Trang chủ Lớp 8 Hóa học Đề thi Hóa Học 8 giữa kì 2 có đáp án

Đề thi Hóa Học 8 giữa kì 2 có đáp án

Đề thi Hóa Học 8 giữa kì 2 có đáp án (đề 4)

  • 807 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

16/07/2024

Thành phần thể tích của không khí gồm

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Thành phần theo thể tích của không khí là 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí nitơ, ...)


Câu 2:

19/07/2024

Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) trong khí oxi (vừa đủ). Sản phẩm của phản ứng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Đốt cháy hoàn toàn khí metan thu được sản phẩm là CO2 và H2O.

CH4 + 2O2 t0CO2 + 2H2O


Câu 3:

17/07/2024

Chất có công thức hóa học nào sau đây là oxit?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.

Vậy oxit là ZnO.


Câu 4:

16/07/2024

Cho các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

1) CaCO3 t0 CaO + CO2

2) Fe + S t0 FeS

3) Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2

4) 2Fe + 3Cl2 t0 2FeCl3

Trong các phản ứng trên số phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng 2 và 4 từ hai chất ban đầu sau phản ứng chỉ tạo thành duy nhất một chất mới nên đây là phản ứng hóa hợp.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Phản ứng 1 từ một chất ban đầu sau phản ứng sinh ra hai chất mới nên đây là phản ứng phân hủy.


Câu 5:

20/07/2024

Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit bazơ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Các oxit bazơ là: CaO, Na2O.


Câu 6:

22/07/2024

Cho dòng khí hiđro dư đi qua bột đồng(II) oxit, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,2 gam đồng. Thể tích khí hiđro (đo ở đktc) cần dùng là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

nCu = 3,264= 0,05 (mol)

CuO + H2 t0Cu + H2O

Theo phương trình phản ứng: nH2= nCu = 0,05 (mol)

VH2= 0,05.22,4 = 1,12 (l)


Câu 7:

22/07/2024

Giải thích tại sao: Khi nhốt một con dế mèn vào một lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn?

Xem đáp án

Khi nhốt một con dế mèn vào một cái lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn vì trong quá trình hô hấp của chúng cần oxi cho quá trình trao đổi chất (quá trình này góp phần vào sự sinh tồn của người và động vật). Khi ta đậy nút kín có nghĩa là sau một thời gian trong lọ sẽ hết khí oxi để duy trì sự sống. Do đó con vật sẽ chết.


Câu 8:

17/07/2024

Cho các oxit có công thức hóa học sau: SO2; Fe2O3. Chất nào thuộc loại oxit bazơ, chất nào thuộc loại oxit axit. Gọi tên các oxit đó?

Xem đáp án

Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Vậy Fe2O3 là oxit bazơ. Tên gọi: sắt(III) oxit

Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

Vậy SO2 là oxit axit. Tên gọi: lưu huỳnh đioxit


Câu 9:

23/07/2024

Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

a) S + O2 > ………                            

b) Fe + O2 > ……..          

c) KMnO4 >K2MnO4 + MnO2 + …..        

d) PbO + ........ > Pb + .........

Xem đáp án

a) S + O2 t0SO2

Từ hai chất ban đầu sau phản ứng chỉ tạo thành duy nhất một chất mới nên đây là phản ứng hóa hợp.

b) 3Fe + 2O2 t0Fe3O4

Từ hai chất ban đầu sau phản ứng chỉ tạo thành duy nhất một chất mới nên đây là phản ứng hóa hợp.

c) 2KMnO4 t0K2MnO4 + MnO2 + O2

Từ một chất ban đầu sau phản ứng sinh ra hai chất mới nên đây là phản ứng phân hủy.

d) PbO + H2 t0Pb + H2O

Trong phản ứng trên xảy ra sự khử PbO tạo ra Pb và sự oxi hóa H2 tạo ra H2O nên đây là phản ứng oxi hóa – khử.


Câu 10:

23/07/2024

Đốt cháy hoàn toàn 2,48 gam photpho trong bình chứa khí oxi, tạo thành điphotpho pentaoxit.

a) Tính khối lượng hợp chất tạo thành?

b) Tính thể tích khí oxi cần dùng?

Xem đáp án

a) Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 t0 2P2O5

nP = 2,4831= 0,08 (mol)

Theo phương trình phản ứng: nP2O5= 12nP = 12. 0,08 = 0,04 (mol)

mP2O5= 0,04.(31.2 + 16.5) = 0,04.142 = 5,68 (g)

b) Theo phương trình phản ứng: nO2= 54nP =54. 0,08 = 0,1 (mol)

VO2= 0,1.22,4 = 2,24 (l)

 


Bắt đầu thi ngay