Trang chủ Lớp 10 Văn Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 3)

  • 10433 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

20/07/2024
Ý nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa của câu thơ thứ nhất?

Câu 3:

20/07/2024
Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?

Câu 5:

20/07/2024
Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?

Câu 6:

22/07/2024

“Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” suy nghĩ trên được thể hiện trong câu thơ nào?


Câu 7:

22/07/2024

Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối?


Câu 8:

21/07/2024

Nêu nội dung chính của bài thơ trên.

Xem đáp án

- Bài thơ thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn, trở về với cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, với công việc đồng ruộng và rời xa chốn quan trường đầy toan tính.

- Tuy vậy, ẩn sâu trong tâm hồn ông vẫn là tấm lòng luôn hướng về dân về nước. Bài thơ ca ngợi tâm hồn thanh cao, trái tim yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi.

Câu 9:

22/07/2024
Nêu những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ.
Xem đáp án

Những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ:

- Viết về lối sống nhàn, gần gũi với thú vui của người xưa trong ca dao

- Tâm thế an nhàn, ung dung, tự tại của Nguyễn Trãi có nét tương đồng với tâm thế của người bình dân trong ca dao, dân ca.

- Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ dân gian tự nhiên, gần gũi.

→ Những yếu tố tượng trưng, ước lệ của thơ trung đại đã được thay thế bằng những chất liệu gần gũi, ngôn ngữ dân tộc được sử dụng tinh tế, gợi cảm.

Câu 10:

22/07/2024

Bài thơ trên thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Xem đáp án

Qua bài thơ, người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp thanh cao của một con người trọng khí tiết trong Nguyễn Trãi.

Bài thơ khiến người đọc thêm yêu mến nhân cách và tấm lòng ông dành trọn cho nhân dân, đất nước.

Câu 11:

22/07/2024

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.

Xem đáp án

I. Mở bài:

Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ

Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

II. Thân bài:

1. Giải thích về lòng yêu nước

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

2. Biểu hiện của lòng yêu nước

* Thời kỳ chiến tranh

- Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.

- Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường

- Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ

- Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

- Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

- Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

* Thời kỳ hòa bình

- Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.

- Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

- Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…

- Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.

- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.

3. Vai trò của lòng yêu nước

- Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.

- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

III. Kết bài:

- Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam

- Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.

Bắt đầu thi ngay