Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
-
3559 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu!
Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
(Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943)
Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? Ngôi kể của văn bản?
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Ngôi kể: ngôi thứ 3Câu 2:
21/07/2024Nhân vật chính trong văn bản là ai?
Câu 3:
20/07/2024Trong đoạn trích, hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết nào?
Hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết:
+ Chồng chết khi con bà lọt lòng, thắt lưng buộc bụng nuôi con nhưng con chết trước mình.
+ Phải nuôi đứa cháu của con trai mình với người vợ vô ơn một mình.
+ Không trông cậy được gì con cháu, một thân một mình già nua nuôi cháu gái.Câu 4:
20/07/2024Nêu tâm trạng của bà lão khi mà ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích.
Tâm trạng của bà lão khi ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích:
"Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ" . Nỗi lo lắng, sợ hãi cứ bủa vây trong tâm trí bàCâu 5:
20/07/2024Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao.
Câu 6:
20/07/2024Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh/chị về bà lão trong văn bản.
Câu 7:
20/07/2024Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay.
I. Mở bài:
- Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương.
- Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mâu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
II. Thân bài: Bàn luận về vấn đề
1. Bạo lực gia đình là gì?
- Theo khoản 2 điều 1 Luật quy định về gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.
- Mỗi gia đình có hoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau
2. Biểu hiện
- Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.
3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
- Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp.
- Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động
- Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ
- Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực
- Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.
- Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rất dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.
- Do ghen tuông
4. Hậu quả bạo lực gia đình để lại
- Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần
- Hôn nhân gia đình tan vỡ
- Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật
- Ảnh hưởng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều
5. Biện pháp khắc phục
- Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này.
- Mặt khác do nhận thức về pháp luật của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.
- Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết, xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.
- Tuyên truyền sâu rộng bộ luật "bình đẳng giới” tới cộng đồng và từng gia đình
- Hoàn thành tốt chương trình ”toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chống bạo lực gia đình.
III. Kết bài:
- Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn.Bài thi liên quan
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
-
7 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 6)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 7)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
-
6 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
-
11 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 10)
-
7 câu hỏi
-
0 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (3558 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (2721 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra cuối học kì 1 Văn 10 có đáp án (814 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 có đáp án (530 lượt thi)