Đề minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 có lời giải ( Đề số 6)

  • 3809 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Xem đáp án

Câu 1.  Phuơng pháp: Sgk 11/ trang 52

Cách giải: Dùng phương pháp loại trừ: phương án A, B, C là ý nghĩa của CM tháng 10 Nga.

Chọn đáp án D


Câu 2:

Điểm giống nhau cơ bản nhất về tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

Xem đáp án

Câu 2. Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải: PBC, PCT đều là những sỹ phu yêu nước, thực hiện vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.

Chọn đáp án D


Câu 3:

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở

Xem đáp án

Câu 4. Phương pháp: Sgk 12 trang 17

Cách giải: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở châu Á.

Chọn đáp án A


Câu 4:

Ngày 1/10/1949 diễn ra sự kiện quan trọng nào trong tiến trình lịch sử Trung Quốc?

Xem đáp án

Câu 5. Phương pháp: sgk 12 trang 21

Cách giải: Ngày 1/10/1949  Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

Chọn đáp án C


Câu 5:

Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?

    

Xem đáp án

Câu 7. Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải: A,C, D là nguyên nhân để Nhật Bản thúc đẩy xu hướng “ hướng về châu Á”.

Chọn đáp án D


Câu 6:

Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

Xem đáp án

Câu 10. Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải: Toàn cầu hóa là cơ hội để tất cả các quốc gia có cơ hội hội nhậpm thu hút vốn đầu tư,, KHKT và công nghệ từ các nước khác để phát triển kinh tế quốc gia.

Chọn đáp án B


Câu 7:

Yếu tố bên ngoài giúp các nước Tây Âu phục hồi và phát triển kinh tế trong những năm 1945 - 1950 là

Xem đáp án

Câu 11. Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải: Các phương án B,C,D là yếu tố nội lực của nhân dân các nướcTây Âu để phát triển kinh tế.

Chọn đáp án A


Câu 8:

Tổ chức chính trị của tư sản và đại địa chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1919 - 1925 là gì?

Xem đáp án

Câu 14. Phương pháp: Sgk 12 trang 80

Cách giải: Tổ chức chính trị của tư sản và đại địa chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1919 - 1925 là  Đảng Lập hiến do Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phan Long sáng lập năm 1923.

Chọn đáp án C

 


Câu 9:

Ý nào thể hiện rõ nhất bước phát triển của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1925 - 1929 so với giai đoạn 1919 - 1924?   

Xem đáp án

Câu 15. Phương pháp: phân tích, đánh giá

 Cách giải: So với trước 1919-1924, PTCN giai đoạn 1925-1929 đã có mục tiêu đấu tranh chính trị rõ nét, được đánh dầu từ sự kiện bãi công của công nhân Ba Son 1925.

Chọn đáp án D


Câu 10:

Hoạt động nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc xác định “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” ?

  

Xem đáp án

Câu 16. Phương pháp: Sgk 12 trang 81

 Cách giải: Sau khi gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (18/6/1919) và không được chấp nhân,  Nguyễn Ái Quốc xác định “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”

  Chọn đáp án A


Câu 11:

Điểm khác về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị tháng 10/1930 so với Cương lĩnh chính trị tháng 2-1930 là gì?

  

Xem đáp án

 Câu 17. Phương pháp: phân tích, đánh giá

Cách giải: Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chống ĐQ và PK- đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu; Luận cương chống Phong kiến xong mới chống đế quốc, đề cao vấn đề cách mạng ruộng đất.

Chọn đáp án D


Câu 12:

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo nào?

  

Xem đáp án

Câu 18. Phương  pháp: Sgk 12 trang 82

Cách giải: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo Thanh niên

Chọn đáp án B


Câu 13:

Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về nội dung cuộc Cách mạng tư sản dân quyền trong trong Cương lĩnh tháng 2/1930 như thế nào?

  

Xem đáp án

Câu 19. Phương pháp: phân tích, đánh giá, kết hợp SGK 12/ trang 8

Cách giải: Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo trong xác định nội dung cách mạng dân quyền bao gồm cả chống đế quốc và chống phong kiến


Câu 14:

Giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của

  

Xem đáp án

Câu 20. Phương pháp: phân tích, đánh giá, kết hợp SGK 12/ trang 7

Cách giải: Giai cấp công nhân Việt Nam bị 3 tầng ấp bức bóc lột là: đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản.

Chọn đáp án C


Câu 15:

Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương được xác định trong Bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là?

    

Xem đáp án

Câu 21. Phương pháp: Sgk 12 trang 112

Cách giải: Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương được xác định trong Bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là Phát xít Nhật.                          Chọn đáp án A


Câu 16:

Một trong những đặc điểm thể hiện tính cách triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

Xem đáp án

Câu 22. Phương pháp: Phân tích và đánh  giá

Cách giải: phong trào cách mạng 1930-1931, đã đấu tranh chống lại 2 kẻ thù là đế quốc và phong kiến (xác định đúng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này)

Chọn đáp án C


Câu 17:

Nhận xét nào sau đây là đúng về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936)?

Xem đáp án

Câu 23 Phương Pháp:Phân tích và đánh  giá

Cách giải: Hội nghị TW 7/1936 dựa trên bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều thay đổi nên tạm gác lại nhiệm vụ đấu tranh đòi độc lập dân tộc để đưa ra nhiệm vụ cụ thể trước mắt phù hợp với tình hình là: chống chế dộ phản động thuộc địa, chống chiến tranhm đòi tự do cơm áo, hòa bình.

Chọn đáp án C


Câu 18:

Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam không mang tính dân chủ điển hình, vì sao?

Xem đáp án

Câu 24. Phương pháp: phân tích và giải thích

Cách giải:    CMT8 năm 1945 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại. CM tháng 8 mang tính chất giải phóng dân tộc, không mang tính chất dân chủ.

Chọn đáp án D


Câu 19:

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là

  

Xem đáp án

Câu 25. Phương pháp: SGK 12/ trang 109

 Cách giải: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩ

Chọn đáp án A


Câu 20:

Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931 vì

  

Xem đáp án

Câu 26. Phương pháp: phân tích và đánh giá

Cách giải: Xô Viết Nghệ Tĩnh đã lập ra được chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh với bản chất chính quyền của dân, do dân, vì dân

Chọn đáp án B


Câu 21:

Hội nghị Ban chấp Hành Trung ương tháng 11/1939, Đảng cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập Mặt trận với tên gọi như thế nào?

  

Xem đáp án

Câu 27. Phương  pháp: Sgk 12 trang 10

Cách giải: Hội nghị Ban chấp Hành Trung ương tháng 11/1939, Đảng cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập Mặt trận với tên gọi:Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Chọn đáp án D


Câu 22:

Những chính sách bóc lột của Pháp – Nhật giai đoạn 1939-1945 ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, ngoại trừ

     

Xem đáp án

Câu 29. Phương pháp: nhận xét và đánh giá

Cách giải: Tư sản mại bản, địa chủ và tay sai đế quốc là lực tay sai của Pháp- Nhật nên các chính sách bóc lột của Pháp- Nhật không ảnh hưởng đến các tầng lớp này.

Chọn đáp án C


Câu 23:

Chiến dịch nào của ta đã chọc thủng hành lang Đông - Tây, phá thế bao vây của Pháp cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc?

    

Xem đáp án

Câu 30. Phương pháp: sgk 12/138

Cách giải: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đã chọc thủng hành lang Đông - Tây, phá thế bao vây của Pháp cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc

 Lựa chọn A


Câu 24:

Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp biểu hiện ở điểm nào?

  

Xem đáp án

Câu 31. Phương pháp: nhận xét và đánh giá

 Cách giải: Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp biểu hiện ở toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm đứng lên chống Pháp xâm lược.

Chọn đáp án B


Câu 25:

Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước tháng 12/1986 là

Xem đáp án

Câu 33. Phương pháp: sgk 12/208

Cách giải:Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước tháng 12/1986 là cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô.

Chọn C


Câu 26:

Điều kiện lịch sử nào quyết định bùng nổ phong trào Đồng khởi (1959-1960)?

Xem đáp án

Câu 34.  nhận xét và đánh giá

Cách giải: Nghị quyết HN 15, tháng 1/1959 là yếu tố quyết định nhất dẫn đến bùng nổ PT đồng khởi.

Chọn đáp án B


Câu 27:

Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là

Xem đáp án

Câu 35. Phương pháp: sgk 12 trang 157,158

Cách giải: Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

Chọn đáp án D


Câu 28:

Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở niềm Nam Việt Nam (1961-1973) là

Xem đáp án

Câu 36. Phương pháp: phân tích và kết luận

Cách giải: ra sức chiếm đất giành dân là thủ đoạn mà Mỹ thực hiện trong tất cả các chiến lược từ 1961-1973

Chọn đáp án C


Câu 29:

Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) với đại hội lần thứ II (2-1951) là gì?

Xem đáp án

Câu 37. Phương pháp: phân tích và nhận xét

Cách giải: Chỉ có ở ĐH III 1961 mới có nội dung xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.

Chọn đáp án C


Câu 30:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã

Xem đáp án

Câu 38. Phương pháp: đánh giá và phân tích

Cách giải: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã giáng đòn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân.

Chọn đáp án A


Câu 31:

Điểm khác biệt về quy mô giữa “Chiến tranh đặc biệt” với “Chiến tranh cục bộ”    

Xem đáp án

Câu 39. Phương pháp: suy luận và phân tích

Cách giải: CT đặc biệt chỉ diễn ra trên quy mô miền Nạm, CTCB trên phạm vi cả nước.

Chọn A


Bắt đầu thi ngay