Giải SBT Lịch sử 8 CTST Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt Trong các thế kỉ XVI - XVII
Giải SBT Lịch sử 8 CTST Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt Trong các thế kỉ XVI - XVII
-
140 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Hoàn thành bảng thống kê về sự phát triển nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế Đàng Trong so với Đàng Ngoài là gì?
- Đàng Ngoài:
+ Tích cực:
▪ Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ.
▪ Từ cuối thế kỉ XVII: nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.
+ Hạn chế:
▪ Khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra: kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.
▪ Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng.
- Đàng Trong:
+ Tích cực: Nông nghiệp rất phát triển
- Điểm khác biệt:
+ Sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc xung đột Nam - Bắc triều, nên có những giai đoạn, sản xuất nông nghiệp sa sút. Trong khi đó, ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp hầu như có sự phát triển liên tục, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.
+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng ở Đàng Ngoài diễn ra trầm trọng. Trong khi đó, ở Đàng Trong, đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng.
Câu 2:
19/07/2024m hãy thực hiện yêu cầu dưới đây:
Xác định các đối tượng được đánh số trong bức tranh.
Hình 6. Kẻ Chợ của Đàng Ngoài, thế kỉ XVII (X. Ba-ron, 1685)
Chú thích
(1) Khu thành thị và cung vua
(2) Bãi sông và một lễ hội
(3) Trại huấn luyện voi
(4) Thương điếm của người Hà Lan
(5) Thương điếm của người Anh
Câu 3:
22/07/2024Vì sao người dân Thăng Long gọi vùng đất mình sinh sống là Kẻ Chợ?
Đất kì kì phố chợ nhộn nhịp nên người dân gọi Thăng Long thời kì này là Kẻ Chợ (người ở thành thị).
Câu 4:
21/07/2024Em có nhận xét gì về sự có mặt của các thương điểm châu Âu (Anh, Hà Lan) ngay tại kinh đô Kẻ Chợ của nước Đại Việt trong thế kỉ XVII?
Sự có mặt của các thương điểm châu Âu (Anh, Hà Lan) ngay tại kinh đô Kẻ Chợ của nước Đại Việt trong thế kỉ XVII cho thấy hoạt động ngoại thương của Đại Việt trong thời kì này rất phát triển, diễn ra nhộn nhịp.
Câu 5:
13/07/2024Hoàn thành bảng thống kê dưới đây về hàng hoá xuất, nhập khẩu của các quốc gia đến buôn bán với Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
Hàng hoá Đại Việt nhập khẩu |
Hàng hoá Đại Việt xuất khẩu |
Bạn hàng chính |
1. 2. 3. 4. Hàng hoá ưu tiên: |
1. 2. 3. 4. 5. Ở các cảng Nam Bộ: |
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. |
Hàng hoá Đại Việt nhập khẩu |
Hàng hoá Đại Việt xuất khẩu |
Bạn hàng chính |
1. Len dạ 2. Bạc 3. Đồng 4. Hàng hoá ưu tiên: vũ khí |
1. Tơ lụa 2. Đường trắng 3. Lâm sản 4. Đồ gốm 5. Ở các cảng Nam Bộ: gạo |
1. Nhật Bản 2. Trung Hoa 3. Hà Lan 4. Anh 5. Pháp 6. Tây Ban Nha 7. Bồ Đào Nha |
Câu 6:
13/07/2024“Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên". Đây là nhận xét của sử cũ về giai đoạn lịch sử nào?
A. Buổi đầu thời Mạc.
B. Những năm cuối thời Lê sơ.
C. Những năm cuối thời Mạc.
D. Những năm đầu thời Lê sơ.
Đáp án A
Câu 7:
22/07/2024Những nghề thủ công mới xuất hiện trong thế kỉ XVII, XVIII ở Đại Việt bao gồm
A. làm gốm, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng.
B. khai mỏ, khắc bản in gỗ, làm đường cát trắng.
C. đóng thuyền, rèn sắt, nhuộm vải.
D. đúc tiền, làm mũ áo, làm vũ khí.
Đáp án B
Câu 8:
22/07/2024Hình ảnh chợ phiên ở một ngôi làng nhỏ thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long vào cuối thế kỉ XVIII đã xuất hiện trong kí sự của một nhà thám hiểm người Anh. Đó là ai?
