Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 10)
-
3727 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Đọc doạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”
(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam)
Câu 2:
20/07/2024Cho biết văn bản trên nói về điều gì?
Câu 3:
23/07/2024Hãy xác định và nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn một của văn bản.
Biện pháp tu từ trong đoạn trích trên
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa: "Tiếng trống thu không ...... gọi buổi chiều."
+ Sử dụng biện pháp so sánh: "Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn."
- Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích trên giúp cho hình ảnh miêu tả trong đoạn văn có tính gợi hình, gợi cảm. Bức tranh thiên nhiên trở nên tươi đẹp thơ mộng trong thời khắc của ngày tàn.Câu 4:
20/07/2024Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Câu 5:
21/07/2024Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.
Câu 6:
20/07/2024- Ở đoạn trích trên, nghệ thuật đặc sắc được sử dụng đó là nghệ thuật miêu tả
+ Qua sự quan sát tinh tế: không gian tĩnh lặng, màu sắc hài hòa nhưng có sự đối lập giữa sáng và tối, âm thanh đa dạng nhưng gần gũi.
+ Sử dụng các từ ngữ sinh động, hình ảnh có tính hình tượng thông qua sự kết hợp uyển chuyển của các biện pháp nhân hóa, so sánh, miêu tả cảnh và tâm trạng bâng khuâng, man mác.Câu 7:
20/07/2024I. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề: Sống giữa cuộc đời, mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.
2. Phân tích
- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. Ví dụ: Bạn là một doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính là tài năng kinh doanh.
- Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác.
- Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, những bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người bạn.
- Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ, nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, ...)
- Ý nghĩa của giá trị bản thân:
+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
+ Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.
3. Bình luận và phản đề
- Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.
- Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời.
- Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội.
- Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.
4. Bài học nhận thức
- Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh.
- Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.
- Không được “định giá” cho người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra.
III. Kết bài
- Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.Bài thi liên quan
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
-
7 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
-
7 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 6)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 7)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
-
11 câu hỏi
-
0 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (3726 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (2955 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra cuối học kì 1 Văn 10 có đáp án (860 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 có đáp án (553 lượt thi)