Trang chủ Lớp 10 Văn Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Cánh diều

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Cánh diều

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 1)

  • 2832 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

22/07/2024

Nêu nội dung chính của đoạn trích Nhớ con sông quê hương.

Xem đáp án
Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

Câu 3:

19/07/2024
Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài thơ và nêu hiệu quả biểu đạt.
Xem đáp án
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: "Nước gương trong"
+ Nhân hóa: "Soi tóc những hàng tre"
+ So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè"
- Hiệu quả:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
+ Giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

Câu 4:

22/07/2024

Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ.

Xem đáp án

- Trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương", tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng và yêu tha thiết, mến thương quê hương. Qua bài thơ chúng ta cũng thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gũi luôn hiện lên vẹn nguyê trong ngần qua dòng hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương.

- Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn tác giả, vun đắp cho ông những khát vọng tươi đẹp trong cuộc đời. Quê hương luôn hiện diện trong sâu thẳm tâm hồn và trong trái tim tác giả.

Câu 5:

23/07/2024

Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Từ thông điệp đó em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người?

Xem đáp án

- Thông điệp: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa.

- HS trình bày về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Câu 6:

22/07/2024

Anh/chị hãy viết bài văn nêu cảm nhận của mình về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Xem đáp án

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

2. Thân bài

a. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả:
- Tín hiệu gợi lên mùa thu là những hình ảnh "sáng mát trong", "hương cốm mới" => gợi lên hình ảnh mùa thu đặc trưng của Hà Nội.
- Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm: một mùa thu với những cảnh đẹp nhưng buồn.

b. Hình ảnh mùa thu nơi chiến khu cùng sự chuyển biến tâm trạng của tác giả:

- Mở đầu là câu thơ khẳng định "Mùa thu ...rồi" : niềm vui, niềm phấn khởi trước cuộc sống đổi mới.

- "Tôi đứng nghe vui...đồi" : Ba động từ liên tiếp trong cùng một câu thơ thể hiện một sự chú ý tuyệt đối, tập trung cao độ hướng về đất nước, niềm vui.

- Hình ảnh "rừng tre" : Biểu hiện cho con người Việt Nam, cho những truyền thống của dân tộc ta (so sánh với thơ Nguyễn Duy).
- "Phấp phới" : vốn là từ để chỉ những thứ nhẹ nhàng, mềm và mỏng, có thể bay trong gió nhưng tác giả đã sử dụng cho "rừng tre" : thể hiện một niềm vui sướng tột độ, phấn khởi vô cùng của con người Việt Nam.

- Hình ảnh "trời thu, trong biếc": hình ảnh của bầu trời thu với màu xanh biêng biếc, màu xanh của hy vọng, của niêm vui, hạnh phúc với tiếng cười của những con người được làm chủ quê hương của mình.

- Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ khẳng định niềm tự hào tự tôn dân tộc, tự hào về đất nước đẹp tươi, giàu có của mình.

c. Hình ảnh đất nước trong những năm tháng chiến tranh cùng niềm tự hào về truyền thống của cha ông :

- Nhà thơ tự hào về truyền thống của cha ông "Nước chúng ta ...nói về!" : Những con người Việt Nam từ lớp này tới lớp khác, luôn đứng lên giành lấy tự do và độc lập cho dân tộc => nhắc nhở chúng ta về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

- Hình ảnh của đất nước trong những năm tháng chiến tranh :

+ Hình ảnh "dây thép...chiều", hay "những cánh đồng ...máu" :

Hình ảnh đau thương, khốc liệt của chiến tranh.

+ Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa : cho thấy sự bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào.

+ Hình ảnh những người chiến sĩ hành quân được thi vị hóa với hình ảnh "nhớ mắt ...yêu"=> Ở đây tình yêu đôi lứa đã hòa chung với tình yêu của đất nước, trở thành nguồn động lực để chiến đấu vì Tổ quốc (so sánh với thơ Quang Dũng).

- Tác giả còn dùng một đoạn thơ để nhấn mạnh sự tàn ác của kẻ thù bằng cách liệt kê một loạt những tội ác của kẻ thù.
=> Tác giả sử dụng những hình ảnh tương phản để làm nổi bật lên phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam, đồng thời khẳng định tình yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta "Xiềng xích ...thương nhà!"

d. Hình ảnh đất nước trong niềm vui xây dựng xã hội và khát vọng hướng tới tương lai :

- Hình ảnh đất nước với tiếng kèn gọi quân với những làn khói nhà máy bay trong gió =>gợi lên công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

- Động từ "ôm đất nước": bao trọn tình yêu to lớn dành cho những con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở nên bất khuất, anh hùng.

=> Niềm vui, niềm tự hào khi dân tộc ta đi lên đổi mới từ những đau thương, phát triển, xây dựng đất nước.

e. Kết luận chung :

- Nội dung : Miêu tả về đất nước từ những năm tháng còn chiến tranh, đau thương cho tới khi chúng ta chiến thắng, hướng tới tương lai.

- Nghệ thuật :

+ Hình ảnh thơ đẹp, giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ, được lồng trong tình yêu nước.

+ Lời thơ chan chứa tình yêu, niềm tự hào dân tộc.

+ Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn.
3. Kết bài :

- Khẳng định lại vấn đề.

Bắt đầu thi ngay