Bài tập Chuyên đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam có đáp án
Bài tập Chuyên đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam có đáp án
-
1439 lượt thi
-
28 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Đọc thông tin và quan sát các hình 2.1, 2.2, hãy giải thích khái niệm di sản văn hóa. Quần thể di tích cố đô Huế có phải là di sản văn hóa không? Tại sao?
- Khái niệm di sản văn hóa:
+ Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, do con người sáng tạo nên trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong một nhóm cộng đồng hoặc xã hội, được giữ gìn, phát huy đến ngày nay.
+ Di sản văn hoá là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá.
- Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa. Vì: quần thể di tích cố đô Huế là sản phẩm vật chất do người Việt Nam sáng tạo ra dưới thời kì cai trị của vương triều Nguyễn, được gìn giữ cho đến hiện nay.
Câu 2:
21/07/2024Đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình 2.1, hãy nêu ý nghĩa của di sản văn hóa.
- Ý nghĩa của di sản văn hóa:
+ Lưu giữ giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc
+ Tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
+ Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ
+ Là cơ sở sáng tạo, giá trị văn hóa mới và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế
+ Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Câu 3:
18/07/2024Đọc thông tin, tư liệu và quan sát bảng 2.1, hình 2.3, hãy nêu các cách phân loại di sản văn hóa. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa
- Các cách phân loại di sản văn hóa: theo UNESCO và Luật Di sản văn hóa, về cơ bản, di sản văn hóa được chia thành 2 loại hình là:
+ Di sản văn hóa phi vật thể
+ Di sản Việt Nam vật thể
- Mục đích của việc phân loại:
+ Bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng tốt hơn giá trị của di sản văn hoá;
+ Giúp các tổ chức, cá nhân nhận diện được, hiểu được tính đa dạng, phong phú của di sản, làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá một cách hiệu quả.
- Ý nghĩa: việc phân loại di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại bền vững của di sản văn hoá cũng như đối với việc phát huy những giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng.
Câu 4:
13/07/2024Đọc thông tin và quan sát bảng 2.2, hình 2.4, hãy trình bày các cấp độ hạng di sản văn hóa. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di sản văn hóa.
- Các cấp độ hạng di sản văn hóa:
+ Di tích cấp tỉnh: là những di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di tích quốc gia: là những di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia được Bộ trưởng Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di tích quốc gia đặc biệt: là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di sản thế giới: là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được tổ chức UNESCO ghi danh.
- Mục đích của việc xếp hạng di tích:
+ Xác lập cơ sở pháp lí bảo vệ di sản văn hoá, phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
+ Là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền, đoàn thể và công dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Ý nghĩa của việc xếp hạng di tích:
+ Việc xếp hạng có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và việc bảo tồn, quảng bá, phát huy những giá trị của di sản văn hoá trong cộng đồng, đặc biệt là đối với di sản văn hoá phi vật thể;
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
+ Tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, cá nhân tích cực, chủ động tham gia hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Câu 5:
19/07/2024Đọc thông tin và quan sát hình 2.5, hãy giải thích khái niệm “bảo tồn di sản văn hóa”
- Khái niệm: Bảo tồn di sản văn hoá là việc giữ gìn nguyên dạng giá trị gốc của di sản hoặc giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có.
Câu 6:
23/07/2024Đọc thông tin, hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có mối quan hệ biện chứng, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau và đều nhằm mục đích chung là lưu truyền và phát triển những giá trị của di sản văn hoá.
+ Làm tốt công tác bảo tồn là cơ sở để phát huy giá trị to lớn của di sản văn hoá.
+ Phát huy giá trị của di sản văn hoá sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, bảo vệ sự tồn tại của di sản văn hoá theo dạng thức vốn có của chúng.
Câu 7:
16/07/2024Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 2.6, hãy phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản:
+ Xuất phát từ những giá trị to lớn về: lịch sử, văn hóa, khoa học, giáo dục, thẩm mĩ và giá trị kinh tế… của di sản văn hóa đối cộng đồng.
+ Xuất phát từ thực trạng di sản văn hoá. Hiện nay, ở các địa phương, nhiều di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp nghiêm trọng, di sản văn hóa phi vật thể bị mai một…
+ Xuất phát từ các văn bản pháp quy của Nhà nước: Để bảo tồn hiệu quả giá trị của di sản văn hoá, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di sản.
Câu 8:
27/12/2024Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2.7, hãy nêu các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
* Trả lời:
- Các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:
+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong cộng đồng.
+ Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hoá.
+ Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá, như: nâng cao năng lực tổ chức, quản lý nhà nước về di sản; gắn liền hoạt động bảo tồn với cộng đồng dân cư tại các địa phương; giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá và hợp tác quốc tế về di sản;...
* Mở rộng:
Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.
- Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.
- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử - Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời
2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.
- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.
- Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Câu 9:
19/07/2024Đọc thông tin và quan sát bảng 2.3,hình 2.8, hãy giải thích vai trò của hệ thống chính trị,doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Vai trò của hệ thống chính trị là: tạo ra khuôn khổ pháp li và cơ chế chính sách cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.
- Vai trò của doanh nghiệp là: huy động nguồn vốn cho công tác bảo tồn di sản văn hóa
- Vai trò của cộng đồng dân cư là chủ thể, giữ vai trò then chốt trong công tác bảo tồn di sản văn hóa.
- Vai trò của từng cá nhân là: trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tại địa phương.
Câu 10:
14/07/2024Đọc thông tin, tư liệu và quan sát bảng 2.4, hãy nêu trách nhiệm của các tổ chức xã hội và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa
- Trách nhiệm của các tổ chức xã hội là:
+ Huy động các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
+ Thực hiện quản lí di sản văn hóa theo phân cấp
- Trách nhiệm của các cá nhân là:
+ Chấp hành phát luật, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
+ Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và vận động người khác cùng tham gia vào việ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Câu 11:
13/07/2024Đọc thông tin và quan sát bảng 2.5, lược đồ 2.1, hãy xác định vị trí phân bố của các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam trên lược đồ và rút ra nhận xét về sự phân bố đó.
- Xác định vị trí phân bố của các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:
+ Nhã nhạc cung đình Huế - ở: Thừa Thiên Huế.
+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng
+ Dân ca quan họ - ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang
+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc - ở Hà Nội
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát Xoan - ở Phú Thọ.
+ Dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh - ở Nghệ An và Hà Tĩnh
+ Nghi lễ và trò chơi kéo co - ở Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai…
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - ở hầu hết các địa phương trên cả nước
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ - ở hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
+ Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái - ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam hiện nay.
- Nhận xét:
+ Các di sản văn hóa phi vật thể được phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước của Việt Nam.
+ Có một số di sản văn hóa tồn tại ở nhiều địa phương (ví dụ như: tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ; nghệ thuật bài Chòi…)
+ Có những di sản mang tính chất đặc trưng riêng của người dân ở từng vùng/ miền, như: hát Xoan ở Phú Thọ; nghệ thuật Ví, dặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh; dân ca quan họ ở Bắc Ninh và Bắc Giang….
Câu 12:
23/07/2024Đọc thông tin và quan sát hình 2.9, hãy giới thiệu một số nét cơ bản về Nhã nhạc cung đình Huế.
- Nhã nhạc là thể loại nhạc chính thức của triều đình, được trình diễn trong cung đình gắn với các nghi lễ đặc biệt, như lễ đăng quang, lễ Đại triều, lễ Đại yến, lễ Thượng thọ, tế Giao…
- Nhã nhạc là sản phẩm của sự kết hợp giữa lễ và nhạc.
- Nhã nhạc cung đình Huế có sự kế thừa từ lễ nhạc của các triều đại trước, đến thời Nguyễn, đặc biệt là thời vua Minh Mệnh, đã phát triển rực rỡ, đạt đến trình độ uyên bác.
- Trình diễn nhã nhạc là các nhạc công, ca công và vũ công được tuyển chọn, đào tạo kĩ lưỡng, sử dụng hàng chục nhạc cụ khác nhau. Quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, hệ thống nhạc khí, nhạc cụ được quy định chặt chẽ.
- Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khấu và di sản phi vật thể nhân loại.
- Năm 2008, nhã nhạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Câu 13:
13/07/2024Đọc thông tin và quan sát hình 2.10, hãy giới thiệu một số nét cơ bản về Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của cư dân Nam Bộ, được cải biến từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ.
- Đờn ca tài tử ra đời từ thế kỉ XIX; đến nay, đờn ca tài tử đã phát triển ở 21 tỉnh, thành phố, trải dài từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
- Giá trị cốt lõi của đờn ca tài tử Nam Bộ là sự kết hợp hài hoà của ngôn ngữ và âm nhạc, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, đời sống sinh hoạt và phong cách phóng khoáng của người dân
- Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật quần chúng: nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn không phải là ca sĩ chuyên nghiệp; sân khấu biểu diễn linh hoạt, đơn giản.
- Năm 2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Câu 14:
16/07/2024Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.6, Hình 2.11 Lược đồ 2.2 hãy xác định vị trí phân bố của các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt nam trên lược đồ và rút ra nhận xét về sự phân bố đó.
- Xác định vị trí phân bố của các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:
+ Đền Hùng - ở Phú Thọ
+ Thành Cổ Loa; Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Văn miếu - Quốc Tử Giám; khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - ở Hà Nội
+ Thành nhà Hồ - ở Thanh Hóa
+ Đô thị cổ Hội An; thánh địa Mỹ Sơn - ở Qảng Nam
+ Quần thể di tích cố đô Huế - ở Quảng Nam
+ Chiến trường Điện Biên Phủ - ở Điện Biên
+ Dinh Độc Lập - ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhận xét: Các di sản văn hóa vật thể được phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước của Việt Nam.
Câu 15:
13/07/2024Đọc thông tin tư liệu và quan sát Hình 2.12 hãy giới thiệu một số nét cơ bản về Hoàng thành Thăng Long.
- Hoàng thành Thăng Long nằm ở quận Ba Đình - Hà Nội, là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa.
- Dấu tích còn lại quan trọng nhất của Hoàng thành Thăng Long là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, nơi lưu giữ dấu tích trực tiếp của khu trung tâm Hoàng thành. Tại đây, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều dấu tích lịch sử như nền nhà, các trụ móng kiên cố, giếng cổ, tượng rồng-phượng, tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á,... Nhiều bằng chứng cho thấy Thăng Long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực.
- Năm 2010, UNESCO đã ghi danh khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới.
Câu 16:
13/07/2024Đọc thông tin và quan sát HÌnh 2.13 hãy giới thiệu một số nét cơ bản về Thánh địa Mỹ Sơn.
- Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Hin-du giáo ở Đông Nam Á.
- Thánh địa Mỹ Sơn có hơn 70 ngôi đền, tháp bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ XIII.
- Ngoài chức năng hành lễ, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hoá, tín ngưỡng và là khu lăng mộ của các vua quan, hoàng thân quốc thích của các vương triều Chăm-pa.
- Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hoá Thế giới. Năm 2009, nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ở Việt Nam.
Câu 17:
13/07/2024Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.7 Lược đồ 2.3 hãy xác định vị trí phân bố của các di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam và rút ra nhận xét về sự phân bố đó.
- Xác định vị trí phân bố của các di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam:
+ Vịnh Hạ Long - ở Quảng Ninh
+ Vương Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - ở Quảng Bình
+ Hồ Ba Bể - ở Bắc Kạn
+ Vườn quốc gia Cát Tiên - ở các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
+ Quần đảo Cát Bà - ở Hải Phòng
+ Cao nguyên đá Đồng Văn (ở Hà Giang)
+ Ngũ hành sơn - ở Đà Nẵng
+ Non nước Cao Bằng - ở Cao Bằng
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình - ở Tuyên Quang
+ Công viên địa chất Đăk Nông - ở Đăk Nông
+ Gành Đá Đĩa - ở Phú Yên
- Nhận xét: Các di sản thiên nhiên được phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước của Việt Nam.
Câu 18:
15/07/2024Đọc thông tin và quan sát Hình 2.14 hãy giới thiệu một số nét cơ bản về Vịnh Hạ Long.
- Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây Vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) với 1 969 hòn đảo lớn nhỏ.
- Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh Hạ Long đã trải qua khoảng 500 triệu năm. Quá trình kiến tạo qua hàng triệu năm của Trái Đất đã góp phần tạo ra những giá trị địa chất, địa mạo của quần thể cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long.
- Vịnh Hạ Long được coi là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới, là điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.
- Vùng lõi của Vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần ghi danh là Di sản Thiên nhiên Thế giới (năm 1994 và năm 2000).
Câu 19:
18/07/2024Đọc thông tin và quan sát Hình 2.15 hãy giới thiệu một số nét cơ bản về Công viên địa chất Đăk Nông.
- Công viên địa chất Đắk Nông trải rộng trên địa bàn 5 huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông.
- Do các vận động kiến tạo của lớp vỏ Trái Đất, nơi đây được nâng lên. Bên cạnh đó, hoạt động của núi lửa đã hình thành nên vùng đất đỏ ba-dan rộng lớn, màu mỡ cùng nhiều hang động độc đáo.
- Công viên địa chất Đắk Nông có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, gần 50 hang động, các miệng núi lửa, thác nước… Đồng thời là một vùng đất đỏ trù phú với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, lưu giữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, nhiều nét độc đáo về văn hoá.
- Năm 2020, UNESCO đã ghi danh Công viên địa chất Đắk Nông vào Danh mục Công viên địa chất toàn cầu.
Câu 20:
13/07/2024Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.8, Lược đồ 2.4 hãy xác định vị trí phân bố của các di sản phức hợp tiêu biểu ở Việt nam và rút ra nhận xét về sự phân bố đó.
- Xác định vị trí phân bố của các di sản phức hợp tiêu biểu ở Việt Nam:
+ Quần thể danh thắng Tràng An - ở Ninh Bình
+ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Quảng Ninh
+ Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn - ở Hà Nội
+ Tây Thiên - Tam Đảo - ở Vĩnh Phúc
+ Quần thể An Phụ - Kính chủ - Nhẫm Dương - ở Hải Dương
+ Quần thể Hương Sơn - Hà Nội
+ Núi Non Nước - ở Ninh Bình
+ Sầm Sơn - ở Thanh Hóa
- Nhận xét: Các di sản phức hợp được phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước của Việt Nam.
Câu 21:
20/07/2024Đọc thông tin và quan sát Hình 2.16 hãy giới thiệu một số nét cơ bản về Quần thể danh thắng Tràng An.
- Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực giáp ranh giữa huyện Hoa Lư với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Tam Điệp và thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình). Vùng lõi Tràng An chủ yếu thuộc địa phận hai xã Trường Yên và Ninh Hải (huyện Hoa Lư).
- Tràng An mang trong mình những khung cảnh thiên nhiên độc đáo như núi đá, rừng cây, thảm thực vật, đồng lúa, hố đầm, hang động
+ Về phương diện lịch sử, nơi đây từng là môi trường sống của người tiền sử; đồng thời là bằng chứng về sự tồn tại của các triều đại Đinh, Tiền Lê và đầu triều Lý.
+ Năm 2014 Quần thể danh thắng Tràng An chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản phức hợp thế giới đầu tiên của Việt Nam và cũng là Di sản thế giới kép duy nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 22:
13/07/2024Đọc thông tin và quan sát Hình 2.17 hãy giới thiệu một số nét cơ bản về Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.
- Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử nằm trên địa phận ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm:
+ Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh);
+ Khu di tích lịch sử nhà Trần (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh);
+ Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, tỉnh Bắc Giang);
+ Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
- Vùng lõi của quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử. Địa hình nơi đây đã tạo nên các cảnh quan kì vĩ; đây cũng là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ như chùa Bí Thượng, chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên,... Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập năm trong Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.
- Năm 2012, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Câu 23:
22/07/2024Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung cơ bản về khái niệm, ý nghĩa, phân loại, danh hiệu xếp hạng, các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
(*) Sơ đồ tham khảo
Câu 24:
13/07/2024Lập bảng thống kê các di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Thế giới.
(*) Bảng thống kê các di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới
STT |
Loại di sản |
Tên di sản |
Năm được ghi danh |
1 |
Di sản văn hóa phi vật thế |
Nhã nhạc cung đình Huế |
2003 |
2 |
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên |
2005 |
|
3 |
Dân ca quan họ |
2009 |
|
4 |
Hội Gióng ở đền Phù Đồng và đền Sóc |
2010 |
|
5 |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương |
2012 |
|
6 |
Đờn ca tài tử Nam Bộ |
2013 |
|
7 |
Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh |
2014 |
|
8 |
Nghi lễ và trò chơi kéo co |
2015 |
|
9 |
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ |
2016 |
|
10 |
Nghệ thuật Bài Chòi |
2017 |
|
11 |
Hát Xoan |
2017 |
|
12 |
Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái |
2019 |
|
13 |
Di sản văn hóa vật thể |
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long |
2010 |
14 |
Thành nhà Hồ |
2011 |
|
15 |
Đô thị cổ Hội An |
1999 |
|
16 |
Thánh địa Mỹ Sơn |
1999 |
|
17 |
Quần thể di tích Cố đô Huế |
1993 |
|
18 |
Di sản thiên nhiên |
Vịnh Hạ Long |
1994 và 2000 |
19 |
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng |
2003 và 2015 |
|
20 |
Di sản phức hợp |
Quần thể danh thắng Tràng An |
2014 |
Câu 25:
13/07/2024Kể tên các di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam theo không gian được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới trên lược đồ.
STT |
Khu vực phân bố |
Loại di sản |
Tên di sản |
1 |
Thừa Thiên Huế |
DSVH phi vật thể |
Nhã nhạc cung đình Huế |
2 |
DSVH vật thể |
Quần thể di tích Cố đô Huế |
|
3 |
Tây Nguyên |
DSVH phi vật thể |
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên |
4 |
Hà Nội |
DSVH phi vật thể |
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc |
5 |
Nghi lễ và trò chơi kéo co |
||
6 |
DSVH vật thể |
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long |
|
7 |
Bắc Ninh Bắc Giang |
DSVH phi vật thể |
Dân ca quan họ |
8 |
Phú Thọ |
DSVH phi vật thể |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương |
9 |
Hát Xoan |
||
10 |
Khu vực Nam Bộ |
DSVH phi vật thể |
Đờn ca tài tử Nam Bộ |
11 |
Nghệ An, Hà Tĩnh |
DSVH phi vật thể |
Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh |
12 |
Khu vực Tây Bắc |
DSVH phi vật thể |
Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái |
13 |
Thanh Hóa |
DSVH vật thể |
Thành nhà Hồ |
14 |
Quảng Nam |
DSVH vật thể |
Đô thị cổ Hội An |
15 |
Thánh địa Mỹ Sơn |
||
16 |
Quảng Ninh |
DS thiên nhiên |
Vịnh Hạ Long |
17 |
Quảng Bình |
DS thiên nhiên |
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ bàng |
18 |
Ninh Bình |
DS phức hợp |
Quần thể danh thắng Tràng An |
Câu 26:
13/07/2024Sưu tầm, tư liệu về một trong những di sản văn hóa tiêu biểu tại địa phương hoặc ở Việt Nam để giới thiệu với thầy, cô và bạn học.
(*) Giới thiệu về Dân ca quan họ
- Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ tự bao đời nay.
- Mặc dầu còn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ XI, số khác cho là từ thế kỷ XVII, song, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản "Văn hóa Quan họ", đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ "Kinh Bắc" ngàn năm văn hiến.
- Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người Quan họ.
- Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những ngưòi có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều "giọng" Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau nên rất xứng đáng được tôn vinh.
- Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan họ cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ với kỹ thuật "vang, rền, nền, nẩy" vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề của các cụ "Liền anh, Liền chị" nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối.
- Thực hiện Luật Di sản văn hóa và Quyết định của UNESCO về "Thiết lập Hệ thống Báu vật Nhân văn sống", được sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội, năm 2003 Cục Di sản văn hóa đã phối kết hợp với Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bắc Ninh triển khai đề án thí điểm nghiên cứu xây dựng danh sách nghệ nhân Quan họ và đã chọn ra được danh sách 6 cụ đại diện cho lối ca Quan họ cổ của tỉnh Bắc Ninh. Dự án nhằm mục đích tôn vinh và hỗ trợ nghệ nhân, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ Di sản vawh hóa phi vật thể Quan họ.
- Tháng 9 năm 2005, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước năm 2003 của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tháng 4/2006, Công ước này chính thức có hiệu lực.
- Năm 2009, Dân ca quan họ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Câu 27:
23/07/2024Thông qua tìm hiểu về một di sản văn hóa tiêu biểu, hãy nêu trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa:
+ Chấp hành pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước/ chính quyền địa phương về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
+ Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Câu 28:
13/07/2024Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách về một di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam.
(*) Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam,Việt Nam)
- Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.
- Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ IV - XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa. Ban đầu, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…
- Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.
- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
- Cấu trúc mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính:
+ Đế tháp: tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xung quanh đế được trang trí các hoa văn: con thú, hình người cầu nguyện…
+ Thân tháp: tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh.
+ Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen - tượng trưng cho núi Kailasa - nơi cư ngụ của thần Shiva.
- Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo