Đề minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 có lời giải ( Đề số 2 )

  • 4558 lượt thi

  • 37 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa

Xem đáp án

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Phân tích để thấy điểm chung của 3 chiến dịch Việt bắc, Biên giới và Điện Biên Phủ có điểm chung về sự kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch.

Chọn đáp án: A


Câu 2:

03/07/2024

Ngày 15 - 5 - 1945, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được hợp nhất thành

Xem đáp án

Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 114

Cách giải:

Thực hiện nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kì, ngày 15-5-1945,Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành quân giải phóng.

Chọn đáp án: D


Câu 3:

18/07/2024

Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược "Cam kết và mở rộng" do Tổng thống Mĩ Bill Clintơnđề ra là

Xem đáp án

Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 45.

Cách giải:

Một trong những Mục tiêu cơ bản của chiến lược cam kết và mở rộng là tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.

Chọn đáp án: D


Câu 4:

21/07/2024

Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là đều

Xem đáp án

Phưng pháp: phân tích,so sánh

Cách giải:

Phân tích , so sánh nội dung của 2 Hiệp địnhnGiơ -ne- vơ và Pari nội dung đầu tiên là đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.

Chọn đáp án: A


Câu 5:

21/07/2024

Nội dung nào dưới đây không nằm trong nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của tổ chức ASEAN?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 31

Cách giải:

Sử dụng phuơng pháp loại trừ các phương án A,C,D đều là nguyên nhân ra đời của ASEAN, phương án B không phải nguyên nhân.

 Chọn đáp án: B


Câu 6:

17/07/2024

Nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ điều kiện khách quan nào để nổi dậy giành độc lập vào năm 1945?

Xem đáp án

Phương pháp:

Cách giải:

Chính sách cai trị và vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai ngày càng trở nên gay gắt.

Chọn đáp án: D


Câu 7:

21/07/2024

Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam cách mạng thanh niên?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 83.

Cách giải:

Báo Thanh niên cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra số đầu tiên ngày 21-6-2925.

Chọn đáp án: B


Câu 8:

21/07/2024

Thành tựu lớn nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 11.

Cách giải:

Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ

Chọn đáp án: C


Câu 9:

17/07/2024

Trong những năm 1973 - 1982, nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu là do

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 44

.cách giải:

Năm 1973, do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái kéo dài

Chọn đáp án: C


Câu 10:

15/07/2024

Trong quá trình hoạt động, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá lý luận nào vào Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 84

Cách giải:

Báo thanh niên và tác phẩm Dường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.

Chọn đáp án: D


Câu 11:

11/08/2024

“Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân”, đây là một chủ trương quan trọng được đề ra trong

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hội nghị xác định…..chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

B đúng 

- A sai vì hội nghị này chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh chiến lược cách mạng trong bối cảnh chính trị mới, chưa xác định rõ ràng nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa như trong hội nghị tháng 5/1941.

- C sai vì hội nghị này tập trung vào việc chuẩn bị các bước cụ thể cho cuộc tổng khởi nghĩa sắp tới, không phải đề ra chủ trương chung về nhiệm vụ của toàn Đảng và toàn dân như trong hội nghị tháng 5/1941.

- D sai vì hội nghị này tập trung vào việc đánh giá tình hình chính trị và củng cố lực lượng cách mạng, chưa xác định nhiệm vụ cụ thể cho toàn Đảng và toàn dân như trong hội nghị tháng 5/1941.

Đây là thời điểm quan trọng để xác định chiến lược và kế hoạch cho cuộc tổng khởi nghĩa chống lại ách đô hộ thực dân và phong kiến. Chủ trương này phản ánh sự cần thiết phải chuẩn bị mọi mặt về tổ chức, lực lượng, và chính trị để thực hiện cuộc cách mạng, nhằm giành độc lập và tự do cho dân tộc. Đó là bước chuẩn bị quyết định để đảm bảo thành công của cuộc khởi nghĩa trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước đang có những chuyển biến quan trọng.


Câu 12:

27/06/2024

Chiến thắng nào của quân và dân Việt Nam thắng lợi đã hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Ngụy nhào”?

Xem đáp án

Phương pháp: dùng phương pháp loại trừ.

Cách giải:

Các phương án B,C,D đều là những thắng lợi để đánh cho Mĩ cút nhưng nguỵ chưa nhào. Chỉ đến thắng lợi mùa Xuân 1975 mới lật đổ hoàn toàn chính quyền tay sai của Mĩ.

Chọn đáp án: A


Câu 13:

15/07/2024

Nhận định nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 197.

Cách giải:

Vì nhờ có đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh ta đã từng bước làm thất bại âm mưu của Mĩ-Nguỵ, đưa cuộc kháng chiến vượt qua khó khăn thử thách để giành thắng lợi hoàn toàn..

Chọn đáp án: A


Câu 14:

27/06/2024

Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Chống tư tưởng cục bộ để đoàn kết trong Đảng lãnh đạo phát triển đất nước. vì sự chia rẽ của 3 tổ chức cộng sản đã ảnh hưởng không tốt đến cách mạng.

Chọn đáp án: B


Câu 15:

28/06/2024

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do

Xem đáp án

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Trong thời kì khó khăn sau chiến tranh, Nhật phải nhận viện trợ của Mĩ để phát triển kinh tế nên chính sách đối ngoại phụ thuộc vào Mĩ. Đến những năm 70 Nhật bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thể giới, vì vậy giới cầm quyền Nhật bản điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp để nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế.

Chọn đáp án: A


Câu 16:

18/07/2024

Sau mùa Xuân 1975, nguyện vọng tình cảm thiêng liêng của nhân dân 2 miền Nam – Bắc là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 201.

Cách giải:

Để đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc “ nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”- Hội nghị lần thứ 24 BCH Trung Ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Chọn đáp án: B


Câu 17:

23/07/2024

Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” là hoạt động của giai cấp

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 80.

Cách giải:

Tư sản Việt nam đã tổ chức tẩy chaytuw sản Hoa kiều, vận đọng người Việt Nam chỉ mua hàng Việt Nam, “ chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá”.

Chọn đáp án: D


Câu 18:

21/07/2024

Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là

 

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 100.

Cách giải:

Mục tiêu đấu tranh đòi tưh do, dân sinh,dân chủ, cơm áo và hoà bình.

Chọn đáp án: D


Câu 19:

04/07/2024

Trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được Đảng ta xác định tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5/1941 là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 108.

Cách giải:

Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc”.

Chọn đáp án: C


Câu 20:

13/07/2024

Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam mà nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (1959) xác định là con đường nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 164.

Cách giải:

Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 BCh Trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lưh cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ Diệm…đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang.

Chọn đáp án: A


Câu 21:

20/07/2024

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(9/1960) đã xác định cách mạng miền Bắc có vai trò gì đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 165.

Cách giải:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước)

Chọn đáp án: A


Câu 22:

26/06/2024

Địa phương giành chính quyền muộn nhất trong tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Việt Nam là

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 117

Cách giải:

Đồng Nai thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8.

Chọn đáp án: D


Câu 23:

19/07/2024

Phong trào đấu tranh trong những năm 1936 - 1939 đã để lại cho cách mạng Việt Nam bài học kinh nghiệm gì về việc tập hợp lực lượng?

Xem đáp án

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

- Phong trào cách mạng 1936-1939, mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên được thành lập, đã có vai trò to lớn trong tập hợp lực lượng để lại bài học về xây dựng mặt trận trong các giai đoạn tiếp theo.

Chọn đáp án: A


Câu 24:

18/07/2024

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 44,45

Cách giải:

Trải qua các đời tổng thống khác nhau, nhưng mục tiêu chung trong chính sách đối ngoại của Mĩ đều là triển khai chiến lược toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực để bá chủ thế giới.

Chọn đáp án: A


Câu 25:

17/07/2024

Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về

Xem đáp án

Phương pháp: phân tích, so sánh.

Cách giải:

Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc hình thành trong những năm 20 của Tk XX., có sự khác biệt về khuynh hướng chính trị.

Chọn đáp án: B


Câu 26:

23/10/2024

Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án

đáp án đúng là : B

Điều này chỉ xảy ra ở giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, từ đầu những năm 70.

=> A sai

Quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến đầu những nam 70 bị chi phối bởi cuộc chiến tranh lạnh do 2 siêu cường Xô- Mĩ đứng đầu đối đầu gay gắt, như cuộc chiến tranh ở triều Tiên, cuộc chiến tranh Việt Nam. Đều là sự đụng đầu lịch sử của 2 siêu cường Xô- Mĩ.

=>  B đúng

 Xu thế này chỉ xuất hiện từ đầu những năm 70, khi quan hệ Xô - Mỹ bắt đầu có những tín hiệu hòa hoãn.

=>  C sai

 Điều này cũng chỉ đúng với giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh.

=> D sai

*kiến thức mở rộng:

Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX được gọi là thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đặc trưng nổi bật nhất của giai đoạn này là sự đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Xô - Mỹ.

Đối đầu về ý thức hệ: Xô Viết theo chủ nghĩa xã hội, Mỹ theo chủ nghĩa tư bản, hai hệ thống này có sự đối lập sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội.

Cuộc chạy đua vũ trang: Cả hai siêu cường đều không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, tạo ra tình trạng căng thẳng và nguy cơ chiến tranh hạt nhân toàn cầu.

Chia cắt thế giới thành hai khối: Thế giới bị chia cắt thành hai khối Đông và Tây, mỗi khối do một siêu cường đứng đầu, các quốc gia trên thế giới phải lựa chọn đứng về một trong hai phía.

Chiến tranh cục bộ: Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ nổ ra trên thế giới, như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, đều mang dấu ấn của cuộc đối đầu Xô - Mỹ.

 

 

 


Câu 27:

21/07/2024

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến đầu những nam 70 bị chi phối bởi cuộc chiến tranh lạnh do 2 siêu cường Xô- Mĩ đứng đầu đối đầu gay gắt, như cuộc chiến tranh ở triều Tiên, cuộc chiến tranh Việt Nam. Đều là sự đụng đầu lịch sử của 2 siêu cường Xô- Mĩ.

Chọn đáp án: B


Câu 28:

11/07/2024

Tham dự Hội nghị Ianta (02-1945) gồm các nguyên thủ đại diện cho các cường quốc

 

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 4.

Cách giải:

Hội Nghị Ianta được triệu tập từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh.

Chọn đáp án: B


Câu 29:

20/07/2024

Từ tổ chức Cộng sản Đoàn, tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức cách mạng nào?

 

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 83.

Cách giải:

Từ tổ chức Cộng sản đoàn, tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Chọn đáp án: A


Câu 30:

13/07/2024

Điểm khác biệt cơ bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh là ở

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 83.

Cách giải:

Từ tổ chức Cộng sản đoàn, tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Chọn đáp án: A


Câu 31:

23/07/2024

Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?

A

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích

Cách giải:

Quan hệ giữa 2 nước Đức phản chiếu quan hệ ở châu Âu. Trên cơ sở những thoả thuận Xô-Mĩ ngày 9-11-1972, Hai nước Cộng Hoà dân chủ Đức và Cộng hoà Liên Bang Đức. kí Hiệp định tại bon đã đặt cơ sỏ quả quan hệ 2 nước Đức, làm cho tình hình châu Âu dịu đi.

Chọn đáp án: A


Câu 32:

15/07/2024

Tháng 9 - 1951, Mĩ kí với chính phủ Bảo Đại văn bản nào dưới đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12 trang 139,

Cách giải:

Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiẹp ước hợp tác kinh tế Việt Mĩ.

Chọn đáp án: B


Câu 33:

19/07/2024

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 209

Cách giải:

Đổi mới kinh tế phaỉ gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế..

Chọn đáp án: A


Câu 34:

10/08/2024

Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 -  1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 -  1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam là chiến lược chiến tranh cục bộ có quân đội Mĩ trực tiếp tham chiến.

- Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy.

→ B đúng.A,C,D sai

 * Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- “Chiến tranh Cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu: dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang cách mạng của Việt Nam trở về thế bị động, phòng ngự.

- Thủ đoạn:

+ Ồ ạt đưa quân Mĩ, quân đồng minh và miền Nam Việt Nam (quân số lúc cao nhất lên tới gần 1.5 triệu tên, trong đó, hơn nửa triệu là quân Mĩ).

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

+ Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”

+ Đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.

* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội  Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Thủ đoạn thực hiện:

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.

+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.

+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.

+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

 

 


Câu 35:

22/07/2024

Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành hai quốc gia. Đây là việc thực hiện thủ đoạn chính sách

Xem đáp án

Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 33.

Cách giải:

Thực dân Anh muốn chia rẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ, vì vậy đã chia Ấn Độ thành 2 nhà nước trên cơ sở tôn giáo để tiếp tục cai trị..

Chọn đáp án: D


Câu 36:

09/07/2024

Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Lực lượng chính trị có vai trò quyết định thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám.

Chọn đáp án: A


Câu 37:

02/09/2024

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”(1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương án C không phải ý nghĩa của Đồng Khởi mà là ý nghĩa của chiến thắng Bình Giã ngày 2 tháng 12 năm 1964 làm phá sản cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt.

C đúng 

- A sai vì phong trào "Đồng Khởi" (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là cuộc khởi nghĩa nhân dân chống lại chính sách thực dân của Mỹ, nhằm giành lại độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam. Đây là biểu hiện rõ ràng của sự phản kháng quyết liệt và quyết tâm đấu tranh chống lại sự can thiệp ngoại quốc.

- B sai vì phong trào "Đồng Khởi" (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là sự khởi nghĩa nhằm chống lại chính quyền bạo ngược và thực dân của Ngô Đình Diệm, nhấn mạnh sự phản đối và mong muốn thay đổi chính sách nội trị và ngoại giao đối với Mỹ.

- D sai vì phong trào "Đồng Khởi" (1959-1960) đánh dấu sự chuyển đổi từ chiến lược giữ gìn lực lượng sang tiến công, nhằm gia tăng áp lực lên chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ, khẳng định quyết tâm đấu tranh giành lại độc lập và tự do cho miền Nam Việt Nam.

*) Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Trong những năm 1957 - 1959:

+ Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.

+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.

+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.

- Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

2. Diễn biến

- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.

- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.

3. Kết quả

- Cuối năm 1960, ta làm chủ được nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên và cả Trung Trung Bộ.

4. Ý nghĩa

- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)


Bắt đầu thi ngay