Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 4) có đáp án

(2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 4) có đáp án

(2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 4) có đáp án

  • 400 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

22/07/2024

Ở tế bào lá của thực vật, bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp?

Xem đáp án
Phương pháp:
Quá trình quang hợp được thực hiện ở bào quan có chứa chất diệp lục.
Trong lục lạp có nhiều diệp lục.
Cách giải:
Ở tế bào lá của thực vật, lục lạp thực hiện quá trình quang hợp.
Chọn D

Câu 7:

22/07/2024

Động vật nào sau đây có cả hình thức tiêu hóa nội bào và ngoại bào?

Xem đáp án
Phương pháp:
Tiêu hóa ở ĐV đơn bào: Tiêu hóa nội bào
Tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào + ngoại bào
Ở ruột khoang, giun dẹp, VD: Thủy tức
Tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào
Cách giải:
Thủy tức tiêu hóa bằng túi tiêu hóa và có hình thức tiêu hóa nội bào + ngoại bào.
Trùng roi: tiêu hóa nội bào
Cá chép, giun đất tiêu hóa ngoại bào.
Chọn D

Câu 9:

22/07/2024
Trong quần thể, mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể được thể hiện qua đặc điểm nào?
Xem đáp án
Đáp án A

Câu 11:

22/07/2024

Cấu trúc nào sau đây nhiều khả năng là một hệ sinh thái nhân tạo?

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 12:

22/07/2024

Cá rô phi nuôi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,6°C hoặc khi cao hơn 42°C và sinh sống tốt ở nhiệt độ 30°C. Khoảng giá trị về nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C được gọi là

Xem đáp án
Phương pháp:
Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Cách giải:
Khoảng giá trị về nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi.
Chọn D

Câu 14:

22/07/2024
Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Đao?
Xem đáp án
Đáp án C

Câu 17:

22/07/2024

Tiến hóa nhỏ là quá trình

Xem đáp án
Phương pháp:
Tiến hoá nhỏ có các đặc điểm:
Diễn ra trên quy mô quần thể
Diễn biến không ngừng dưới tác động của nhân tố tiến hoá
Biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Kết quả: hình thành loài mới
Cách giải:
Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
A sai, tiến hóa nhỏ hình thành loài mới.
C sai, biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Chọn B

Câu 18:

22/07/2024

Điều nào sau đây đúng khi nói về nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN?

Xem đáp án
Nguyên tắc bổ sung trong ADN
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Cách giải:
Trong phân tử ADN, A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
Chọn C

Câu 19:

22/07/2024

Tập hợp các loài sinh vật hiện đang sinh sống tại rừng Bến En của huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa được gọi là

Xem đáp án
Phương pháp:
Quần thể sinh vật là một tập hợp cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một môi trường, tại một thời điểm, có tính tự nhiên.
Quần xã sinh vật là một tập hợp quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một môi trường, tại một thời điểm xác định.
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã.
Cách giải:
Tập hợp các loài sinh vật hiện đang sinh sống tại rừng Ben En của huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa được gọi là quần xã sinh vật.
Chọn A

Câu 20:

23/07/2024

Ở ruồi giấm, xét một gen có 2 alen M và m, trong đó, alen M trội hoàn toàn so với alen m. Khi thực hiện phép lai P: XMXm  XmY tạo ra F1. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án
Viết sơ đồ lai, xét cả tính trạng giới tính.
Cách giải:
P: XMXm XmY 1XMXm: 1XmXm: 1XMY: 1XmY Có tối đa 4 kiểu hình (tính cả giới tính).
Chọn C

Câu 22:

22/07/2024

Trong tiến hoá, đột biến gen có vai trò

Xem đáp án
Trong tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các alen mới, là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa.
Chọn D

Câu 24:

