Câu hỏi:

02/09/2024 42,724

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”(1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam?

A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. Làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Đáp án chính xác

D. Đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

Phương án C không phải ý nghĩa của Đồng Khởi mà là ý nghĩa của chiến thắng Bình Giã ngày 2 tháng 12 năm 1964 làm phá sản cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt.

C đúng 

- A sai vì phong trào "Đồng Khởi" (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là cuộc khởi nghĩa nhân dân chống lại chính sách thực dân của Mỹ, nhằm giành lại độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam. Đây là biểu hiện rõ ràng của sự phản kháng quyết liệt và quyết tâm đấu tranh chống lại sự can thiệp ngoại quốc.

- B sai vì phong trào "Đồng Khởi" (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là sự khởi nghĩa nhằm chống lại chính quyền bạo ngược và thực dân của Ngô Đình Diệm, nhấn mạnh sự phản đối và mong muốn thay đổi chính sách nội trị và ngoại giao đối với Mỹ.

- D sai vì phong trào "Đồng Khởi" (1959-1960) đánh dấu sự chuyển đổi từ chiến lược giữ gìn lực lượng sang tiến công, nhằm gia tăng áp lực lên chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ, khẳng định quyết tâm đấu tranh giành lại độc lập và tự do cho miền Nam Việt Nam.

*) Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Trong những năm 1957 - 1959:

+ Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.

+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.

+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.

- Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

2. Diễn biến

- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.

- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.

3. Kết quả

- Cuối năm 1960, ta làm chủ được nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên và cả Trung Trung Bộ.

4. Ý nghĩa

- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 -  1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam?

Xem đáp án » 10/08/2024 55,224

Câu 2:

Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là đều

Xem đáp án » 21/07/2024 11,430

Câu 3:

Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” là hoạt động của giai cấp

Xem đáp án » 23/07/2024 3,442

Câu 4:

Sau mùa Xuân 1975, nguyện vọng tình cảm thiêng liêng của nhân dân 2 miền Nam – Bắc là gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 881

Câu 5:

Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành hai quốc gia. Đây là việc thực hiện thủ đoạn chính sách

Xem đáp án » 22/07/2024 786

Câu 6:

Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược "Cam kết và mở rộng" do Tổng thống Mĩ Bill Clintơnđề ra là

Xem đáp án » 18/07/2024 410

Câu 7:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

Xem đáp án » 18/07/2024 260

Câu 8:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(9/1960) đã xác định cách mạng miền Bắc có vai trò gì đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước?

Xem đáp án » 20/07/2024 240

Câu 9:

“Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân”, đây là một chủ trương quan trọng được đề ra trong

Xem đáp án » 11/08/2024 228

Câu 10:

Thành tựu lớn nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 205

Câu 11:

Trong những năm 1973 - 1982, nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu là do

Xem đáp án » 17/07/2024 205

Câu 12:

Tháng 9 - 1951, Mĩ kí với chính phủ Bảo Đại văn bản nào dưới đây?

Xem đáp án » 15/07/2024 202

Câu 13:

Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là

 

Xem đáp án » 21/07/2024 196

Câu 14:

Nội dung nào dưới đây không nằm trong nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của tổ chức ASEAN?

Xem đáp án » 21/07/2024 187

Câu 15:

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là

Xem đáp án » 19/07/2024 186

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »