Trang chủ Lớp 8 Hóa học Đề thi Hóa Học 8 giữa kì 2 có đáp án

Đề thi Hóa Học 8 giữa kì 2 có đáp án

Đề thi Hóa Học 8 giữa kì 2 có đáp án (đề 5)

  • 809 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

16/07/2024

Chất có công thức hóa học nào sau đây không phải là oxit?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.

Các oxit là CuO, P2O5, SO2.


Câu 2:

18/07/2024

Nguyên liệu để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).

Ví dụ: 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2


Câu 3:

16/07/2024

Cho các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

1) CaCO3  t0 CaO + CO2

2) Cu + S t0  CuS

3) Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2

4) 3Fe + 2O2 t0  Fe3O4

Trong các phản ứng trên số phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng 2 và 4 từ hai chất ban đầu sau phản ứng chỉ tạo thành duy nhất một chất mới nên đây là phản ứng hóa hợp.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Phản ứng 1 từ một chất ban đầu sau phản ứng sinh ra hai chất mới nên đây là phản ứng phân hủy.


Câu 4:

21/07/2024

Thành phần thể tích của không khí gồm

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Thành phần theo thể tích của không khí là 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm, ...)


Câu 5:

22/07/2024

Cho 1,2 gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

nMg =1,224 = 0,05 (mol)

Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2

Theo phương trình phản ứng: nH2= nMg = 0,05 (mol)

VH2= 0,05.22,4 = 1,12 (l)

 


Câu 6:

22/07/2024

Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit axit?

 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

Các oxit axit là: SO3; P2O5, SO2.

 


Câu 7:

16/07/2024

Cho các phản ứng sau:

1) Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO)2 + 2Ag

2) Na2O + H2O ® 2NaOH

3) Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2

4) CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O

5) 2Al + 3H2SO4 ®Al2(SO4)3 + 3H2

6) Mg + CuCl2 ® MgCl2 + Cu

7) CaO + CO2 ® CaCO3

8) HCl + NaOH ® NaCl + H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Các phản ứng thế là: 1, 3, 5, 6


Câu 8:

16/07/2024

Phản ứng thế là phản ứng giữa hợp chất với

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ: Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2

 


Câu 9:

22/07/2024

Cho các oxit có công thức hóa học sau: Na2O; P2O5; CO2; CuO. Chất nào thuộc loại oxit bazơ, chất nào thuộc loại oxit axit. Gọi tên các oxit đó?

Xem đáp án

Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Vậy Na2O, CuO là oxit bazơ.

Na2O: natri oxit

CuO: đồng(II) oxit

Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

Vậy P2O5, CO2 là oxit axit.

P2O5: điphotpho pentaoxit

CO2: cacbon đioxit


Câu 10:

19/07/2024

Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

a) P + O2 >  ………                            

b) Al + O2  >……..          

c) KClO3 >  ....... + …..                                

d) CuO + ........  >  Cu + .........

Xem đáp án

a) 4P + 5O2 (dư)t0 2P2O5

Từ hai chất ban đầu sau phản ứng chỉ tạo thành duy nhất một chất mới nên đây là phản ứng hóa hợp.

b) 4Al + 3O2 t0 2Al2O3

Từ hai chất ban đầu sau phản ứng chỉ tạo thành duy nhất một chất mới nên đây là phản ứng hóa hợp.

c) 2KClO3 t0 2KCl + 3O2

Từ một chất ban đầu sau phản ứng sinh ra hai chất mới nên đây là phản ứng phân hủy.

d) CuO + H2 t0 Cu + H2O

Trong phản ứng trên xảy ra sự khử CuO tạo ra Cu và sự oxi hóa H2 tạo ra H2O nên đây là phản ứng oxi hóa – khử.


Câu 11:

20/07/2024

Hòa tan 19,5 gam kẽm Zn vào dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro H2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc).

c) Tính khối lượng muối sinh ra.

Xem đáp án

a) Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H

b) nZn =19,565 = 0,3 (mol)

Theo phương trình phản ứng: nH2 = nZn = 0,3 (mol)

VH2= 0,3.22,4 = 6,72 (l)

c) Theo phương trình phản ứng:nZnCl2 = nZn = 0,3 (mol)

mZnCl2= 0,3.(65 + 35,5.2) = 0,3.136 = 40,8 (g)


Bắt đầu thi ngay