Bài tập tuần 33
-
354 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Một hình lập phương có diện tích xung quanh 24dm2 thì diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
24 : 4 = 6 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
6 × 6 = 36 (dm2)
Chọn A.
Câu 2:
22/07/2024Thể tích của một hình hộp chữ nhật là 120cm3, chiều rộng là 3cm, chiều dài là 5cm. Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
120 : 3 : 5 = 8 (cm)
Chọn C.
Câu 3:
20/07/2024Một hình hộp chữ nhật có chu vi đáy là 26cm, chiều dài 7cm và chiều cao 8cm. Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
Nửa chu vi đáy là:
26 : 2 = 13 (cm)
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:
13 – 7 = 6 (cm)
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
8 × 7 × 6 = 336 (cm3)
Chọn D.
Câu 4:
20/07/2024Hoa mua 5kg táo hết 120 000 đồng. Vậy Hoa mua 9kg táo như vậy hết số tiền là:
Giá tiền của 1kg táo là:
120 000 : 5 = 24 000 (đồng)
Hoa mua 9kg táo như vậy hết số tiền là:
24 000 × 9 = 216 000 (đồng)
Chọn A.
Câu 5:
22/07/2024Hình thang có độ dài đáy lớn 5dm, đáy bé 40cm và chiều cao 3dm thì diện tích hình thang là:
Đổi 40cm = 4dm.
Diện tích hình thang là:
Chọn C.
Câu 6:
20/07/2024Biết 80% số học sinh của một trường là 448 em. Vậy 30% số học sinh của trường là:
Số học sinh của trường là:
448 : 80 × 100 = 560 (em)
30% số học sinh của trường là:
560 × 30 : 100 = 168 (em)
Chọn C.
Câu 7:
22/07/2024Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước lòng bể là: Chiều dài 2,5m; chiều rộng 1,5m và chiều cao 1,5m.
a) Tính diện tích xung quanh của bể.
b) Nếu bể không có nước thì phải đổ bao nhiêu lít nước thì đầy bể? (biết 1dm3 = 1 lít)
a) Diện tích xung quanh của bể nước là:
(2,5 + 1,5) × 2 × 1,5 = 12 (m2)
b) Thể tích của bể nước là:
2,5 × 1,5 × 1,5 = 5,625 (m3)
Đổi 5,625m3 = 5625dm3 = 5625 lít
Nếu đáy bể không có nước phải đổ 5625 lít nước thì bể sẽ đầy.
Câu 8:
23/07/2024Người ta dùng tôn gò thành một thùng hình hộp chữ nhật không có nắp: chiều dài thùng là 2,2m; chiều rộng của thùng là 1,5m và chiều cao bằng chiều rộng. Tính diện tích tôn cần dùng để làm thùng (biết các mép hàn không đáng kể).
Chiều cao của thùng tôn là:
Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
(2,2 × 1,5) × 2 × 0,9 = 6,66 (m2)
Diện tích của đáy thùng là:
2,2 × 1,5 = 3,3 (m2)
Diện tích tôn cần dùng để làm thùng là:
6,66 + 3,3 = 9,96 (m2)
Câu 9:
15/10/2024Một tổ gồm 12 người đắp xong đoạn đường trong 16 ngày. Hỏi nếu tổ chỉ có 4 người thì đắp xong đoạn đường đó trong bao nhiêu ngày? Biết năng suất làm việc của mỗi người là như nhau.
*Phương pháp giải
- Tính xem một người đắp xong đoạn đường trong bao nhiêu ngày: 16x12=?
- Vậy nếu 4 người thì sẽ đắp xong trong mấy ngày: 4x số ngày 1 người
*Lời giải
Một người đắp xong đoạn đường trong số ngày là:
16 × 12 = 192 (ngày)
Bốn người đắp xong đoạn đường trong số ngày là:
192 : 4 = 48 (ngày)
*Lý thuyết và các dạng bài toán về thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân chia:
Phép cộng hai số tự nhiên
a + b = c
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
Phép trừ hai số tự nhiên
a – b = c (a # b)
(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)
Phép nhân hai số tự nhiên
a x b = c
(thừa số) x (thừa số) = (tích)
Tính chất của phép nhân
Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:
+ Giao hoán: a . b = b . a
+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a
+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:
a . (b + c) = a. b + a . c
a . (b – c) = a . b – a . c
Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:
a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)
Phép chia hết
a : b = q (b#0)
(số bị chia) : (số chia) = (thương)
Phép chia có dư
Cho hai số tự nhiên a và b với . Khi đó luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b . q + r, trong đó .
+ Khi r = 0 ta có phép chia hết.
+ Khi r # 0 ta có phép chia có dư. Ta nói: a chia cho b được thương là q và số dư là r.
Kí hiệu: a : b = q (dư r)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Ôn tập và bổ sung về giải toán có đáp án (Nhận biết - Thông hiểu)
Bài tập Ôn tập về giải toán (tiết 1) lớp 5 (có đáp án)
Câu 10:
23/07/2024Hai ô tô xuất phát từ A và B cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Quãng đường AB dài 180km. Sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi xe, biết vận tốc xe đi từ A lớn hơn vận tốc xe đi từ B là 10 km/giờ.
Tổng vận tốc của hai xe là:
180 : 2 = 90 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ A là:
(90 + 10) : 2 = 50 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là:
(90 - 10) : 2 = 40 (km/giờ)
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập tuần 33 (353 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Bài tập tuần 30 (876 lượt thi)
- Bài tập tuần 20 (686 lượt thi)
- Bài tập tuần 34 (668 lượt thi)
- Bài tập tuần 28 (667 lượt thi)
- Bài tập tuần 31 (648 lượt thi)
- Bài tập tuần 27 (641 lượt thi)
- Bài tập tuần 24 (639 lượt thi)
- Bài tập tuần 29 (624 lượt thi)
- Bài tập tuần 22 (610 lượt thi)
- Bài tập tuần 32 (567 lượt thi)