600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
1833 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
29/06/2024Nếu trộn acid nucleic của chủng virut B với prôtêin của chủng virut A. Thì thu được các virut ở các thế hệ sau sẽ có đặc điểm như thế nào?
Chọn B.
Bộ gen mới có vai trò quyết định và tạo các thành phần khác của virut con.
Câu 2:
29/06/2024Những nhân tố nào gây biến đổi kích thước của quần thể?
Chọn B.
Kích thước quần thể tại thời điểm t: Nt = N0 + B – D + I – E.
+ N0, Nt là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t; B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất cư
+ B, I -> có vai trò làm tăng kích thước quần thể; D, E ->có vai trò làm giảm kích thước quần thể.
->sai. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
->đúng. Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư.
->sai. Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.
->sai. Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.
Câu 3:
29/06/2024Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn D.
Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó có một quần xã sinh vật; có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định và có thể bị suy thoái.
A. ->sai. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.
B. ->sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
C. ->sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
Câu 4:
21/07/2024Khi nói đến cấu trúc và chức năng của virut, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Virut là dạng sống đơn giản nhất, chưa có cấu tạo tế bào mà chỉ có hai thành phần cơ bản là prôtêin và axit amin.
II. Virut sống kí sinh nội bào bắt buộc.
III. Virut sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ.
IV. Vỏ capxit của virut được cấu tạo bởi các đơn vị protein (capsome)
Chọn C.
I->sai. Virut là dạng sống đơn giản nhất, chưa có cấu tạo tế bào mà chỉ có hai thành phần cơ bản là protein và acid nucleic
II, III, IV->đúng.
Câu 5:
13/07/2024Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trong bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng
Chọn C.
Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dnh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng 90% (mất đi do hô hấp, bài tiết, tiêu hóa,…). Chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
Câu 6:
21/07/2024Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp không phải do nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra?
Chọn D.
Sản lượng sinh vật sơ cấp do nhóm sinh vật sản xuất tự tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản nhờ có năng lượng ánh sáng mặt trời. Nhóm này gồm: vi khuẩn quang hợp, tảo, cây xanh
A sai. Vi khuẩn hóa tổng hợp ->nhóm này vẫn tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng hóa học. Nhưng nhóm này lại không tham gia vào bậc dinh dưỡng cấp I.
Câu 7:
29/06/2024Khi nói về quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai?
Chọn A.
Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước giảm dần từ đất đến mạch gỗ, nước mới có thể đi từ môi trường từ môi trừng vào tế bào lông hút được.
Câu 9:
29/06/2024Ở thực vật trên cạn, vì sao trên đất nhiều mùn cây sinh trưởng tốt?
Chọn C.
Cây mọc tốt trên đất nhiều mùn vì: trong mùn có chứa nhiều ni tơ, mà ni tơ lại có vai trò quyết định toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng.
Câu 10:
16/07/2024Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình nào ở thực vật?
Chọn A.
Sơ đồ dưới đây mô tả chu trình Canvin-benson, pha tối của nhóm thực vật C3.
Câu 11:
16/07/2024Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường mato nhờ enzim gì?
Chọn C.
Enzim trong nước bọt có tên là Amylaza.
ở miệng, tinh bột chin được biến đổi thành đường manto nhờ enzim amylaza.
Câu 12:
29/06/2024Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
Chọn B.
Ưu thế nổi bật của hô hấp hiếu khí so với hô hấp kị khí là tích lũy năng lượng lớn hơn gấp 19 lần
+ một phân tử glocozo hô hấp hiếu khí tạo 38 ATP.
+ Một phân tử glucozo hô hấp kị khí tạo 2 ATP.
Câu 13:
23/07/2024Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn nào sau đây?
Chọn A.
Để phân biệt hai lào động vật thân thuộc bậc cao, cần phải đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách li sinh sản).
Câu 14:
29/06/2024Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
Chọn D.
A. A. sai. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
B. sai. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
C. sai. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
(Loài mới không những mang một mà mang nhiều đột biến).
D đúng. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 15:
16/07/2024Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do
Chọn B.
Điểm giống nhau giữa các loài sinh vật đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy tất cả chúng có chung một nguồn gốc.
Như vậy:
A, C, D chưa phù hợp.
Câu 16:
29/06/2024Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
Chọn A.
Loài sinh học: là nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái sinh lý, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.
A đúng. Cách sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
B sai. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
C sai. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.(2 loài thân thuộc ->cách li sinh sản hay cách li di truyền).
D sai. Hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 17:
29/06/2024Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật thân mềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Máu lưu thông trong hệ mạch kín với áp lực thấp.
II. Máu có sắc tố hemoxianin.
III. Máu và nước mô tiếp tục trực tiếp với các tế bào.
IV. Tim chưa phân hóa.
V. Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối.
Chọn A.
Hệ tuần hoàn của đa số thân mềm và chân khớp là hệ tuần hoàn hở:
- Khi tim co bơm máu (chứa sắc tố hemoxianin) với áp lực thấp vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện quá trình trao đổi chất; sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên thành tim để trở về tim.
- Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối (hở), đảm bảo cho dòng dịch di chuyển dễ dàng mặc dù với áp suất thấp.
Câu 18:
20/07/2024Trong cơ chế chống lạnh, cơ thể có những đặc điểm sinh lí phù hợp. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?
I. Tăng sinh nhiệt thông qua chuyển hóa cơ bản.
II. Giảm mất nhiệt bằng cách co mạch máu dưới da.
III. Co các cơ chân lông.
IV. Hình thành phản xạ “run”.
Chọn D.
Câu 19:
29/06/2024Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Có 5 tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân 3 lần liên tiếp. Tổng số NST kép ở kì đầu của lần nguyên phân cuối cùng là bao nhiêu?
Chọn C.
Số NST kép ở kì đầu (hoặc kì trung gian hoặc kì giữa) của lần nguyên phân cuối cùng = a.2n.2x-1
= 5.24.23-1=48.
Câu 20:
23/07/2024Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của protein ức chế với
Chọn B.
B. đúng. Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.Lico dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng vận hàn
Giải thích:
+ khi protein ức chế tác động lên vùng vận hành O. Vàng vận ành bị ức chế do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) không phiên mã được ->sản phẩm không tạo ra.
+ khi protein ức chế không gắn được vào vùng vận hành O (do bị bất hoạt bởi chất cảm ứng lactozo)->vùng vận hành được tự do điều khiển quá trình dịch mã Operon ->sản phẩm sinh học tạo ra.
Câu 21:
22/07/2024Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
Đáp án C
A. Sai. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa → Đây là hiện tượng thường biến (biến đổi kiểu hình không liên quan đến kiểu gen) của thú để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ.
B. Sai. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân → Đây là hiện tượng thường biến (biến đổi kiểu hình không liên quan đến kiểu gen) của cây sồi để hạn chế việc thoát hơi nước vào thời tiết hanh khô.
C. Đúng. Người bị bệnh bạch tạng → Đây là hiện tượng đột biến gen, cụ thể là đột biến gen lặn nằm trên NST thường.
D. Sai. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao → Đây là hiện tượng thường biến (biến đổi kiểu hình không liên quan đến kiểu gen) của người để thích nghi với điều kiện không khí loãng ở trên cao.
Câu 22:
13/07/2024Các bộ ba khác nhau bởi
1. Số lượng nucleotit;
2. Thành phần nucleotit.
3. Trình tự các nucleotit;
4. Số lượng liên kết photphođieste.
Câu trả lời đúng là:
Chọn A.
1. Số lượng nucleotit; điểm giống (tất cả bộ ba đều có 3 nucleotit).
2. Thành phần nucleotit. điểm khác nhau (VD: AUG (có 3 thành phần A, U, G) còn bộ AUU (có 2 thành phần A, U)).
3. Trình tự các nucleotit; sự khác nhau (điểm mấu chốt quan trọng nhất về sự khác biệt các bộ ba)
4. Số lượng liên kết photphođieste. không liên quan.
Câu 24:
16/07/2024Một loại thực vật có 19 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm, thể ba nhiễm thuộc loài này lần lượt là
Chọn D.
10 nhóm liên kết <=> n = 10 ->2n = 20
Thể một nhiễm: 2n – 1 = 19.
Thể 3 nhiễm: 2n + 1 =21.
Thể tam bội 3n = 30.
Thể tứ bội: 4n = 40.
Câu 25:
23/07/2024Cho các phát biểu sau đây:
(1) Điều hòa hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN.
(2) ở sinh vật nhân thực, hai gen khác nhau (không bị đột biến) có thể tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau.
(3) ở sinh vật nhân thực, khi gen bị đột biến thì sản phẩm protein của nó phải khác với sản phẩm protein của gen bình thường.
(4) hoạt động của gen chịu sự kiểm soát chủ yếu của gen điều hòa.
(5) Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng vận hành.
Số phát biểu đúng:
Chọn C.
Nhận định về các phát biểu
(1),(2), (4), (5) ->đúng
(3) ->sai. Ở sinh vật nhân thực; khi gen bị đột biến thì sản phẩm protein của nó phải khác sản phẩm protein của gen bình thường. (một đột biến cũng có thể mã hóa sản phẩm giống bình thường).
Câu 26:
18/07/2024Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng?
I. Do xảy ra nhân đôi AND.
II. Do có tể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I.
III. Do ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào.
IV. Do sự sắp xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo ở kì giữa của giảm phâm II.
Chọn B.
ở thừi kì đầu của giảm phân I, các NST kép bắt đôi (tiếp hợp) với nhau theo từng cặp tương đồng, sau đó bắt đôi và co xoắn lại. Trong quá trình bắt đôi, các NST kép trong từng cặp tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo (hoán vị). Nhờ hiện tượng này góp phần phát sinh nhiều loại giao tử hơn, làm phát sinh nhiều tổ hợp gen mới ->tạo ra sự đa dạng sinh học.
->II, III : đúng.
Câu 27:
22/07/2024Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, pháp lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1 : 1?
Chọn D.
A. Kiểu hình: (3:1)(3:1)
B. Kiểu hình: (1:1)(3:1)
C. Kiểu hình: (1:1)(1:1)
D. Kiểu hình: (1:1)(1)->đúng với yêu cầu.
Câu 31:
29/06/2024Ở thực vật lưỡng bội, người ta tiến hành giao phấn giữa hai cây P, thu được F1 gồm 240 cây hoa trắng, 60 cây có hoa vàng và 20 cây có hoa tím. Nếu cho cây P nói trên lai phân tích thu được thế hệ con Fa. Biết không phát sinh đột biến mới, sự biểu hiện của gen không lệ thuộc môi trường và các tổ hợp gen có sắc sống giống như nhau. Theo lý thuyết, sự phân ly kiểu hình đợi con Fa sẽ là:
Chọn A.
Theo giả thuyết: + Đây là phép lai một tính trạng màu sắc hoa.
P x P: ->F1: 12 hoa trắng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa tím
= 16 tổ hợp giao tử = 4 loại giao tử/P x 4 loại giao tử/P => P: AaBb
*P x P: AaBb x AaBb ->F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Quy ước:
A-B-, A-bb: hoa trắng
aaB-: hoa vàng
aabb: hoa tím.
(hoặc quy ước ngược lại: A-B-, aaB-: hoa trắng; A-bb: hoa vàng; aabb: hoa tím)
P lai phân tích: AaBb x aabb ->Fa: 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb
Kiểu hình = 50% trắng : 25% vàng : 25% tím.
Câu 35:
30/06/2024Một đoạn gen có cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotit như sau:
Mạch 1: 5’…TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG…3’
Mạch 2: 3’…ATGAATXXXXATGGTGTAAAX…5’
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Chọn D.
Chú ý: mạch gốc của gen là mạch có chiều 3’OH -> 5’P
+ Nếu mạch 1 là gốc thì chiều từ trái sang phải.
+ Nếu mạch 2 là gốc thì chiều từ phải sang trái.
Dựa vào gen ta thấy:
Mạch 1: 5’…TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG…3’
Mạch 2: 3’…ATGAATXXXXATGGTGTAAAX…5’
Bộ ba trên mạch gốc của gen 3’TAX5’ó 5’AUG3’/mARN là codon mở đầu.
Bộ ba trên mạch gốc của gen 3’ATT5’ó 5’UAA3’/mARN là codon kết thúc.
=> gen có 5 bộ ba: 5’TTA GGG GTA XXA XAT3’ <-
->Số acid amin được dịch mã để tổng hợp 1 chuỗi polipeptit = số acid amin môi trường cung cấp = 5 – 1 = 4.
Câu 36:
18/07/2024Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:
Ở thế hệ P = 64%AA : 32%Aa : 4%aa
Thế hệ F1 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa
Thế hệ F2 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa
Thế hệ F3 = 24%AA : 42%Aa : 34%aa
Thế hệ F4 = 20,25%AA : 59,5%Aa : 30,25%aa
Thế hệ F5 = 20,25%AA : 49,5%Aa : 30,25%aa
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
Chọn A.
Theo kết quả từ P ->F5 nhận thấy qua 5 thế hệ tần số kiểu gen thay đổi ->không thể giao phối ngẫu nhiên (còn nếu tự phối thì thay đổi: tăng đồng hợp, giảm dị hợp).
Nếu giao phối không ngẫu nhiên (hay tự phối) thì AA, aa tăng từng thế hệ ->không đúng (không đúng với từng thế hệ).
Thế hệ 1, 2 không đổi; chỉ thay đổi F3 (thay đổi mạnh: A/a = 0,14/0,6 nưng thế hệ 4,5 không đổi )->không thể giao phối ngẫu nhiên.
Nếu đột biến thì tần số alen thay đổi rất chậm -> chứ không phải thay đổi từ F2 ->F3 chỉ 1 thế hệ mà mạnh mẽ như thế => không thể đột biến.
Vậy nên chỉ có do yếu tố ngẫu nhiên tác động vào thế hệ F3.
Bài thi liên quan
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
39 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
38 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết( đề 8)
-
38 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiế ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 11)
-
39 câu hỏi
-
50 phút
-