22/07/2024
Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu tối đa cường độ hô hấp. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là cơ sở của các biện pháp đó?
I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ.
II. Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản.
III. Hô hấp làm tăng độ ẩm.
IV. Hô hấp làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản.
Xem đáp án
Phương pháp:
Phương trình tổng quát của hô hấp:C6H2O6 + 6O2 6 CO2 + 6H2O+ATP + nhiệt.
Cách giải:
Dựa vào phương trình tổng quát của hô hấp ta thấy hô hấp làm:
+ Tiêu hao chất hữu cơ
+ Tăng nhiệt độ, độ ẩm môi trường bảo quản
+ Tăng CO2 giảm O2.
Chọn B

Câu 25:

22/07/2024

Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá nên khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm này được hình thành do

Xem đáp án
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá nên khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm này được hình thành do CLTN tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Chọn B

Câu 26:

23/07/2024

Các nhân tố làm tăng kích thước cá thể của quần thể là

Xem đáp án
Phương pháp:
Số lượng cá thể tăng lên = Sinh sản + nhập cư - (tư vong + xuất cư)
Cách giải:
Các nhân tố làm tăng số lượng cá thể của quần thể là mức độ sinh sản và nhập cư.
Chọn A

Câu 28:

22/07/2024

Sự hình thành các tế bào sơ khai (protobiont) trên Trái Đất diễn ra ở giai đoạn

Xem đáp án
Phương pháp:
Tiến hóa hóa học
+ Khí quyển của trái đất nguyên thuỷ chưa có O2
+ Ngày nay, không diễn ra tiến hoá hoá học vì thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết.
+ Vật chất di truyền đầu tiên được lưu trữ trên ARN.
+ Thí nghiệm của Milơ (1953) chứng minh: Hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
Tiến hóa tiền sinh học
+ Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên
Tiến hóa sinh học: Hình thành các loài sinh vật như ngày nay
Cách giải:
Sự hình thành các tế bào sơ khai (protobiont) trên Trái Đất diễn ra ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
Chọn D

Câu 29:

22/07/2024
Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 , trong đó A = T = 480 nuclêôtit. Gen bị đột biến điểm mất đi 2 liên kết hidro. Số lượng nuclêôtit loại G, X ở gen đột biến là
Xem đáp án
Phương pháp:
Bước 1: Tính số nucleotit của gen và số nucleotit từng loại
Tính số nucleotit của đoạn ADN dựa vào công thức liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L=N2×3,4A;1nm=10A,1μm=104A
Giải hệ phương trình: 2A+2G=NA=T=480
Bước 2: Tính số nucleotit của gen đột biến
Đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit.
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Cách giải:
Số nucleotit của gen là: N=L3,4×2=40803,4×2=2400
Ta có A=T=4802A+2G=2400A=T=480A=T=480G=X=720
Đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hidro là đột biến mất 1 cặp A-T
Số nucleotit của gen đột biến là: A=T=479G=X=720
Chọn A

Câu 30:

23/07/2024
Một nuclêôxôm trong nhiễm sắc thể chứa
Xem đáp án
Một nuclêôxôm trong nhiễm sắc thể chứa một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit và 8 phân tử prôtêin.
Chọn A

Câu 31:

22/07/2024

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ liên tiếp sẽ

Xem đáp án
Phương pháp:
Tự phối làm tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp.
Cách giải:
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ liên tiếp sẽ phân hóa thành các dòng thuần với các kiểu gen khác nhau.
Chọn C

Câu 34:

22/07/2024

Xét mối quan hệ giữa các loài trong các ví dụ dưới đây:

(1) Kiến sống trong cây kiến và cây kiến.

(2) Rận sống trên da linh dương và linh dương.

(3) Chim mỏ đỏ bắt rận trên lưng linh dương và linh dương.

(4) Lúa và cỏ gấu trong một ruộng lúa.

(5) Cá ép (sống bám trên cá lớn) và cá chủ.

(6) Ong mắt đỏ kí sinh và diệt bọ dừa.

Trong các mối quan hệ trên có bao nhiêu mối quan hệ có ít nhất 1 loài bị hại

Xem đáp án

Phương pháp:

Xác định các mối quan hệ trong quần xã

Hỗ trợ

(Không có loài nào bị hại)

Đối kháng

(Có ít nhất 1 loài bị hại)

Cộng sinh

Hợp tác

Hi sinh

Cạnh tranh

Kí sinh

c chế cảm nhiễm

Sinh vật ăn sinh vật

+ +

+ +

+ 0

--

+ -

0 -

+ -

Chặt ch

 

 

 

 

 

 

(+): Được lợi; (-) bị hại

Cách giải:

(1) - Cộng sinh: + +

(2) - Kí sinh - vật chủ: + -

(3) - Hợp tác: + +

(4) - cạnh tranh: - -

(5) - Hội sinh: 0 +

(6) - Sinh vật ăn sinh vật: + -

Chọn A

Có 3 mối quan hệ đó là 2,4 ,6


Câu 35:

22/07/2024

Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 gen  phân ly độc lập (gồm các alen  A, a và B, b) quy định. Trong đó, kiểu gen có 2 alen  trội bất kì trở lên thì có hoa đỏ, có ít hơn 2 alen  trội thì cho hoa trắng. Đem một cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, F1 thu được cả hoa đỏ và hoa trắng. Đem các cây hoa trắng F1 ngẫu phối, thu được F2. Theo lý thuyết, F2 thu được tỉ lệ hoa đỏ là

Xem đáp án

Đáp án D.

- Theo đề, các kiểu gen  AABB, AaBB, AABb, AaBb cho hoa đỏ; các kiểu gen  Aabb, aaBb, aabb cho hoa trắng. Khi cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con thu được hoa trắng, chứng tỏ kiểu gen  phải là AaBb (các kiểu gen  khác tự thụ cho 100% hoa đỏ).

à P: AaBb x AaBb, do đó hoa trắng F1 gồm 216Aabb + 216aaBb + 116aabb.

Các cây hoa trắng này cho giao tử gồm 35ab + 15Ab + 15aB

à Tỉ lệ hoa trắng F2 được thể hiện trong bảng Punnet sau:

 

35ab

15Ab

15aB

35ab

 

 

 

15Ab

 

125

125

15aB

 

125

125

 

 Tức hoa đỏ chiếm 425 = 16%.


Câu 36:

22/07/2024

Ở một loài động vật mà con đực là giới đồng giao tử, màu mắt do một gen có 3 alen trội lặn hoàn toàn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Ở thế hệ P, khi lấy con đực mắt đỏ giao phối với con cái mắt trắng, thu được F1 có tỉ lệ 1 con cái mắt đỏ: 1 con cái mắt nâu: 1 con đực mắt đỏ: 1 con đực mắt nâu. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. Cả 2 cơ thể P đã cho tổng cộng 3 loại giao tử khác nhau chứa NST X.

II. Nếu lấy con đực mắt nâu lai con cái mắt trắng, đời con không xuất hiện mắt đỏ.

III. Những cá thể mắt đỏ có tối đa 5 kiểu gen  khác nhau.

IV. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, trong những con mắt nâu của F2, tỉ lệ đực: cái sẽ là 3: 2.

Xem đáp án

Đáp án B (I, II, IV).

- P: Đực đỏ x cái trắng à 1 con cái mắt đỏ: 1 con cái mắt nâu: 1 con đực mắt đỏ: 1 con đực mắt nâu. Nâu xuất hiện, chứng tỏ đỏ >> nâu, và không có trắng, chứng tỏ nâu >> trắng.

Từ đây thấy rằng Đỏ >> nâu >> trắng, giả sử A1 à đỏ >> A2 à nâu >> A3 à trắng.

- Lúc này, P xảy ra phép lai ♂XA1XA2 x ♀XA3Y à F1 có: 14XA1XA3: 14XA2XA3: 14XA1Y: 14XA2Y.

+ I đúng, vì đực P cho XA1, XA2 và con cái P cho XA3.

+ II đúng, vì đỏ trội hơn nâu và trắng, cho nên nâu x trắng không cho ra đỏ.

+ III sai, những con cái mắt đỏ có 1 kiểu gen  XA1Y và những con đực mắt đỏ có 3 kiểu gen  là XA1X A1; XA1X A2; XA1X A3.

+ IV đúng, khi F1 x F1:

Những con cái cho giao tử gồm 12Y: 14XA1: 14XA2

Những con đực cho giao tử gồm 12XA3: 14XA1: 14XA2.

 

12Y

XA1

14XA2

12XA3

 

 

XXnâu

14XA1

 

 

 

14XA2

XYnâu

 

XXnâu

à Trong những con nâu F2, tỉ lệ giới tính là (1/8 + 1/16)XX: 1/8XY = 3 đực: 2 cái.


Câu 37:

22/07/2024

Độ đa dạng di truyền của một quần thể có thể được xác định bằng tính đa hình của các gen. Trong quần thể có nhiều hơn một alen của một gen thì quần thể được coi là đa hình về gen đó. Nếu chỉ có alen của gen đó thì quần thể là không đa hình. Xét một quần thể loài A sống trên một hòn đảo cách bờ 100 km. Sự di cư của loài A đến đảo đã xảy ra vào thời điểm khoảng 40 000 năm trước. Trong một nghiên người ta xác định tỉ lệ đực cái, tỉ lệ cá thể cái đang nuôi con và xác định tính đa hình của 15 gen khác nhau. Kết qua được thể hiện ở bảng dưới đây.

Quần thể

Đảo

Đất liền

Tỉ lệ đực: cái

1:3,5

1:2,5

Phần trăm cá thể cái đang nuôi con

55

90

Ti lệ gen đa hình.

1: 15

10: 15

 

(1) Khoảng cách là nguyên nhân trực tiếp gây nên tính đa hình của các gen.

(2)Quần thể trên đất liền dễ bị tuyệt chủng hơn nếu môi trường bị biến động mạnh do biến đổi khí hậu.

(3)Tỉ lệ kiểu gen đa hình và kích thước quần thể cũng ảnh hưởng đến phần trăm cá thể cái đang nuôi con quần thể trên đảo và trên đất liền.

(4) Tỉ lệ cá thể đực cái khác nhau ở 2 khu vực là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt giữa tỉ lệ cái đang nuôi con ở hai quần thể trên đảo và trên đất liền.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Khoảng cách không phải là nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp là các nhân tố tiến hoá, còn khoảng cách góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen, tần số kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo ra.

 (2) Sai. Quần thể trên đảo dễ bị tuyệt chủng hơn vì quần thể trên đảo có độ đa dạng di truyền thấp hơn èkhả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường sống là kém hơn.

(3) Đúng Tỷ lệ kiểu gen đa hình ở đảo thấp hơn ở đất liền → ở đảo có độ đa dạng di truyền kém hơn →tỷ lệ các cá thể con được thụ tinh thành công thấp hơn → phần trăm cả thể cái đang nuôi con là ít hơn.

+ Trên đảo có kích thước nhỏ hơn → nguồn sống hạn hẹn hơn → sự cạnh tranh giành nguồn sống khốc liệt hơn → các con cái nuôi con có sức cạnh tranh thấp bị loại bỏ → phần trăm cá thể đang nuôi con thấp hơn.

(4) Đúng. Do tỷ lệ đực : cái — ở quần thể đảo có tỷ lệ đực cái thấp hơn ở đất liền → cá thể đực khó gặp cá thể cái để giao phối hơn → tỷ lệ cả thể cái đang nuôi con thấp.


Câu 39:

22/07/2024

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao; B quy định hoa đỏ; D quy định quả trơn; A bị đột biến thành a; B bị đột biến thành b; D không bị đột biến. Các alen đột biến đều là alen lặn, trong đó a quy định thân thấp; b quy định hoa trắng và các cặp gen phân li độc lập với nhau. Một quần thể của loài này đang cân bằng về di truyền, có tổng cá thể mang alen đột biến chiếm 34,39%. Biết rằng các alen đột biến có tần số bằng nhau và quần thể không phát sinh alen mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể có tối đa 8 kiểu gen đột biến.

II. Cây thân thấp, hoa trắng, quả trơn chiếm 0,02%.

III. Trong quần thể, số cây dị hợp 1 cặp gen chiếm 29,52%.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả trơn, xác suất thu được cây thuần chủng là 81/121.

Xem đáp án
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng.
Tổng cá thể mang alen đột biến = 1 - AABBDD = 34,39%. Suy ra, AABBDD = 1 - 0,3439 = 0,6561.
Bài toán cho biết tần số các alen đột biến bằng nhau, có nghĩa là tần số a = tần số b. Do đó, suy ra tần số A = tần số B. Cho nên ta gọi x là tần số alen A thì kiểu gen AABB = x4 = 0,6561. Suy ra x = 0,9.
I đúng. Vì quần thể có 9 kiểu gen, trong đó có 1 kiểu gen không đột biến (AABBDD); nên số kiểu gen đột biến = 32 - 1 = 8 kiểu gen.
II sai. Vì cây thân thấp, hoa trắng, quả to (aabbDD) = 0,0001 = 0,01%.
III đúng. Trong quần thể, số cây dị hợp 1 cặp gen (Aa)(BB+bb)DD + (AA + aa)BbDD = Aa(l-Bb) + (l-Aa)Bb = 0,18x0,82 + 0,82x0,18 = 29,52%.
IV đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ, qua to, xác suất thu được cây thuần chủng là AABBDDA-B-DD 0,6561(10,01)(10,01)=81121

Câu 40:

22/07/2024

Bảng dưới đây mô tả các mẫu DNA được lấy từ ba loài khác nhau và được sử dụng để xác định trình tự axit amin cho một phần của một loại protein cụ thể. Các axit amin sau đó được so sánh để xác định loài nào có liên quan chặt chẽ nhất. Trong đó “*” là kí hiệu các axit amin chưa biết tên.

Media VietJack

Dựa vào thông tin được cho trong bảng trên, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

I. Codon AGA mã hóa cho axit amin Ser.

II.  Codon AGX mã hóa cho axit amin Thr.

III. Trình tự axit amin chính xác của loài X là  Leu – Thr – Glu – Val – Thr.

IV. Trong chuỗi axit amin đang xét, loài X có nhiều hơn loài Z một loại axit amin.

Xem đáp án

Đáp án D.                                                     

Dựa vào bảng trên, ta dựa vào nguyên tắc bổ sung để suy ra được:

Loài X

Trình tự ADN

GAX

TGA

XTX

XAX

TGA

Trình tự axit amin

Leu

Thr

Glu

Val

Thr

Loài Y

Trình tự ADN

GAX

AGA

XTT

XAX

TGA

Trình tự axit amin

Leu

Ser

-----

Val

Thr

Loài Z

Trình tự ADN

GAX

TGX

XAX

XTX

AGA

Trình tự axit amin

Leu

Thr

Val

Glu

Ser

I Sai. Loài Z nhiều hơn loài X một loại axit amin, đó là Z có Ser mà X không có.

II Sai. Triplet AGA  tương ứng sẽ là codon UXU mã hóa cho axit amin Ser.

III Sai. Dựa vào bảng thì có 2 triplet mã hóa Thr là TGA và TGX  tương ứng 2 codon là AXU, AXG.

IV Đúng.


Bắt đầu thi ngay