Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 6: Sinh học vi sinh vật
Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 6: Sinh học vi sinh vật
-
111 lượt thi
-
89 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm vi sinh vật ?
A. Nấm hương.
B. Vi khuẩn lactic.
B. Tảo silic.
D. Trùng roi.
Đáp án đúng là: A
- Nấm hương thuộc giới Nấm. Nhưng phần lớn các nấm có kích thước nhỏ (vi nấm) không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mới được xếp vào nhóm vi sinh vật.
Câu 2:
22/07/2024Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nhóm vi sinh vật?
A. Sinh trưởng nhanh.
B. Phân bố rộng.
C. Sinh sản nhanh.
D. Sinh khối nhỏ.
Đáp án đúng là: D
- Đặc điểm của nhóm vi sinh vật là : Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh và phân bố rộng.
Câu 3:
18/07/2024Sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật là
A. sự tăng kích thước cơ thể.
B. sự tăng kích thước tế bào.
C. sự tăng số lượng tế bào.
D. sự tăng khối lượng tế bào.
Đáp án đúng là: C
- Sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.
Câu 4:
20/07/2024Nhóm vi sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật nhân sơ?
A. Tảo đơn bào, nguyên sinh động vật.
B. Vi nấm, động vật đa bào kích thước hiển vi.
C. Vi nấm, vi tảo, vi khuẩn.
D. Vi khuẩn, Archaea.
Đáp án đúng là: D
- Nhóm vi sinh vật nhân sơ gồm : Archaea và vi khuẩn.
- Nhóm vi sinh vật nhân thực gồm :
+ Nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh.
+ Vi nấm, vi tảo và động vật đa bào kích thước hiển vi.
Câu 5:
20/07/2024Nhóm sinh vật nào sau đây có số lượng nhiều nhất trên Trái Đất?
A. Vi khuẩn.
B. Tảo.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Nấm.
Đáp án đúng là: A
- Trong các nhóm vi sinh vật, vi khuẩn là nhóm có số lượng lớn nhất (chiếm khoảng ½ sinh khối trên Trái Đất).
Câu 6:
21/07/2024Có bao nhiêu ý sau đây là đúng khi nói về các vi sinh vật cực đoan?
(1) Là nhóm vi sinh vật có khả năng sống được trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
(2) Hầu hết chúng thuộc nhóm Archaea.
(3) Chúng có khả năng chịu được độ mặn rất cao nhưng lại không thể sống ở dưới đáy biển sâu.
(4) Đa số chúng là sinh vật nhân thực.
A. (1), (3).
B. (1), (5).
C. (1), (2).
D. (4), (5).
Đáp án đúng là: C
- Hầu hết vi sinh vật cực đoan thuộc nhóm Archaea là sinh vật nhân sơ, có thể sống được trong các điều kiện môi trường rất khắc nghiệt, chúng được chia làm các nhóm: ưa nhiệt, ưa muối, ưa kiềm và ưa toan.
Câu 7:
15/07/2024Các vi sinh vật tự dưỡng có khả năng
A. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ.
B. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ ánh sáng mặt trời và hệ sắc tố quang hợp.
C. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ các phản ứng oxy hóa các chất vô cơ.
D. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ nguồn năng lượng ánh sáng và các chất vô cơ.
Đáp án đúng là: A
- Vi sinh vật tự dưỡng là những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết từ các chất vô cơ.
Câu 8:
18/07/2024Các vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thuộc nhóm
A. hóa tự dưỡng.
B. quang tự dưỡng.
C. hóa dị dưỡng.
D. quang dị dưỡng.
Đáp án đúng là: B
- Các vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thuộc nhóm quang tự dưỡng.
Câu 9:
18/07/2024Sinh vật hóa dưỡng có đặc điểm nào sau đây?
A. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ.
B. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.
C. Sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng oxy hóa khử.
D. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.
Đáp án đúng là: D
- Sinh vật hóa dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất hóa học vô cơ (H2S, NH3 hoặc Fe2+) hoặc chất hữu cơ.
Câu 10:
23/07/2024Nguồn năng lượng của các sinh vật quang dưỡng là
A. các chất vô cơ.
B. các chất hữu cơ.
C. ánh sáng.
D. các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.
Đáp án đúng là: C
- Nguồn năng lượng của các sinh vật quang dưỡng là ánh sáng.
Câu 11:
13/07/2024Nhóm sinh vật nào dưới đây có nguồn năng lượng và carbon đều là chất hữu cơ?
A. Quang tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Hóa dị dưỡng.
D. Hóa tự dưỡng.
Đáp án đúng là: C
- Sinh vật hóa dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn carbon đều là chất hữu cơ.
Câu 12:
18/07/2024Điền các cụm từ thích hợp thay cho các số trong sơ đồ phân chia các nhóm vi sinh vật dưới đây:
- (1) – Vi sinh vật nhân thực.
- (2) – Nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh.
- (3) – Archaea.
Câu 13:
18/07/2024Quan sát cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương trong hình dưới đây, hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng.
A. Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào gồm nhiều lớp peptidoglycan, còn thành tế bào vi khuẩn Gram âm chỉ có một lớp mỏng peptidoglycan.
B. Các kênh protein có cả ở thành tế bào vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
C. Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm dày, còn thành tế bào của vi khuẩn Gram dương mỏng.
D. Vi khuẩn Gram âm có thành tế bào cấu tạo chủ yếu từ peptidoglycan, trong khi vi khuẩn Gram dương có thành tế bào cấu tạo chủ yếu từ phospholipid.
Đáp án đúng là: A
- Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương có lớp peptidoglycan dày hơn vi khuẩn Gram âm nhiều lần.
Câu 14:
13/07/2024Loại sinh vật nào có thể sử dụng các chất hóa học vô cơ làm nguồn năng lượng và nguồn carbon?
A. Quang tự dưỡng.
B. Hóa tự dưỡng.
C. Quang dị dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng.
Đáp án đúng là: B
- Sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn carbon là chất hóa học vô cơ.
Câu 15:
10/07/2024Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp và kết quả vào cột C.
Cột A – Hình thức dinh dưỡng |
Cột B – Nguồn năng lượng và nguồn carbon |
Cột C – Câu trả lời |
1. Quang tự dưỡng |
a) Chất vô cơ và CO2, HCO3- hoặc các chất tương tự |
1- |
2. Quang dị dưỡng |
b) Ánh sáng và CO2, HCO3- hoặc các chất tương tự |
2- |
3. Hóa tự dưỡng |
c) Ánh sáng và chất hữu cơ |
3- |
4. Hóa dị dưỡng |
d) Chất hữu cơ |
4- |
Cột A – Hình thức dinh dưỡng |
Cột B – Nguồn năng lượng và nguồn carbon |
Cột C – Câu trả lời |
1. Quang tự dưỡng |
a) Chất vô cơ và CO2, HCO3- hoặc các chất tương tự |
1- b |
2. Quang dị dưỡng |
b) Ánh sáng và CO2, HCO3- hoặc các chất tương tự |
2- c |
3. Hóa tự dưỡng |
c) Ánh sáng và chất hữu cơ |
3- a |
4. Hóa dị dưỡng |
d) Chất hữu cơ |
4- d |
Câu 16:
29/06/2024Điền chữ Đ (Đúng), chữ S (sai) vào ô phù hợp bên cạnh các phát biểu sau:
Phát biểu |
Đúng/ Sai |
a) Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi |
|
b) Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh |
|
c) Vi sinh vật thích ứng nhanh với điều kiện môi trường |
|
d) Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng tự dưỡng |
|
e) Phạm vi phân bố của vi sinh vật rất rộng |
|
g) Vi sinh vật chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt |
|
Phát biểu |
Đúng/ Sai |
a) Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi |
Đúng |
b) Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh |
Đúng |
c) Vi sinh vật thích ứng nhanh với điều kiện môi trường |
Đúng |
d) Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng tự dưỡng |
Sai |
e) Phạm vi phân bố của vi sinh vật rất rộng |
Đúng |
g) Vi sinh vật chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt |
Sai |
Câu 17:
08/07/2024Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ (…) được đánh số trong các câu sau:
Các nhà khoa học nghi ngờ trong một mẫu đất có một loại vi sinh vật có khả năng sinh kháng sinh. Để bắt đầu nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp (1)… …. để tách vi sinh vật có trong đất thành các (2) … …. . mọc riêng rẽ trên môi trường thạch mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường. Sau đó, vi sinh vật được (3) … …. trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
- (1) – Phân lập.
- (2) – Khuẩn lạc.
- (3) – Nuôi cấy.
Câu 18:
10/07/2024Để xác định vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm hay Gram dương, làm cơ sở cho việc sử dụng thuốc điều trị phù hợp, nâng cao hiệu quả chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Nhuộm đơn.
B. Soi tươi.
C. Nhuộm Gram.
D. Nhuộm kép.
Đáp án đúng là: C
- Nhuộm Gram : Đây là phương pháp được sử dụng để phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Nhuộm Gram sử dụng bốn loại thuốc thử khác nhau : tím kết tinh, iodine, ethyl alcohol 95% và fuchsin.
Câu 19:
13/07/2024Sắp xếp các bước trong quy trình nhuộm Gram dưới đây theo đúng trình tự và chú thích vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương vào hình.
1. Nhuộm bằng dung dịch tím kết tinh |
2. Rửa bằng cồn 90% |
3. Nhuộm iodine |
4. Nhuộm Fucshin màu đỏ |
- Các bước trong quy trình nhuộm Gram theo đúng trình tự là:
Nhuộm bằng dung dịch tím kết tinh → Nhuộm iodine → Rửa bằng cồn 90% → Nhuộm Fuchsin màu đỏ.
Câu 20:
23/07/2024Vi khuẩn nitrate sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn carbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là
A. quang dị dưỡng.
B. hóa dị dưỡng.
C. quang tự dưỡng.
D. hóa tự dưỡng.
Đáp án đúng là: D
- Vi khuẩn nitrate sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng → nên đây không phải là sinh vật quang dưỡng, mà là sinh vật hóa dưỡng. Chúng sử dụng nguồn carbon chủ yếu là CO2 → nên hình thức dinh dưỡng của chúng là hóa tự dưỡng.
Câu 21:
21/07/2024Vi khuẩn quang dị dưỡng sử dụng
A. ánh sáng làm nguồn năng lượng và CO2 làm nguồn cacrbon.
B. ánh sáng làm nguồn năng lượng và chất hữu cơ làm nguồn carbon.
C. N2 làm nguồn năng lượng và CO2 làm nguồn carbon.
D. CO2 vừa là nguồn năng lượng vừa là nguồn carbon.
Đáp án đúng là: B
- Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ.
Câu 22:
16/07/2024Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: D
- Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu, người ta phân chia làm 4 nhóm vi sinh vật:
+ Quang tự dưỡng.
+ Hóa tự dưỡng.
+ Quang dị dưỡng.
+ Hóa dị dưỡng.
Câu 23:
14/07/2024Thành phần nào sau đây của tế bào vi khuẩn quyết định kết quả nhuộm Gram?
A. Màng tế bào.
B. Lông và roi.
C. Lông nhung và pill.
D. Peptidoglycan.
Đáp án đúng là: D
- Sự khác nhau về màu sắc của kết quả nhuộm Gram giữa hai nhóm vi khuẩn này là do cấu tạo của thành tế bào. Thành tế bào vi khuẩn Gram dương có lớp peptidoglycan dày hơn vi khuẩn Gram âm nhiều lần, do đó chúng giữ lại thuốc nhuộm màu tím ở lần nhuộm đầu tiên mà không bị rửa trôi bởi cồn, trong khi vi khuẩn Gram âm có cấu tạo thành với lớp peptidoglycan mỏng nên thuốc nhuộm màu tím dễ bị rửa trôi bằng cồn để bắt màu đỏ trong lần nhuộm thứ hai.
Câu 24:
20/07/2024Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân sơ?
A. Cố định đạm.
B. Sinh sản phân đôi.
C. Quang hợp.
D. Sinh sản nảy chồi.
Đáp án đúng là: A
- Vi sinh vật cố định đạm hay còn gọi là vi sinh vật cố định nito là các vi sinh vật nhân sơ.
