với (SAC). b) Tìm giao điểm của BC với (AEF). (ảnh 1)

a) Trong mặt phẳng (ABCD), gọi O = AC ∩ BD.

Ta có O AC, AC (SAC) nên O (SAC)

          O BD, BD (SBD) nên O (SBD)

Do đó O (SAC) ∩ (SBD)

Lại có S (SAC) và S (SBD) nên S (SAC) ∩ (SBD)

Suy ra (SAC) (SBD) = SO.

Trong mặt phẳng (SBD), gọi I = EF ∩ SO.

Ta có I SO, SO (SAC) nên I (SAC)

Vậy EF ∩ (SAC) = I.

b) Trong mặt phẳng (SBD), gọi K = EF ∩ BD.

Ta có K EF, EF (AEF) nên K (AEF);

          K BD, BD (ABCD) nên K (ABCD)

Do đó K (ABCD) ∩ (AEF).

Lại có A (ABCD) (AEF) nên A = (ABCD) ∩ (AEF).

Suy ra (ABCD) ∩ (AEF) = AK.

Trong mặt phẳng (ABCD), gọi H = BC ∩ AK.

Ta có H AK, AK (AEF) nên H (AEF).

Vậy BC ∩ (AEF) = H.


Câu 2:

21/07/2024

Cho hình chóp S.ABCD. Gọi D, E, F lần lượt là ba điểm trên ba cạnh SA, SB, SC sao cho DE cắt AB tại I, EF cắt BC tại J, FD cắt CA tại K. Chứng minh ba điểm I, J, K thẳng hàng.

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD. Gọi D, E, F lần lượt là ba điểm trên ba cạnh SA, SB, SC sao cho DE cắt AB tại I, EF cắt BC tại J, FD cắt CA tại K. Chứng minh ba điểm I, J, K thẳng hàng. (ảnh 1)

Ta có: I là giao điểm của DE và AB.

Suy ra:

I DE, mà DE (DEF) nên I (DEF);

I AB, mà AB (ABC) nên I (ABC).

Do đó I (DEF) ∩ (ABC).

Tương tự, ta có J, K cũng thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng (DEF), (ABC).

Vậy I, J, K thẳng hàng.


Câu 3:

11/10/2024

Cho tứ diện ABCD. Gọi E, F, G lần lượt là các điểm thuộc ba cạnh AB, AC, BD sao cho EF cắt BC tại I, AD cắt EG tại H. Chứng minh ba đường thẳng CD, IG, HF cùng đi qua một điểm.

Xem đáp án
* Phương pháp giải:
 

- Để chứng minh ba đường thẳng đồng quy ta có thể làm theo những cách sau:

 + Cách 1: chứng minh giao điểm của hai đường này là điểm chung của hai mặt phẳng mà giao tuyến là đường thẳng thứ ba

+ Cách 2: Dựa vào định lí: Ba mặt phẳng phân biệt cắt nhau theo ba giao tuyến khi đó; ba giao tuyến đó đồng quy hoặc đôi một song song

 
* Lời giải:
 
Cho tứ diện ABCD. Gọi E, F, G lần lượt là các điểm thuộc ba cạnh AB, AC, BD sao cho EF cắt BC tại I, AD cắt EG tại H. Chứng minh ba đường thẳng CD, IG, HF cùng đi qua một điểm. (ảnh 1)

Gọi O là giao điểm của HF và IG.

Ta có:

O HF, mà HF (ACD), suy ra O (ACD);

O IG, mà IG (BCD), suy ra O (BCD).

Do đó, O (ACD) ∩ (BCD) (1)

Mặt khác, (ACD) ∩ (BCD) = CD (2)

Từ (1) và (2), suy ra O CD.

Lại có O = HF IG nên O là giao điểm của ba đường thẳng CD, IG, HF.

Vậy ba đường thẳng CD, IG, HF cùng đi qua một điểm.

* Một số lý thuyết và bài tập liên quan: 

- Định nghĩa về ba đường thẳng đồng quy được diễn giải như sau: “Cho ba đường thẳng lần lượt là a, b, c không trùng với nhau. Nếu ba đường thẳng a,b,c cùng đi qua một điểm O nào đó thì ta sẽ gọi đó là đồng quy.

VD: Cho ba đường thẳng d1, d2, d3 không cùng nằm trong một mặt phẳng và cắt nhau từng đôi một. Chứng minh ba đường thẳng trên đồng quy.

Lời giải:

Gọi d1, d2, d3 là ba đường thẳng đã cho.

Gọi I=d1d2 suy ra  Id1Id2

Ta chứng minh Id3. Thật vậy,

Gọi (β) là mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau d1, d3.

(γ) là mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau d2, d3.

Do ba đường thẳng không cùng nằm trong một mặt phẳng nên (β) và (γ) phân biệt.

Ngoài ra d3(β)d3(γ) suy ra (β)(γ)=d3

Id1(β) suy ra  I(β)=d1,d3

Id2(γ) suy ra  I(γ)=d2,d3

Từ đó suy ra,  I(β)(γ)=d3

Vậy d1, d2, d3 đồng quy.

Cách khác:

Gọi (P) là mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau d1, d2

Goi d3d1=M;d3d2=N.

Md1, mà d1(P) suy ra M(P)

Nd2, mà d2(P) suy ra N(P)

Nếu MN suy ra d3 có hai điểm M, N cùng thuộc (P)

Suy ra d3(P)

Suy ra d1, d2, d3 đồng phẳng (trái với giả thiết d1, d2, d3 không đồng phẳng)

Suy ra MN là điểm thuộc cả d1, d2, d3

Vậy d1, d2, d3 đồng quy.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng có đáp án (Nhận biết)

100 câu trắc nghiệm Đường thẳng, Mặt phẳng trong không gian nâng cao (phần 1) 

50 bài tập Đại cương về đường thẳng (có đáp án 2024) và cách giải

 


Câu 4:

13/07/2024

Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AB, AC, BD lần lượt lấy các điểm E, F, G sao cho EB > AE, AF > FC, BG > GD. Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng (EFG)(ACD), (EFG)(BCD), (EFG)(ABD).

Xem đáp án
Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AB, AC, BD lần lượt lấy các điểm E, F, G sao cho EB > AE, AF > FC, BG > GD. Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng (EFG) và (ACD), (EFG) và (BCD), (EFG) và (ABD). (ảnh 1)

Ta có EF (ABC) và EF (EFG) nên (EFG) ∩ (ABC) = EF.

Trong mặt phẳng (ABC), gọi I là giao điểm của EF và BC.

Trong mặt phẳng (BCD), gọi H là giao điểm của IG và CD.

Ta có H IG, mà IG (EFG) nên H (EFG)

Lại có F (EFG) nên FH (EFG) (1)

Ta cũng có F AC, mà AC (ACD)

                  H CD, mà CD (ACD)

Do đó FH (ACD) (2)

Từ (1) và (2) suy ra (EFG) ∩ (ACD) = FH.

Tương tự, ta cũng có:

HG (EFG) và HG (BCD) nên (EFG) ∩ (BCD) = HG;

GE (EFG) và GE (ABD) nên (EFG) ∩ (ABD) = GE.

Vậy (EFG) ∩ (ACD) = FH, (EFG) ∩ (BCD) = HG, (EFG) ∩ (ABD) = GE.


Bắt đầu thi ngay