A. C. Cô-lôm-bộ.
B. Ph. Ma-gien-lăng.
C. Giêm Cúc.
D. X. Ba-ron.
Đáp án C
Câu 9:
22/07/2024Công trình kiến trúc nào của Đại Việt thể hiện sự hiếu khách và cởi mở trong giao thương với người Nhật?
A. Lai Viễn Kiều.
B. Chùa Thiên Mụ.
C. Đình làng Lệ Mật.
D.Thương điểm Nhật Bản.
Đáp án A
Câu 10:
22/07/2024Theo chân các thương nhân châu Âu, một tôn giáo mới đã du nhập vào Đại Việt. Đó là tôn giáo nào?
A. Đạo giáo.
B. Hồi giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Tin Lành.
Đáp án C
Câu 11:
22/07/2024-lếch-xăng đơ Rốt đã có công gì cho sự ra đời chữ Quốc ngữ của người Việt?
A. Hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh.
B. Sáng tạo nên cách viết mới của chữ Nôm.
C. Dịch rất nhiều sách bằng tiếng Pháp sang chữ Nôm.
D. Lập viện nghiên cứu chữ viết của người Việt ở Pháp.
Đáp án A
Câu 12:
13/07/2024Hoàn thành sơ đồ dưới đây về sự chuyển biến của một số lĩnh vực liên quan đến văn hoá ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
- Địa lí: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá.
- Sử học:
+ Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn)
+ Ô Châu cận lục (Dương Văn An)
+ Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)...
- Âm nhạc:
+ Hát chèo thịnh hành Đàng Ngoài.
+ Hát tuồng rất phổ biến ở Đàng Trong
- Văn học dân gian:
+ Thạch Sanh
+ Nhị độ mai
+ Trạng Quỳnh
+ Trạng Lơnj
- Văn học Nôm:
+ Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)
+ Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)
+ Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác)...
Câu 13:
22/07/2024Hoàn thành sơ đồ dưới đây về ba giai đoạn thể hiện quá trình ra đời của chữ Quốc ngữ.
- Giai đoạn 1: Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI)
- Giai đoạn 2: Các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo
- Giai đoạn 3: Họ dùng chữ cái la-tinh để ghi âm tiếng Việt
=> Chữ Quốc ngữ sơ khai ra đời
Câu 14:
21/07/2024Em hãy hoàn thiện thẻ nhớ về Lê Quý Đôn vào bảng sau:
Nhân vật Lê Quý Đôn:
- Tiểu sử
+ Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726
+ Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy cậu bé 14 tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ Giải nguyên. 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn.
+ Sau khi đã đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê - Trịnh, như: Hàn lâm thừa chỉ sung Toản tu quốc sử quán (năm 1754), Hàn lâm viện thị giảng (năm 1757), Đốc đồng xứ Kinh Bắc (năm 1764), Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1767), Tán lý quân vụ, Thị phó đô ngự sử (năm 1768), Công bộ hữu thị lang (năm 1769), Bồi tụng (Phó thủ tướng) (năm 1773), Lại bộ tả thị lang kiêm Tổng tài quốc sử quán (năm 1775), Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (năm 1776), Hiệp trấn Nghệ An (năm 1783), Công bộ thượng thư (năm 1784)...
+ Lê Quý Đôn mất ngày 1-5-1784 tại quê mẹ, làng Nguyên Xá, huyện Duy Tiên (nay thuộc Hà Nam). Thi hài ông được đưa về mai táng ở quê nhà
- Các tác phẩm tiêu biểu: Kiến văn tiểu lục; Đại Việt thông sử; Phủ biên tạp lục; Quần thư khảo biện; Thư kinh diễn nghĩa; Toàn Việt thi lục… đặc biệt “Vân đài loại ngữ” là bộ bách khoa toàn thư tập hợp những tri thức về tất cả các ngành khoa học.
- Điều em học tập được từ ông: tinh thần ham học hỏi
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ 16- 18 (557 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 4: Xung đột Nam- Bắc Triều và Trịnh Nguyễn (499 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18 (416 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 8: Phong trào Tây Sơn (370 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ 18 (223 lượt thi)