Câu 25:
20/07/2024Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc có bao nhiêu sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: B
- Nấm men, vi khuẩn lactic, nấm mốc là sinh vật dị dưỡng.
- Tảo, vi khuẩn lam là sinh vật tự dưỡng.
Câu 26:
13/07/2024Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách nào?
A. Nhập bào.
B. Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
C. Vận chuyển qua các kênh trên màng.
D. Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.
Đáp án đúng là: D
- Vi sinh vật tiết các enzyme ra bên ngoài tế bào để phân giải chất hữu cơ phức tạp (protein, đường đa, lipid, nucleic acid) thành các chất hữu cơ đơn giản rồi mới hấp thụ chúng vào trong tế bào.
Câu 27:
20/07/2024Điền vào chỗ (…) trong câu sau:
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về … … … … trong quần thể.
- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể.
Câu 28:
19/07/2024Ở một loài vi khuẩn, nếu bắt đầu nuôi 1300 tế bào thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 10 400 tế bào. Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên.
Sau n lần phân chia từ 1300 tế bào ban đầu, trong thời gian 3 giờ, số tế bào tạo thành là 10 400 tế bào, ta có:
Nt = N0 x 2n
ó 10400 = 1300 x 2n
=> n = 3 =>Số thế hệ là 3 thế hệ.
Thời gian thế hệ:
g = = = 60 (phút).
Câu 29:
21/07/2024Môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật.
B. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới.
C. môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
D. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Đáp án đúng là: D
- Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Câu 30:
21/07/2024Môi trường nuôi cấy liên tục là
A. môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật.
B. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới.
C. môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
D. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Đáp án đúng là: C
- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
Câu 31:
21/07/2024Trong nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của vi khuẩn gồm mấy pha cơ bản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: D
- Trong nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của vi khuẩn bao gồm 4 pha cơ bản: Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
Câu 32:
20/07/2024Tại sao ở pha suy vong, số lượng tế bào trong quần thể lại giảm?
Ở pha suy vong, số lượng tế bào trong quần thể giảm vì
- Do không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng, nên chất dinh dưỡng trong môi trường cạn kiệt. Các chất độc hại tích lũy, số lượng tế bào chết đi nhiều hơn số tế bào được tạo thành. Vì vậy số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần trong pha suy vong.
Câu 33:
14/07/2024Trong nuôi cấy liên tục, sự gia tăng kích thước của quần thể theo thời gian có dạng đồ thị nào?
A. Parabol.
B. Đối xứng.
C. Chữ S.
D. Chữ M.
Đáp án đúng là: C
- Trong nuôi cấy liên tục, sự gia tăng kích thước của quần thể theo thời gian có dạng hình chữ S.
Câu 34:
13/07/2024Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giữa pha lũy thừa.
B. Cuối pha cân bằng.
C. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.
D. Đầu pha suy vong.
Đáp án đúng là: C
- Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng vì số lượng tế bào đạt tới cực đại, mà lượng chất thải cũng chưa lớn.
Câu 35:
11/07/2024Quan sát hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy nào ?
a) Đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục.
Câu 36:
21/07/2024b) Chú thích cho các pha được đánh số trên hình và nêu đặc điểm của mỗi pha.
b) Chú thích và đặc điểm của mỗi pha:
- (1) – Pha tiềm phát: Tính từ khi vi khuẩn được nuôi cấy cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng (phân chia). Ở pha này, vi khuẩn thích nghi với môi trường, tổng hợp vật chất chuẩn bị cho sự phân chia.
- (2) – Pha lũy thừa: Vi sinh vật phân chia mạnh mẽ theo tiềm năng, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt cực đại ở cuối pha.
- (3) – Pha cân bằng: Dinh dưỡng trong môi trường giảm, chất độc hại tăng. Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Lượng tế bào sinh ra bằng lượng tế bào chết đi.
- (4) – Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều.
Câu 37:
20/07/2024Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất ?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha lũy thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Đáp án đúng là: C
- Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha cân bằng có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất.
Câu 38:
19/07/2024Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có số lượng vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh nhất?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha lũy thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Đáp án đúng là: B
- Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha lũy thừa có số lượng vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh nhất.
Câu 39:
07/07/2024Biện pháp ướp muối, ướp đường để bảo quản thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây tới sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?
A. Chất dinh dưỡng.
B. Độ ẩm.
C. Độ pH.
D. Áp suất thẩm thấu.
Đáp án đúng là: D
- Biện pháp ướp muối, ướp đường để bảo quản thực phẩm là ứng dụng hiểu biết về ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu tới sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được.
Câu 40:
14/07/2024Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật ?
A. Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vi sinh vật.
B. Ướp muối, ướp đường thực phẩm.
C. Phơi khô, sấy khô thực phẩm.
D. Lên men.
Đáp án đúng là: C
- Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô.
Câu 41:
19/07/2024Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là
A. phân đôi.
B. nảy chồi.
C. hình thành bào tử.
D. phân mảnh.
Đáp án đúng là: A
- Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật, trong đó một tế bào mẹ phân chia thành hai tế bào con giống nhau.
Câu 42:
16/07/2024Tìm từ thích hợp điền vào chỗ (…) trong câu sau :
a) Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi … … … … … … … …
a) vô tính.
Câu 43:
23/07/2024b) Hình thức sinh sản phổ biến ở nấm là sinh sản bằng … … … … …. ….
b) bào tử.
Câu 44:
22/07/2024Hình dạng của vi khuẩn được xác định bởi
A. plasmid.
B. thành tế bào.
C. khả năng hình thành bào tử.
D. bộ xương tế bào nằm trong tế bào chất.
Đáp án đúng là: B
- Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thước nhất định, là do thành tế bào của vi khuẩn quyết định.
Câu 45:
13/07/2024Quá trình nào sau đây liên quan đến sự hợp tác trao đổi chất giữa các tế bào nhân sơ?
A. Phân đôi.
B. Hình thành nội bào tử.
C. Hình thành màng sinh học.
D. Quang tự dưỡng.
Đáp án đúng là: C
- Hình thành màng sinh học liên quan đến sự hợp tác trao đổi chất giữa các tế bào nhân sơ.
Câu 46:
17/07/2024Quá trình quang hợp giải phóng O2 xảy ra ở
A. vi khuẩn lam.
B. Archaea.
C. vi khuẩn Gram dương.
D. vi khuẩn hóa tự dưỡng.
Đáp án đúng là: A
- Vi khuẩn lam là nhóm sinh vật có khả năng quang hợp giải phóng O2.
Câu 47:
18/07/2024Vi sinh vật được phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật, các nhà khoa học thường sử dụng các đặc điểm nào sau đây?
A. Đặc điểm hóa sinh, DNA, RNA.
B. Đặc điểm về hình thái tế bào.
C. Đặc điểm về hình thái khuẩn lạc.
D. Đặc điểm sinh sản.
Đáp án đúng là: A
- Vi sinh vật được phân loại dựa vào đặc điểm cấu trúc, hình thái khác nhau, hình dạng và màu sắc khuẩn lạc khi đem phân lập và nuôi cấy.
- Để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật, các nhà khoa học phân tích về đặc điểm hóa sinh cũng như sinh học phân tử (DNA, RNA).
Câu 48:
21/07/2024Để sát khuẩn ngoài da, em cần sử dụng loại hóa chất nào sau đây?
A. Hợp chất phenol.
B. Hợp chất kim loại nặng.
C. Fomaldehyde.
D. Cồn iodine.
Đáp án đúng là: D
- Để sát khuẩn ngoài da, cần sử dụng hóa chất là cồn iodine. Iodine là một chất sát khuẩn, làm lành vết thương, được ứng dụng để diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện.
Câu 49:
20/07/2024Phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải ở vi sinh vật vì quá trình này
A. giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.
B. tạo ra các chất đơn giản để vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.
C. tạo ra đại phân tử hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.
D. tạo ra các enzyme nội bào cho vi sinh vật.
Đáp án đúng là: B
- Phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải ở vi sinh vật vì quá trình này tạo ra các chất đơn giản để vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.
Câu 50:
21/07/2024Dựa vào chu trình N2 dưới đây, em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là không đúng.
A. Vi khuẩn cố định đạm tồn tại trong các nốt sần ở rễ cây họ Đậu và trong đất.
B. Vi khuẩn phản nitrate hóa chuyển hóa nitrate (NO3-) thành khí nitrogen (N2).
C. Quá trình amoni hóa là quá trình ion amoni (NH4+) được giải phóng từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
D. Nitrate hóa là quá trình nitrite (NO2-) được chuyển thành ion amoni (NH4+).
Đáp án đúng là: D
- Nitrate hóa là quá trình chuyển đổi (NH4) thành nitrite (NO2-), sau đó nitrite (NO2-) được chuyển thành nitrate (NO3-).
Câu 51:
13/07/2024Những vi sinh vật đầu tiên cung cấp khí oxygen cho bầu khí quyển là
A. vi khuẩn lam.
B. vi sinh vật quang dưỡng.
C. vi sinh vật kị khí.
D. vi sinh vật tự dưỡng.
Đáp án đúng là: A
- Khí oxygen được tạo ra đầu tiên hơn 2 tỉ năm trước bởi vi khuẩn lam, trước đó khí quyển Trái Đất hoàn toàn không có oxygen và mọi dạng sống đều là kị khí.
Câu 52:
22/07/2024Vi khuẩn tạo ra hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố là … … … …, còn ngoại độc tố đó là … … … … ……
A. một phần của vi khuẩn; chất hóa học khuếch tán ra khỏi vi khuẩn.
B. được tiêm vào tế bào chủ; tiết ra trên bề mặt của tế bào chủ.
C. chất hóa học nhắm vào đường tiêu hóa của vật chủ; chất hóa học nhắm vào lớp bao phủ bên ngoài của vật chủ (ví dụ: da).
D. được giải phóng khi vi khuẩn còn sống; được giải phóng khi vi khuẩn chết.
Đáp án đúng là: A
- Vi khuẩn tạo ra hai loại độc tố: Nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố là một phần của vi khuẩn, còn ngoại độc tố là chất hóa học khuếch tán ra khỏi vi khuẩn.
Câu 53:
17/07/2024Vì sao vi sinh vật phát triển rất nhanh?
A. Do có cấu tạo phức tạp, tốc độ sinh sản nhanh.
B. Do hấp thụ các chất chậm nhưng tốc độ chuyển hóa nhanh.
C. Do quá trình hấp thụ, chuyển hóa vật chất, năng lượng, sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.
D. Do quá trình hấp thụ, chuyển hóa vật chất, năng lượng chậm nhưng quá trình sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.
Đáp án đúng là: C
- Vi sinh vật phát triển rất nhanh vì do chúng có quá trình hấp thu, chuyển hóa vật chất, năng lượng, sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh.
Câu 54:
20/07/2024Xác định tính đúng sai của các nhận định bằng cách điền chữ Đ (Đúng), chữ S (sai) vào cột trống trong bảng sau:
Nhận định |
Đúng/Sai |
a) Nhờ hoạt động của lipase do vi khuẩn tiết ra, xác thực vật được chuyển thành các chất dinh dưỡng trong đất. |
|
b) Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình có mối quan hệ chặt chẽ. |
|
c) Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình độc lập, không có mối quan hệ nào với nhau. |
|
d) Nhờ quá trình tổng hợp và phân giải diễn ra với tốc độ nhanh, vi sinh vật có thể phát triển mạnh mẽ. |
|
Nhận định |
Đúng/Sai |
a) Nhờ hoạt động của lipase do vi khuẩn tiết ra, xác thực vật được chuyển thành các chất dinh dưỡng trong đất. |
Sai |
b) Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình có mối quan hệ chặt chẽ. |
Đúng |
c) Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình độc lập, không có mối quan hệ nào với nhau. |
Sai |
d) Nhờ quá trình tổng hợp và phân giải diễn ra với tốc độ nhanh, vi sinh vật có thể phát triển mạnh mẽ. |
Đúng |
Câu 55:
21/07/2024Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trên nguồn cơ chất nào?
A. Lipid.
B. Lactose.
C. Polysaccharide.
D. Protein.
Đáp án đúng là: D
- Để sản xuất nước tương, nước mắm, con người đã sử dụng các enzyme ngoại bào do các vi sinh vật sinh ra để phân giải các protein có trong thực phẩm như đậu nành và cá.
Câu 56:
21/07/2024Những quá trình sản xuất nào sau đây là ứng dụng quá trình tổng hợp của vi sinh vật?
(1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).
(2) Sản xuất rượu; tương; cà, dưa muối.
(3) Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm, …).
(4) Sản xuất nem chua, nước mắm.
A. (1), (3).
B. (2), (3).
C. (1), (2).
D. (3), (4).
Đáp án đúng là: A
- Sản xuất rượu; tương; cà, dưa muối, nem chua, nước mắm là ứng dụng của quá trình phân giải của vi sinh vật.
Câu 57:
21/07/2024Trâu bò tiêu hóa được rơm rạ, mối tiêu hóa được gỗ là do trong dạ dày 4 túi của trâu bò và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzyme gì trong các enzyme sau?
A. Protease.
B. Lipase.
C. Cellulase.
D. Amylase.
Đáp án đúng là: C
- Rơm rạ, gỗ đều có thành phần cellulose ở thành tế bào, để tiêu hóa được cellulose thì cần có enzyme cellulase.
Câu 58:
15/07/2024Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên?
A. Đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
B. Phân giải chất thải làm giàu chất dinh dưỡng trong đất.
C. Cộng sinh với các loài khác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó.
D. Cung cấp oxygen và chất hữu cơ cho toàn bộ sinh giới.
Đáp án đúng là: D
- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng nhưng không phải cho toàn bộ sinh giới.
Câu 59:
09/07/2024Cho các hiện tượng sau: rau cải có vị chua sau khi muối; quần áo bị mốc đen; bánh mì nở phồng khi nướng; thực phẩm bị mốc, thối; thùng rác bốc mùi khó chịu, vết thương mưng mủ, dịch sữa lỏng chuyển thành đặc, sữa chua có vị chua và mùi thơm dịu, hiện tượng nước thải trở nên trong và mất mùi khi qua các bể xử lí. Sắp xếp các hiện tượng trên vào đúng nhóm trong bảng sau:
Lợi ích của vi sinh vật |
Tác hại của vi sinh vật |
|
|
Lợi ích của vi sinh vật |
Tác hại của vi sinh vật |
Rau cải có vị chua khi muối, bánh mì nở phồng khi nướng, dịch sữa lỏng chuyển thành đặc, sữa chua có vị chua và mùi thơm dịu, hiện tượng nước thải trở nên trong và mất múi khi qua các bể xử lí. |
Quần áo bị mốc đen, thực phẩm bị mốc, thối, thùng rác bốc mùi khó chịu, vết thương mưng mủ. |
Câu 60:
21/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm.
B. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho người, vật nuôi và thực vật.
C. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.
D. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường.
Đáp án đúng là: D
- Vi sinh vật phân giải các chất thải, đặc biệt là chất thải độc hại như nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 61:
21/07/2024Khẳng định nào dưới đây sai?
A. Một số vi sinh vật được dùng trong sản xuất bánh mì, rượu, bia, sữa chua, nước mắm, …
B. Vi khuẩn mang lại những lợi ích lớn về kinh tế.
C. Các vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ và hợp chất gây ô nhiễm trong nước thải, giải quyết được vấn đề xử lí nước thải trong công nghiệp.
D. Trong tự nhiên, vi sinh vật dị dưỡng tạo ra oxygen và chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
Đáp án đúng là: D
- Trong tự nhiên, vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.
Câu 62:
13/07/2024Xác định tính đúng sai của các nhận định dưới đây bằng cách điền chữ Đ (Đúng), chữ S (Sai) vào cột trống trong bảng sau:
Nhận định |
Đúng/Sai |
1. Tất cả các thành phần hay sản phẩm của vi sinh vật đều có thể được phân giải bởi một sinh vật nào đó. |
|
2. Con người sử dụng các vi sinh vật có lợi trong việc tổng hợp một số đại phân tử thiết yếu. |
|
3. Các vi sinh vật trong đất đã tham gia vào hai chu trình quyết định cho sự tồn tại của sự sống, đó là chu trình carbon và nitrogen. |
|
4. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzyme cellulase tiêu hóa cellulose; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản. |
|
5. Vi sinh vật cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho động vật nhai lại. |
|
6. Vi khuẩn làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm ải đất giúp cho cây trồng phát triển. |
|
7. Con người sử dụng vi sinh vật trong sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine … trên quy mô nhỏ. |
|
Nhận định |
Đúng/Sai |
1. Tất cả các thành phần hay sản phẩm của vi sinh vật đều có thể được phân giải bởi một sinh vật nào đó. |
Đúng |
2. Con người sử dụng các vi sinh vật có lợi trong việc tổng hợp một số đại phân tử thiết yếu. |
Đúng |
3. Các vi sinh vật trong đất đã tham gia vào hai chu trình quyết định cho sự tồn tại của sự sống, đó là chu trình carbon và nitrogen. |
Đúng |
4. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzyme cellulase tiêu hóa cellulose; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản. |
Đúng |
5. Vi sinh vật cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho động vật nhai lại. |
Sai |
6. Vi khuẩn làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm ải đất giúp cho cây trồng phát triển. |
Đúng |
7. Con người sử dụng vi sinh vật trong sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine … trên quy mô nhỏ. |
Sai |
Câu 63:
13/07/2024Hãy kể tên những thực phẩm được tạo ra nhờ hoạt động lên men của vi khuẩn lactic.
- Những thực phẩm được tạo ra nhờ hoạt động lên men của vi khuẩn lactic là: Sữa chua, rau quả chua, nem chua, phomat, bơ, …
Câu 64:
19/07/2024Hầu hết các kháng sinh đã biết được sản xuất bởi loại vi sinh vật nào?
A. Nấm.
B. Vi khuẩn Gram dương.
C. Xạ khuẩn.
D. Vi khuẩn Gram âm.
Đáp án đúng là: C
- Hầu hết kháng sinh đã biết được sản xuất bởi xạ khuẩn.
Câu 65:
18/07/2024Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong
A. sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm.
B. sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì.
C. sản xuất sữa chua, dưa chua.
D. bảo quản sản phẩm nông nghiệp và cải tiến các loại phân bón vi sinh.
Đáp án đúng là: B
- Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng rộng rãi trong quá trình lên men làm bánh mì, rượu và bia.
Câu 66:
12/07/2024Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong
A. sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm.
B. sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì.
C. sản xuất sữa chua, dưa chua.
D. bảo quản sản phẩm nông nghiệp và cải tiến các loại phân bón vi sinh.
Đáp án đúng là: B
- Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng rộng rãi trong quá trình lên men làm bánh mì, rượu và bia.
Câu 67:
22/07/2024Những sản phẩm nào dưới đây là thành tựu của công nghệ vi sinh vật?
(1) Bia.
(2) Thuốc bảo vệ thực vật Bt.
(3) Phân đạm.
(4) Thuốc kháng sinh penicillin.
(5) Vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
(6) Nước mắm.
(7) Trà sữa.
(8) Phân vi lượng.
(9) Phân vi sinh.
(10) Kem đánh răng.
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (7), (8), (9), (10).
C. (1), (2), (3), (4), (5), (10).
D. (1), (2), (4), (5), (6), (9).
Đáp án đúng là: D
- Các sản phẩm là thành tựu của công nghệ vi sinh từ công nghệ lên men như : thức ăn chăn nuôi, bia, rượu, sữa chua,…
- - Các sản phẩm là thành tựu của công nghệ vi sinh từ công nghệ thu hồi sản phẩm như : Thuốc bảo vệ thực vật sinh học (Bt), thuốc kháng sinh, vaccine, chế phẩm xử lí chất thải rắn và nước thải, phân vi sinh, acid và dung môi hữu cơ,…
Câu 68:
21/07/2024Trên thị trường thường gặp các loại bột giặt sinh học. Em hiểu chữ “sinh học” ở đây là gì và cơ chế tác dụng của loại bột giặt này là gì?
- Chữ “sinh học” trong “bột giặt sinh học” có nghĩa là bột giặt được tạo ra bằng công nghệ sinh học.
- Cơ chế tác dụng của loại bột giặt sinh học:
+ Trong bột giặt sinh học có loại enzyme từ vi sinh vật, các enzyme này có khả năng loại bỏ vết bẩn và làm sạch quần áo. Các enzyme phân giải protein gây ra vết bẩn, enzyme sẽ kết hợp với protein và phân giải chúng. Hay enzyme lipase là enzyme để phân giải làm sạch vết dầu mỡ.
Câu 69:
19/07/2024Enzyme được sử dụng trong kĩ thuật PCR phát hiện ung thư sớm và xác định vi sinh vật gây bệnh là
A. enzyme taq polymerase.
B. enzyme lipase.
C. enzyme helicase.
D. enzyme protease.
Đáp án đúng là: A
- Enzyme được sử dụng trong kĩ thuật PCR phát hiện ung thư sớm và xác định vi sinh vật gây bệnh là enzyme taq polymerase. Đây là enzyme chịu nhiệt, hoạt động tối ưu ở nhiệt độ 72oC.
Câu 70:
13/07/2024Lấy 5 ví dụ về tầm quan trọng của vi khuẩn và Archaea đối với các loài sinh vật khác.
Ví dụ về tầm quan trọng của vi khuẩn và Archaea với các loài sinh vật khác là:
- Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nito. Tham gia vào quá trình cố định nito trong đất.
- Một số vi khuẩn phân giải giúp phân giải xác sinh vật và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ cho các sinh vật khác sử dụng.
- Vi khuẩn cộng sinh trong ruột mối giúp mối tiêu hóa gỗ.
- Ở chu trình sulfide, Archaea phát triển bằng cách oxy hóa các hợp chất lưu huỳnh để giải phóng nguyên tố này khỏi đá, giúp các loài khác có thể sử dụng được.
- Một số archaea sinh methane sống ở các điều kiện môi trường khác nhau như ao hồ, đầm lầy, các ruộng lúa ngập nước,… nó được sử dụng để phân hủy các hợp chất bền vững làm ô nhiễm môi trường.
Câu 71:
15/07/2024Hãy dùng internet để tìm hiểu các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Những bệnh phổ biến nào là do vi khuẩn gây ra? Chọn một bệnh do vi khuẩn gây ra để tìm hiểu sâu hơn. Mô tả triệu chứng, cách thức lây truyền, phương thức điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh đó.
- Những bệnh phổ biến là do vi khuẩn gây ra: bệnh lậu, giang mai, bệnh herpes sinh dục, sùi mào gà, bệnh viêm âm đạo, bệnh HIV, bệnh viêm cổ tử cung, bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh Chlamydia,…
- Bệnh giang mai là bệnh do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra.
- Triệu chứng: Thời kỳ 1 bệnh có thể xuất hiện vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục ở niêm mạc sinh dục gọi là săng giang mai. Thời kỳ 2 xuất hiện các tổn thương da và niêm mạc, các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, có thể có viền vảy, viêm hạch lan tỏa và rụng tóc. Thời kỳ 3 xuất hiện săng thương sâu gôm ở da, xương, nội tạng và thần kinh.
- Cách thức lây truyền: Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Có thể lây từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.
- Phương thức điều trị: Phương pháp điều trị ở tất cả các giai đoạn là sử dụng kháng sinh penicillin.
- Biện pháp phòng ngừa: Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy. Thực hiện hành vi tình tục an toàn, có biện pháp bảo vệ. Phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai.
Câu 72:
16/07/2024Trước đây, các bác sĩ thường kê đơn có nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bệnh nhân không phải lúc nào cũng dùng hết “liệu trình” sử dụng thuốc kháng sinh của họ. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng kháng kháng sinh phổ biến hiện nay, đặc biệt là hiện tượng đa kháng thuốc xảy ra ở nhiều loại vi khuẩn gây bệnh?
- Khi bệnh nhân không sử dụng hết “liệu trình” thuốc kháng sinh của họ, điều này làm cho lượng vi khuẩn trong cơ thể chưa được tiêu diệt hết, khi đó các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tiếp tục phát sinh, tạo ra đột biến gen, kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Có nghĩa là DNA của vi khuẩn bị biến đổi, chúng không ngừng để thích nghi theo hướng kháng lại thuốc khác sinh và gen bị biến đổi này gọi là gen kháng thuốc. Vì vậy, nên sử dụng hết liệu trình theo sự hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh, giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả.
Câu 73:
21/07/2024Sau khi sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài, nhiều người có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Kháng sinh phổ rộng là kháng sinh có tác dụng rộng lớn lên nhiều loài vi khuẩn cả Gram âm và vi khuẩn Gram dương. Khi sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài, nhiều người có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu vì: Trong đường ruột luôn chứa rất nhiều loại vi khuẩn có lợi và có hại khác nhau, tạo một hệ cân bằng vi sinh giúp đường ruột luôn khỏe mạnh. Sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn có chung một số đặc điểm nhất định, mà không phân biệt lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi lợi khuẩn bị tiêu diệt, những lợi ích tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu hay ổn định đường tiêu hóa sẽ giảm bớt hoặc mất đi, gây nên rối loạn đường tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,…
- Biện pháp khắc phục:
+ Cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, không tự ý tăng giảm liều, không tự ý dùng thuốc kháng sinh chữa các bệnh do virus.
+ Sau khi khỏi các triệu chứng, có thể bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Câu 74:
22/07/2024Em hãy trình bày ngắn gọn quá trình lên men lactic trong quá trình làm sữa chua.
Quá trình lên men lactic trong quá trình làm sữa chua:
- Sự lên men Lactic là quá trình lên men yếm khí, sản phẩm tạo thành là acid lactic dưới tác dụng của vi khuẩn lactic.
- Sữa chua có vị sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dung dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều acid lactic.
Đường lactose + (xt)vi khuẩn lactic --> acid lactic + năng lượng (ít).
- Từ đó, độ pH trong sữa giảm thấp, casein trong sữa sẽ đông tụ và làm cho sữa từ lỏng trở thành sệt.
- Khi nồng độ của acid lactic đạt 2-3% sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh khác, kể cả E.Coli.
Câu 75:
23/07/2024Trên thực tế, dưa chua để lâu sẽ bị khú, vì sao?
- Dưa để lâu chính là môi trường nuôi cấy không liên tục, không được bổ sung dinh dưỡng, không lấy bớt các sản phẩm. Dưa chua để lâu sẽ bị khú vì: Trong quá trình muối dưa - tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm khú dưa.
Câu 76:
16/07/2024Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích.
- Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng vì: Rượu nhẹ (hoặc bia) ngoài lên men rượu còn bị lên men axetic tạo thành dấm nên có vị chua để lâu nữa axit axetic bị oxi hoá tạo thành CO2 và nước làm cho dấm bị nhạt đi.
Câu 77:
21/07/2024Nếu đựng sirô quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. Vì sao?
- Đựng sirô quả sau trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng vì vi sinh vật có trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí (CO2) làm căng phồng bình.
Câu 78:
17/07/2024Trong trồng trọt hiện nay, đặc biệt là trồng cây cảnh, người ta thường sử dụng phân vi sinh. Vậy phân vi sinh là gì? Cơ chế tác dụng của nó đối với đất trồng như thế nào? Nêu ưu, nhược điểm của phân bón vi sinh so với phân bón tổng hợp.
- Phân vi sinh là là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường đất, các vi sinh vật được pha trộn với phân bón và nguyên liệu hữu cơ.
- Cơ chế tác dụng của phân vi sinh đối với đất trồng:
+ Các chủng vi sinh vật cố định đạm trong phân vi sinh chuyển hóa nito không khí thành nito để nuôi cây và giảm lượng đạm trong phân hóa học. Vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ như cellulose thành chất dinh dưỡng, cải thiện kết cấu và tăng độ phì nhiêu cho đất. Vi sinh vật phân giải silicat có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá để giải phóng các ion silic giúp cây trồng dễ hấp thu,…
- Ưu điểm của phân vi sinh so với phân bón tổng hợp: An toàn và thân thiện với môi trường, cải tạo và làm tơi xốp đất, cung cấp dinh dưỡng cho đất, giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, tạo đề kháng bảo vệ cây trồng khỏi các loại bệnh và sâu hại.
- Nhược điểm của phân vi sinh so với phân bón tổng hợp: Hạn sử dụng ngắn (thường từ 1 - 6 tháng) hoặc mỗi loại chỉ thích hợp cho 1 nhóm cây trồng, cần bảo quản tốt để vi sinh vật trong phân đạt chất lượng tốt nhất, hiệu quả chậm hơn nên phải dùng số lượng lớn.
Câu 79:
21/07/2024Vì sao khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và phải dùng vật nặng nén chặt?
Khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và phải dùng vật nặng nén chặt vì:
- Phơi héo rau làm giảm lượng nước, tăng lượng đường trong rau, bổ sung đường làm tăng lượng đường trong môi trường, cung cấp nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic sinh trưởng và lên men làm dưa nhanh chua. Đổ ngập nước và dùng vật nặng nén chặt rau nhằm tạo môi trường yếm khí giúp vi khuẩn lactic sinh trưởng, đồng thời ức chế các loại nấm mốc và vi khuẩn khác làm hỏng dưa.
Câu 80:
23/07/2024Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này và giải thích.
Câu 81:
14/07/2024Hình bên có 2 loài vi khuẩn, một loài mọc tạo khuẩn lạc to, trắng và một loài mọc tạo thành những đường zích zắc. Tuy nhiên, xung quanh khuẩn lạc to lại xuất hiện một vòng trong (gọi là vòng vô khuẩn). Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Khuẩn lạc to, màu trắng đã sinh ra chất ức chế (chất kháng sinh) làm cho loại vi sinh vật mọc bên cạnh (hình zích zắc) bị ức chế, không mọc được ở những vùng giáp ranh tạo nên vòng tròn vô khuẩn.
Câu 82:
22/07/2024Theo chẩn đoán ban đầu của bác sĩ, một người bị bệnh nhiễm khuẩn phổi. Theo em, bác sĩ sẽ chỉ định gì tiếp theo để có thể kê đơn thuốc chính xác giúp người này mau khỏi bệnh?
