Trang chủ Lớp 11 Địa lý Giải SBT Địa 11 KNTT Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La Tinh

Giải SBT Địa 11 KNTT Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La Tinh

Giải SBT Địa 11 KNTT Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La Tinh

  • 79 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 9:

23/07/2024

Dựa vào bảng 7.2 trang 30 SGK, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961 - 2020. Nêu nhận xét và giải thích.

Xem đáp án

- Vẽ biểu đồ cột, biểu đồ tham khảo:

Dựa vào bảng 7.2 trang 30 SGK, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961 - 2020. Nêu nhận xét và giải thích. (ảnh 1)

Biểu đồ tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 1961 - 2020

- Nhận xét

+ Tốc độ tăng GDP không ổn định do phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân (bất ổn chính trị, phụ thuộc vào nước ngoài, thiên tai, dịch bệnh,...).

+ Năm 2020 tăng trưởng GDP âm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.


Câu 10:

23/07/2024

Dựa vào hình 7.1 trang 31 SGK, hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của khu vực Mỹ La tinh giai đoạn 2019 - 2020. Giải thích nguyên nhân.

Xem đáp án

♦ Nhận xét: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2020:

+ Tỉ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm 1.7%;

+ Tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, giảm 4.1%;

+ Nhóm ngành dịch vụ tăng 5.8%.

♦ Nguyên nhân: Tình hình phát triển kinh tế khu vực Mỹ La tinh ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân trong đó:

- Quy mô GDP của khu vực nhìn chung còn thấp là do các nước trong khu vực đều là các nước đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường... Sự chênh lệch về quy mô GDP giữa các quốc gia là do các nguồn lực phát triển kinh tế các quốc gia trong khu vực khác nhau.

- Tốc độ tăng GDP của Mỹ La tinh không ổn định do nền kinh tế của phần lớn các nước trong khu vực phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh....

- Hiện nay, một số nước đã tiến hành cải cách kinh tế, tích cực hội nhập, tự do hoá thương mại,... nên nền kinh tế từng bước được cải thiện và đạt nhiều thành tựu.


Câu 12:

23/07/2024

Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế chung khu vực Mỹ La tinh. Giải thích nguyên nhân.

Xem đáp án

Tình hình phát triển chung:

- Quy mô GDP

+ Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

+ Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1073,9 tỉ USD).

- Tốc độ tăng GDP

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động: năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 3.6%; đến năm 2010, tăng lên mốc 6.4%, tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ La-tinh chỉ đạt -6,7%.

+ Nguyên nhân của sự biến động này là do: các nước Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước Mỹ La-tinh chuyển sang nền kinh tế thị trường.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2020: tỉ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm 1.7%; tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, giảm 4.1%; trong khi đó, nhóm ngành dịch vụ tăng 5.8%.

♦ Nguyên nhân: Tình hình phát triển kinh tế khu vực Mỹ La tinh ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân trong đó:

- Quy mô GDP của khu vực nhìn chung còn thấp là do các nước trong khu vực đều là các nước đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường... Sự chênh lệch về quy mô GDP giữa các quốc gia là do các nguồn lực phát triển kinh tế các quốc gia trong khu vực khác nhau.

- Tốc độ tăng GDP của Mỹ La tinh không ổn định do nền kinh tế của phần lớn các nước trong khu vực phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh....

- Hiện nay, một số nước đã tiến hành cải cách kinh tế, tích cực hội nhập, tự do hoá thương mại,... nên nền kinh tế từng bước được cải thiện và đạt nhiều thành tựu.


Bắt đầu thi ngay