Trang chủ Lớp 10 Văn Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 2)

  • 4065 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Khái quát nội dung chính của đoạn trích.

Xem đáp án
Đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chân lý về độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt ta.

Câu 4:

Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì?

Xem đáp án
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, trugừ bạo (giữ cho dân có cuộc sống thái bình, hạnh phúc và diệt trừ mọi thế lực tàn bạo để yên dân (thể hiện qua cá từ "yên dân", "trừ bạo")).

Câu 5:

Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Thể hiện qua các chi tiết nào?

Xem đáp án

- Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố:

+ Nền văn hiến lâu đời: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

+ Ranh giới lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia

+ Phong tục tập quán: Phong tục Bắc Nam đã khác

+ Chế độ, triều đại riêng:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;

+ Truyền thống lịch sử riêng:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

Câu 6:

Vì sao có thể nói đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ "Sông núi nước Nam"?

Xem đáp án

- Vì trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, ý thức dân tộc được Lý Thường Kiệt xác định trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền (Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở).

- Còn đến đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, ý thức dân tộc vừa được tiếp nối ở 2 yếu tố: lãnh thổ (núi sông bờ cõi đã chia), chủ quyền (từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương). Nhưng còn được phát triển thêm ba yếu tố nữa: văn hiến (vốn xưng nền văn hiến đã lâu); phong tục tập quán (phong tục Bắc Nam cũng khác); lịch sử (tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ song hào kiệt thời nào cũng có).

Câu 7:

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Xem đáp án

I. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu: Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, đoàn kết. Ca dao đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn đó.

- Trích dẫn câu ca dao:

“Bầu ơi, thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

II. Thân bài

1. Giải thích

- Nghĩa đen: Cây bầu và cây bí tuy khác giống nhưng lại chung

điều kiện sống (một giàn).

- Nghĩa bóng: Con người Việt Nam luôn đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

2. Chứng minh

- Trong canh tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hệ thống đê điều được xây dựng từ tinh thần đoàn kết của nhân dân lao động.

- Trong chống giặc ngoại xâm: Thời Lý, thời Trần, thời Lê, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều giành thắng lợi từ truyền thống yêu nước và gắn kết thành một khối tạo sức mạnh vô địch.

- Hôm nay, trong công cuộc xây dựng quê hương, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm là rách”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” vẫn phát huy.

3. Bình luận

- Cần phát huy được truyền thống tốt đẹp đó

- Bên cạnh đó còn có những con người sống thờ ơ với cộng động...

III. Kết bài

- Vẻ đẹp bất diệt của lòng nhân ái.

- Thế hệ trẻ cần bồi đắp yêu thương cho trái tim mình.

Bắt đầu thi ngay