Nếu chuẩn đoán ban đầu là nhiễm khuẩn phổi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh thuộc loại vi khuẩn nào ví dụ như sử dụng phương pháp nhuộm Gram để xác định loại vi khuẩn mà bệnh nhân nhiễm thuộc nhóm Gram dương hay Gram âm, từ đó, lựa chọn được loại thuốc điều trị hiệu quả.
Câu 83:
13/07/2024Hãy giải thích vì sao người ta có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm.
Tác nhân chủ yếu gây hỏng thực phẩm là các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,... Trong khi đó, quá trình sinh trưởng của vi sinh vật lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu,... Vì vậy, con người có thể chủ động điều khiển các yếu tố này để làm giảm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm, giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn.
Câu 84:
13/07/2024Vi sinh vật và hoạt động phân giải chất hữu cơ cũng như sự sinh trưởng của chúng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường. Dựa vào ảnh hưởng của các yếu tố này, có thể đề ra một số biện pháp kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hỏng thực phẩm, giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn là:
+ Bảo quản ở nhiệt độ thấp.
+ Phơi khô hoặc sấy khô: làm giảm độ ẩm của thực phẩm.
+ Ướp muối, ướp đường: làm tăng áp suất thẩm thấu.
Câu 85:
15/07/2024Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,...) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Vì sao thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách?
- Do vùng nhiệt đới có đặc tính nóng, ẩm, mưa nhiều là điều kiện phù hợp cho nhiều loại vi sinh vật phát triển trong đó có các vi sinh vật gây bệnh nên chúng dễ dàng sinh trưởng mạnh hơn so với vùng ôn đới, nơi có khí hậu lạnh hơn và khô hơn. Khi sinh trưởng mạnh, các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển thành dịch bệnh trên diện rộng.
- Điều kiện nóng, ẩm cũng làm tăng tốc độ quá trình phân giải và sinh trưởng của nhiều loại vi sinh vật gây hỏng thực phẩm và đồ dùng khiến thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Do đó, cần có biện pháp bảo quản thực phẩm, đồ dùng đúng cách.
Câu 86:
29/06/2024Việc làm của bạn A là không nên vì:
- Triệu chứng cảm lạnh, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu ban đầu thường do virus gây ra, tuy nhiên, có thể có sự bội nhiễm vi khuẩn sau đó. Với mỗi loại tác nhân gây bệnh, cần có biện pháp điều trị khác nhau. Ví dụ: Kháng sinh tiêu diệt được vi khuẩn nhưng không tiêu diệt được virus mà còn gây hại cho cơ thể. Vì vậy, không dùng kháng sinh để điều trị bệnh do virus.
- Việc bạn A tự ý điều trị bằng thuốc kháng sinh khi chưa biết chính xác tác nhân gây bệnh là không nên vì không những có thể không chữa được bệnh mà còn gây hại cho cơ thể, đồng thời, gây nguy cơ kháng kháng sinh ở vi khuẩn khiến việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sau này trở nên vô cùng khó khăn.
- Do đó, khi bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định tình trạng bệnh để có chỉ định dùng thuốc thích hợp, hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh, giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả và rút ngắn thời gian, chi phi điều trị.Câu 87:
19/07/2024Giải thích vì sao các sinh vật nhân sơ mặc dù có kích thước nhỏ bé và cấu tạo đơn giản nhưng lại có vai trò “khổng lồ" đối với Trái Đất và sự sống.
- Vai trò của vi sinh vật nhân sơ đối với sự sống trên Trái Đất:
+ Phân giải lượng lớn các chất hữu cơ đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
+ Sống cộng sinh với các sinh vật khác, đảm bảo sự tồn tại của nhiều loài sinh vật trong đó có con người.
+ Nhiều loài vi khuẩn có khả năng tự dưỡng, là mắt xích khởi đầu chuỗi thức ăn, cung cấp vật chất và năng lượng cho các sinh vật dị dưỡng.
+ Một số loài có khả năng cố định N2 trong không khí thành , bổ sung nguồn nitrogen cho sinh giới.
+ Nhiều loài sống kí sinh, góp phần duy trì cân bằng sinh thái.
+ Về mặt số lượng và sinh khối cũng như phạm vi phân bố, vi khuẩn là nhóm sinh vật chiếm ưu thế nhất trên Trái Đất.
- Sở dĩ vi khuẩn có được vai trò "khổng lồ" như vậy là do kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng trao đổi chất nhanh, sinh sản và tiến hoá nhanh với nhiều kiểu dinh dưỡng, đảm bảo cho chúng có thể tồn tại ở mọi hệ sinh thái khác nhau trên Trái Đất.
Câu 88:
15/07/2024Nêu một số ví dụ về ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
Vi sinh vật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
- Trong nông nghiệp: Sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh.
- Trong chế biến thực phẩm: Sử dụng vi khuẩn Saccharomyces cerevisiae để lên men tạo rượu, bia, bánh mì; Sử dụng vi khuẩn lactic để lên men tạo sữa chua và pho mát;…
- Trong y dược: Các sản phẩm trao đổi chất ở vi sinh vật còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, các amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics và nhiều chế phẩm sinh học có giá trị khác. Ngoài ra, vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.
- Trong xử lí ô nhiễm môi trường: Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kị khí trong các bể xử lí sinh học để xử lí nước thải; Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển; Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lí chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng;…
Câu 89:
19/07/2024Giải thích vì sao việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng bổ sung và duy trì lượng nitrogen trong đất.
Việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng bổ sung và duy trì lượng nitrogen trong đất vì:
- Trong nốt sần rễ cây họ Đậu nói chung và cây đậu nành nói riêng có loại vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh, có khả năng cố định được nitrogen trong không khí thành dạng đạm amoni cây dễ hấp thụ nên sẽ có tác dụng làm giàu nitrogen trong đất.
- Sau khi trồng khoai, đất đã mất đi một lượng nitrogen nhất định nên nếu ta trồng
đậu nành, vi khuẩn sẽ giúp bổ sung, duy trì ổn định lượng nitrogen trong đất.