Bài tập tuần 34

Bài tập tuần 34

  • 653 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Một hình chữ nhật có chu vi 36cm. Chiều dài bằng 54  chiều rộng. Diện tích của hình chữ nhật là:

Xem đáp án

Tổng của chiều dài và chiều rộng là:

36 : 2 = 18 (cm)

Chiều dài của hình chữ nhật là:

18 : (5 + 4) × 5 = 10 (cm)

Chiều rộng của hình chữ nhật là:

18 – 10 = 8 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật là:

10 × 8 = 80 (cm2)

Chọn B.


Câu 2:

20/07/2024

Một hình bình hành có chiều cao 5cm, độ dài cạnh đáy là 8,2cm. Diện tích của hình bình hành đó là:

Xem đáp án

Diện tích của hình bình hành đó là:

5 × 8,2 = 41 (cm2)

Chọn C.


Câu 3:

20/07/2024

Một hình tam giác có độ dài đáy là 24dm, chiều cao bằng 34  cạnh đáy. Diện tích tam giác đó là:

Xem đáp án

Chiều cao của hình tam giác là:

24 × 3 : 4 = 18 (dm)

Diện tích tam giác đó là:

24×182=216dm2

Chọn A.


Câu 4:

20/07/2024

Một hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 3,2dm và 20cm. Diện tích của hình thoi đó là:

Xem đáp án

Đổi 20cm = 2dm.

Diện tích của hình thoi đó là:

3,2×22=3,2dm2

Chọn D.


Câu 5:

20/07/2024

Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5dm; chiều rộng 1,2dm và chiều cao 1,8dm. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

Xem đáp án

Diện tích đáy là:

1,5 × 1,2 = 1,8 (dm2)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

(1,5 + 1,2) × 2 × 1,8 = 9,72 (dm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

9,72 + 1,8 × 2 = 13,32 (dm2)

Chọn C.


Câu 6:

20/07/2024

Lớp 5A có 12 học sinh Nam và 28 học sinh Nữ. Số học sinh Nam chiếm bao nhiêu phần trăm so với số học sinh cả lớp?

Xem đáp án

Tổng số học sinh của lớp 5A là:

12 + 28 = 40 (học sinh)

Số học sinh Nam chiếm số phần trăm so số học sinh cả lớp:

12 : 40 × 100 = 30%

Chọn B.


Câu 7:

20/07/2024

Một cửa hàng có 800 tấn gạo. Ngày thứ nhất cửa hàng bán được 30% số gạo. Ngày thứ hai cửa hàng bán được 30% số gạo còn lại. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu tấn gạo?

Xem đáp án

Ngày thứ nhất cửa hàng bán được số tấn gạo là:

800 × 30% = 240 (tấn)

Số tấn gạo còn lại sau ngày thứ nhất là:

800 – 240 = 560 (tấn)

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số tấn gạo là:

560 × 30% = 168 (tấn)

Cửa hàng còn lại số tấn gạo là:

560 – 168 = 392 (tấn)


Câu 8:

21/07/2024

Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 3,5m và chiều cao 2m. Biết 70% thể tích của bể đang có nước. Hỏi:

a) Bể nước có thể chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước?

b) Mức nước hiện có trong bể cao bao nhiêu mét?

Xem đáp án

a) Bể nước có thể chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước?

Bể nước có thể chứa được nhiều nhất số lít nước là:

4 × 3,5 × 2 = 28 (m3)

Đổi 28m3 = 28 000 dm3 = 28 000 lít

b) Mức nước hiện có trong bể cao bao nhiêu mét?

Chiều cao mực nước hiện có trong bể là:

2 × 70% = 1,4 (m)


Câu 9:

19/11/2024

Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng lúc và đi ngược chiều nhau trên quãng đường AB. Ô tô đi với vận tốc 50 km/giờ. Xe máy đi với vận tốc 36 km/giờ. Sau 1 giờ 45 phút thì ô tô và xe máy gặp nhau. Tính độ dài quãng đường AB.

Xem đáp án

Lời giải

Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ

Tổng vận tốc của ô tô và xe máy là:

50 + 36 = 86 (km/giờ)

Độ dài quãng đường AB là:

86 × 1,75 = 150,5 (km)

*Phương pháp giải:

B1:Tình tổng vận tốc của ô tô và xe máy

B2:Tính độ dài quãng đường

*Lý thuyết:

Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:

s = v x t

Lưu ý:

Đơn vị của quãng đường sẽ tương ứng với đơn vị của vận tốc và thời gian, ví dụ vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thời gian có đơn vị là giờ thì quãng đường có đơn vị là km; …

- Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường, ví dụ vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là phút thì ta phải đổi thời gian từ đơn vị phút sang đơn vị là giờ rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.

Xem thêm

Lý thuyết Quãng đường (mới  + Bài Tập) - Toán lớp 5 


Câu 10:

22/07/2024

Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ 30 phút với vận tốc 40 km/giờ. Sau khi đi được 45 phút thì một ô tô cũng xuất phát từ A với vận tốc 55 km/giờ để đuổi theo xe máy.

a) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

b) Nơi ô tô gặp xe máy cách A bao xa?

Xem đáp án

a)

Đổi 45 phút = 0,75 giờ

Xe máy đi trước ô tô quãng đường là:

40 × 0,75 = 30 (km)

Hiệu vận tốc của ô tô và xe máy là:

55 – 40 = 15 (km/giờ)

Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:

30 : 15 = 2 (giờ)

Ô tô đuổi kịp xe máy là:

6 giờ 30 phút + 45 phút + 2 giờ = 9 giờ 15 phút

b) Nơi hai xe gặp nhau cách A số ki-lô-mét là:

55 × 2 = 110 (km)


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương