600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
1834 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hòa của gen cấu trúc sinh vật nhân sơ?
A. Trong vùng điều hòa có chứa trình tự nucleotit kết thúc quá trình phiên mã. -> trình tự nucleotit đặc biết giúp cho enzim phiên mã gắn vào để khởi động phiên mã.
B. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra mARN. -> chỉ có chức năng điều hòa, kiểm soát phiên mã chứ không mã hóa sản phẩm mARN.
C. Trong vùng điều hòa có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khỏi động quá trình phiên mã.
D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen. -> chỉ nằm ở đầu 3’ (hay 3’OH)
Vậy C đúng.
Câu 2:
12/07/2024Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản sẽ giúp gì cho chúng?
Khi kích thước nhỏ thì có tỷ lệ S/V lớn -> khả năng trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản,…rất mạnh.
Vậy B đúng.
Câu 3:
17/10/2024Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủy yếu ở giai đoạn nào?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên mã. Ở sinh vật nhân chuẩn, điều hòa hoạt động của gen diễn ra ở nhiều giai đoạn trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã.
*Tìm hiểu thêm: "Cơ chế hoạt động của Ôpêrôn lac ở E.Coli."
- Khi môi trường không có Lactôzơ:
+ Gen điều hòa (R) tổng hợp prôtêin ức chế.
+ Prôtêin ức chế đến bám vào vùng vận hành.
+ Các gen cấu trúc không hoạt động phiên mã.
- Khi môi trường có Lactôzơ:
+ Phân tử Lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế,làm biến đổi cấu hình prôtêin.
+ Prôtêin ức chế bị không liên kết được với vùng vận hành (bất hoạt), mARN của các gen Z, Y, A được tổng hợp và sau đó được dịch mã tổng hợp các enzim phân giải đường Lactôzơ.
+ Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế liên kết vời vùng vận hành, phiên mã bị dừng.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
Câu 4:
17/07/2024Trong quá trình tái bản AND ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN – polimeraza có chức năng gì?
A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn AND cần nhân đôi
B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’-OH tự do
C. Nối các đoạn Okazaki với nhau. -> là của enzim ligaza
D. Tháo xoắn phân tử AND -> là của enzim helicaza
Chú ý: Trong tái bản: enzim ARN polimeraza có chức năng xúc tác tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’ – OH tự do, nhờ đó mà enzim AND polimeraza mới tổng hợp được mạch mới. Trong phiên mã, là enzim phiên mã, enzim ARN – polimeraza có chức năng xúc tác liên kết các ribonucleotit từ môi trường với các nucleotit trên mạch gốc theo gen NTBS.
Vậy B đúng.
Câu 5:
17/07/2024Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A. Ligaza -> tham gia trực tiếp trong tái bản, nối đoạn Okazaki
B. Restrictaza -> enzim cắt giới hạn, ứng dụng trong công nghệ gen, cắt để lấy gen cần chuyển,…
C. ARN polimeraza -> là enzim phiên mã chính, trong tái bản nó cũng tham gia tạo đoạn mồi.
D. AND polimeraza -> là enzim tái bản chính
Vậy C đúng.
Câu 6:
19/07/2024Môi trường (A) là nuôi cấy vi sinh vật mà thành phần chỉ chứa chất tự nhiên. Môi trương (A) là gì?
Có 3 loại môi trường sống cơ bản của vi sinh vật: môi trường tự nhiên, môi trường tổng hợp, môi trường bán tổng hợp.
Vậy A đúng.
Câu 7:
11/07/2024Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do đâu?
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn: khi điều kiện môi trường không đảm bảo sự tăng số lượng liên tục. Sự tăng trưởng kích thích của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm ( nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do kích thước của quần thể còn nhỏ); sau đó tăng nhanh (giai đoạn giữa) qua điểm uốn (bị giới hạn lớn nhất bởi điều kiện môi trường) tốc độ sinh sản giảm và cuối cùng số lượng bước vào trạng thái cân bằng ổn định với sức chịu đựng của môi trường.
-> sai. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường -> giai đoạn sau cùng của sự tăng trưởng.
-> sai. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt. (Giai đoạn đầu kích thước quần thể còn nhỏ ->ít cạnh tranh).
-> sai. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt (Giai đoạn đầu nguồn sống dồi dào).
-> đúng. Kích thước của quần thể còn nhỏ giai đoạn đầu.
Vậy D đúng.
Câu 8:
02/07/2024Việc muối chua rau, quả là lợi dụng hoạt động của nhóm vi sinh vật nào?
Lên men lactic xảy ra trong quá trình chúng ta muối dưa hoặc làm sữa chua:
C6H12O6 -> 2CH3CH(OH)COOH (axit lactic)
Vậy D đúng.
Câu 9:
29/06/2024Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?
\Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó có một quần xã sinh vật, có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định và có thể bị suy thoái.
A. sai. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.
B. sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống quần xã.
C. sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
Vậy D đúng.
Câu 10:
07/07/2024Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã (duy trì quanh mức cân bằng ổn định)
A. sai. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. sai. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
D. sai. Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
Vậy C đúng.
Câu 11:
21/07/2024Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?
Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn thì sinh vật sản xuất (SVSX) có tổng sinh khối lớn nhất (SVSX nằm ở bậc dinh dưỡng cấp 1 (tự tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ) có tổng sinh khối lớn nhất, nhờ đó mới cung cấp năng lượng cho bậc dinh dưỡng phía sau,..và qua mỗi bậc dinh dưỡng tổng năng lượng mất đi khoảng 90%).
Vậy D đúng.
Câu 12:
29/06/2024Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?
A. sai vì những hệ sinh thái hoang mạc có độ đa dạng thấp nhất ->năng suất sinh học thấp.
B. sai. Mức độ tạo ra sản phẩm sơ cấp tinh được sắp xếp tăng dần lần lượt qua các hệ sinh thái: hoang mạc -> đồng rêu -> rừng lá rụng ôn đới -> rừng mưa nhiệt đới.
C. đúng.
D. sai. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
Vậy C đúng.
Câu 13:
20/07/2024Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật ->Quan niệm Đacuyn về CLTN.
B. đúng. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung->quan điểm Đacuyn về nguồn gốc chung của sinh giới.
C. sai. Phát biểu đó là quan niệm không hợp lý của Lamac về sự hình thành đặc điểm thích nghi.
D. đúng. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng -> quan niệm về CLTN về sự hình thành loài mới.
Vậy C đúng.
Câu 14:
19/07/2024Trong giảm phân, sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong từng cặp tương đồng xảy ra vào kì nào?
Quá trình trao đổi chéo: diễn ra giữa 2 trong 4 cromatit không cùng nguồn của cặp NST kép tương đồng, diễn ra ở chu kì đầu của giảm phân 1.
Vậy A đúng.
Câu 15:
17/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
Đột biến (gồm đột biến gen và đột biến NST) cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. A, C, D ->đúng. Vì nó là những đột biến cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
B ->sai. Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa. (đột biến NST thường gây chết nhưng bên cạnh đó cũng có thể có những đột biến có lợi thì đó là nguồn nguyên liệu quan trọng của tiến hóa)
Vậy B đúng.
Câu 16:
29/06/2024Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là gì?
Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là: hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Vậy B đúng.
Câu 17:
17/07/2024Đặc điểm nào thể hiện sự hút khoáng chủ động của cây?
Đặc điểm hút khoáng chủ động của cây là: mang tính chọn lọc và ngược chiều gradien nồng độ.
Vậy C đúng.
Câu 18:
20/07/2024Vi khuẩn cố định nitơ, có khả năng liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH4+, khả năng hình thành NH4+ là nhờ
Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH4+ là nhờ: trong vi khuẩn cố định nitơ tồn tại enzim nitrôgenaza.
Vậy B đúng.
Câu 19:
18/07/2024Khi nói đến điều kiện quá trình cố định nito khí quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Có lực khử mạnh, được cung cấp năng lượng ATP.
II.Có sự tham gia của enzim nitrôgenanza.
III.Thực hiện trong điều kiện kị khí.
IV. Có sự tham gia của CO2 và nước.
V. Không có sự tham gia của O2.
Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: có các lực khử mạnh, được cung cấp năng lượng ATP, có sự tham gia của enzim nitrôgenaza, thực hiên trong điều kiện kị khí.
Vậy D đúng.
Câu 20:
17/07/2024Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, diễn ra giai đoạn theo trình tự nào?
Các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật theo trình tự các giai đoạn lần lượt: đường phân ->chu trình Crep ->chuỗi truyền electron hô hấp.
Vậy A đúng.
Câu 21:
29/06/2024Cho các nhân tố sau
(1) Đột biến, (2) Giao phối ngẫu nhiên, (3) Chọn lọc tự nhiên, (4) Các yếu tố ngẫu nhiên
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
- Giao phối không ngãu nhiên ->không thay đổi tần số alen, thay đổi thành phần kiểu gen.
- Chọn lọc tự nhiên ->thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác đinh.
- Đột biến ->thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen chậm chạp và vô hướng
- Yếu tố ngẫu nhiên->làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo hướng xác định
Vậy A đúng.
Câu 22:
29/06/2024Ở một loài sâu, người ta thấy gen R là gen kháng thuốc trội hoàn toàn so với r mẫn cảm với thuốc. Một quần thể sâu có thành phần kiểu gen 0,3RR : 0,4Rr : 0,3rr. Sau một thời gian dùng thuốc, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr. Kết luận nào dưới đây là đúng?
I. Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc.
II. Sự biến đổi đó là do quá trình đột biến xảy ra.
III. Sau thời gian xử lý thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10%.
IV. Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 20%.
Theo giả thiết: R (kháng thuốc) >> r (mẫn cảm)
P = 0,3RR : 0,4Rr : 0,3rr -> p(R) = 0,5; q(r) = 0,5
Fn = 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr ->p’(R) = 0,7; q’(r) = 0,3
Ta thấy: RR tăng (0,3->0,5); rr giảm (0,3->0,1)
1 sai. Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc ->quần thể đang chịu tác động của chọn lọc đào thải kiểu hình lặn kém thích nghi.
2 sai. Sự biến đổi đó là do quá trình đột biến xảy ra (Nếu đột biến thì AA và Aa sẽ cùng tăng lên,…)
3 sai. Sau thời gian xử lý thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10%.
4 đúng. Tần số alen mẫn cảm với thuốc so với ban đầu là 20%.
Vậy C đúng.
Câu 23:
09/07/2024Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?
I. Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
III. Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
Khi mà kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn đến diệt vong là vì: khi số lượng quá ít thì:
- Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
- Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
- Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng->đột biến xấu có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình…
- Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm->đến mùa giao phối mà chúng không thể tìm được bạn tình->không tạo ra được thế hệ con,…
Vậy B đúng.
Câu 24:
29/06/2024Cho các phát biểu sau đây:
I.Quá trình phiên mã có virut, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.
II.Quá trình phiên mã chỉ có sinh vậy nhân thực.
III.Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau.
IV.Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi AND diễn ra vào pha S của kì trung gian.
V.Ở kì giữa giảm phân 1 các NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, ở kì giữa của giảm phân 2 các NST kép tập trung 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Số phát biểu đúng là
Nhận định các phát biểu:
1 đúng. Vì sinh vật nào cũng có quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã.
2 sai. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực (mọi SV đều có dịch mã tổng hợp polipeptit)
3 sai. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau (chỉ đúng cho nhân chuẩn. Vì gen nhân chuẩn phân mảnh, từ 1 gen->1 loại mARNsơ khai sau đó cắt intron->nhiều loại mARNtrưởng thành ->nhiều loại polipeptit).
4 đúng. Sự nhân đôi của AND diễn ra ở pha S của kỳ trung gian, còn phiên mã diễn ra ở pha G1 của kì trung gian của phân bào (ở nhân chuẩn).
5 sai. Kì giữa của giảm phân 1 các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (đúng là tập trung thành 2 hàng). Ở kì giữa giảm phân 1 các NST kép tập trung 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo (đúng là tập trung 1 hàng)
Vậy A đúng.
Câu 25:
05/07/2024Khi nói đến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I.Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit, thành phần nucleotit, trình tự các nucleotit
II.ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với AND mạch khuôn.
III.Chỉ có 1 loại ARN – polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
IV.Bộ ba trên mARN(3’GAU5’; 3AAU5’;3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
V.Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi AND và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phân tử AND và đều có enzim ARN polimeraza xúc tác.
Nhận định các phát biểu
1àsai. Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit, thành phần nucleotit, trình tự các nucleotit.
2àđúng. ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’, bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen, phân tử ARN tạo ra có thể lai với AND mạch khuôn.
3àsai. Chỉ có 1 loại ARN polimerase chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN (nhiều loại enzim ARN polimeraza).
4àđúng. Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3’AAU5’;3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trinh dịch mã.
5àsai. Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi AND và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phần tử AND và đều có enzim ARN polimeraza xúc tác.
Vậy A đúng.
Câu 26:
29/06/2024Trong giảm phân, NST kép tồn tại ở bao nhiêu giai đoạn sau đây?
I.Kì sau giảm phân 1.
II.Kì đầu giảm phân 1.
III.Kì sau giảm phân 2.
IV.Kì giữa giảm phân 2.
V.Kì cuối giảm phân 2.
Trong giảm phân: Nếu a tế bào sinh dục (mỗi tế bào có 2n NST đơn) ->kì đầu 1 : a tế bào (mỗi tế bào có 2n NST kép) ->kì giữa 1 : a tế bào (mỗi tế bào có 2n NST kép) ->kì sau 1 : a tế bào (mỗi tế bào có 2n NST kép) ->kì cuối : 2a tế bào (mỗi tế bào có 1n NST kép) ->Kì đầu 2 : 2a tế bào (mỗi tế bào có 1n NST kép) ->Kì giữa 2 : 2a tế bào (mỗi tế bào có 1n NST kép)->kì sau 2 : 2a tế bào (mỗi tế bào có 2n NST đơn) ->kì cuối 2 : 4a tế bào (mỗi tế bào có 1n NST đơn)
Vậy C đúng.
Câu 30:
15/07/2024Quan sát 1 tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ), các kí hiệu A, B, e, f là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tế bào sinh dục sơ khai của loài này ở trạng thái chưa nhân đôi có 4NST.
II. Tế bào này đang ở kì giữa của giảm phân 1.
III. Tế bào này có 4 cromatit.
IV. Một nhóm gồm 10 tế bào sinh dục sơ khai loài trên tiến hành nguyên phân 3 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân. Tổng số NST môi trường cung cấp cho nhóm tế bào sinh dục sơ khai thực hiện phân bào tạo giao tử là 560.
Trong tế bào tồn tại n NST kép = 4 (AA,BB,ee,ff) và sắp xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo-> Tế bào đang quan sát ở kì giữa quá trình giảm phân 2.
Tế bào kì giữa 2 có nkép = 4 -> n = 4 ->2n = 8.
I sai. 2n = 8.
II sai. Vì tế bào này đang ở kì giữa giảm phân 2.
III sai. Tế bào này có 8 cromatit.
IV đúng.
NSTcc = Số NST cung cấp nguyên phân + Số NST cung cấp giảm phân
= 10.2n.(2x – 1) + 10.2x.2n = 10.8.(23 – 1) + 10.23.8
Vậy A đúng.
Câu 32:
12/07/2024Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt và ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Dạ dày của thú ăn thịt lớn hơn của thú ăn thực vật.
II.Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật.
III. Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hóa sinh học.
IV. Hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thịt, hình B là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật.
1 sai vì dạ dày của thú ăn thịt nhỏ hơn của thú ăn thực vật do thức ăn của thú ăn thịt giàu dinh dưỡng và dễ biến đổi.
4 sai vì hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật (có manh tràng phát triển), hình B là ống tiêu hóa của thú ăn thịt.
Vậy C đúng.
Bài thi liên quan
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
39 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
38 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết( đề 8)
-
38 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiế ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 11)
-
39 câu hỏi
-
50 phút
-