(2023) Đề thi thử Địa Lí THPT Bỉm Sơn, Thanh Hóa có đáp án
(2023) Đề thi thử Địa Lí THPT Bỉm Sơn, Thanh Hóa có đáp án
-
348 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
24/12/2024Việc duy trì và phát triển độ phì, chất lượng đất rừng là nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển của loại rừng nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Việc duy trì và phát triển độ phì, chất lượng đất rừng là nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển của rừng sản xuất.
→ C đúng
- A, B, D sai vì mục tiêu chính của chúng là bảo vệ môi trường, chống xói mòn, và bảo vệ hệ sinh thái, không tập trung vào phát triển độ phì đất. Các loại rừng khác như rừng sản xuất mới là trọng tâm duy trì chất lượng đất.
Việc duy trì và phát triển độ phì, chất lượng đất rừng là nguyên tắc quan trọng trong quản lý, sử dụng và phát triển loại rừng sản xuất, nhằm đảm bảo khai thác bền vững và lâu dài.
1. Rừng sản xuất và vai trò của đất
- Rừng sản xuất là loại rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp các sản phẩm lâm nghiệp như gỗ, tre, nứa và các sản phẩm khác.
- Độ phì và chất lượng đất rừng đóng vai trò cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, năng suất của cây trồng rừng.
2. Nguyên tắc duy trì độ phì và chất lượng đất
- Sử dụng các biện pháp tái tạo rừng sau khai thác như trồng lại cây rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.
- Hạn chế các hoạt động làm suy thoái đất, như khai thác quá mức, đốt rừng hay làm trơ lớp đất bề mặt.
3. Mục tiêu bền vững
- Việc duy trì độ phì không chỉ đảm bảo nguồn lợi kinh tế lâu dài từ rừng mà còn bảo vệ môi trường, giảm thiểu xói mòn đất và điều hòa nguồn nước.
Do đó, quản lý rừng sản xuất đòi hỏi sự cân bằng giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên đất rừng để phát triển bền vững.
Câu 2:
18/07/2024Cơ cấu lao động xã hội của nước ta đang có sự chuyển biến tích cực là do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Cơ cấu lao động xã hội của nước ta đang có sự chuyển biến tích cực là do cách mạng khoa học-kĩ thuật, quá trình đổi mới.
Chọn A.
Câu 3:
18/07/2024Các loại đất phân bố theo độ cao từ 0 đến 2600m ở nước ta lần lượt là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Các loại đất phân bố theo độ cao từ 0 đến 2600m ở nước ta lần lượt là feralit, felalit có mùn, mùn, mùn thô.
Chọn B.
Câu 4:
22/07/2024Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Đô thị hóa.
Cách giải:
Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chọn D.
Câu 5:
17/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Nam Định có mật độ dân số cao nhất.
Chọn D.
Câu 6:
17/07/2024Cho biểu đồ:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 (Số liệu Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu của một số quốc gia năm 2018 so với 2010?
Phương pháp:
Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
In-đô-nê-xi-a tăng 1,36 lần.
Chọn C.
Câu 7:
19/08/2024Hiện tượng xâm nhập mặn hiện nay diễn ra ngày càng trầm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
Đáp án đúng là : A
- Hiện tượng xâm nhập mặn hiện nay diễn ra ngày càng trầm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do biến đổi khí hậu, phát triển thủy điện ở thượng lưu, rừng ngập mặn suy giảm.
- Thông thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền, lượng nước ngọt từ những con sông từ thượng lưu chảy về hạ lưu giúp trung hòa nước mặn đồng thời đẩy ngược ra biển. Tuy nhiên trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng nóng. Điều này khiến lượng nước ngọt không đủ, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra.
- Do các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng. Việc xây dựng công trình thủy lợi được thực hiện dày đặc. Cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng nhiều. Và diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Ảnh hưởng đáng kể đến kế cấu đất. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xâm nhập mặn bao gồm:
+ Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ đang diễn ra rất thường xuyên ở nhiều địa phương. Lượng mưa và nhiệt độ làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ra quá trình xâm nhập mặn.
+ Do hoạt động kinh tế của con người. Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối dẫn đến sự suy giảm dòng chảy nghiêm trọng. Ngoài ra, còn làm gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông.
+ Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước. Hơn nữa, không có sự bổ sung cần thiết để bù lại lượng nước đã bị khai thác càng làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
+ Do ảnh hưởng của các quá trình nhân tạo, hoạt động thuỷ lợi và sử dụng phân bón hóa học...
→ A đúng.B,C,D sai
* Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long
a) Thế mạnh
- Đất đai (3 nhóm đất chính)
+ Đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41%). Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
+ Đất mặn: 75 vạn ha (19%) phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi và than bùn.
- Sinh vật: rừng ngập mặn và rừng tràm; động vật có giá trị là cá và chim.
- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm, mặt nước,…
b) Hạn chế
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán,…
* Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để tháo chua rửa mặn, cải tạo đất,...
- Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.
- Định hướng
+ Tạo ra các giống cây trồng chịu phèn, chịu mặn.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo kinh tế liên hoàn.
+ Chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm.
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 8:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Kẻ Gỗ nằm trong hệ thống sông nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Hồ Kẻ Gỗ nằm trong hệ thống sông Cả.
Chọn B.
Câu 9:
20/07/2024Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Chọn D.
Câu 10:
17/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ phân bố ở vùng nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 16.
Cách giải:
Dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chọn A.
Câu 11:
17/07/2024Cho biểu đồ về dân số nước ta, giai đoạn 1979 - 2019:
(Số liệu theo thống kê dân số Việt Nam năm 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện tỉ số giới tính.
Chọn B.
Câu 12:
21/07/2024Nguyên nhân chủ yếu của quá trình bồi tụ mở rộng nhanh đồng bằng châu thổ sông của nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu của quá trình bồi tụ mở rộng nhanh đồng bằng châu thổ sông của nước ta là thềm lục địa nông và mở rộng ở hạ lưu các con sông lớn.
Chọn A.
Câu 13:
03/08/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào đây đúng về dân số và lao động ở nước ta?
Đáp án đúng là : A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15,ta thấy nhận xét Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn,đúng về dân số và lao động ở nước ta.
→ A đúng. B, C, D sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 14:
23/07/2024Thiên tai nào sau đây rất ít xảy ra ở đồng bằng nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Động đất rất ít xảy ra ở đồng bằng nước ta.
Chọn C.
Câu 15:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về lát cắt C-D?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Lát cắt C-D không đi qua tất cả các bậc địa hình.
Chọn B.
Câu 16:
22/07/2024Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo.
Chọn B.
Câu 17:
23/07/2024Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
Năm |
2010 |
2012 |
2015 |
2017 |
2018 |
Diện tích (nghìn ha) |
51,3 |
60,2 |
101,6 |
152,0 |
147,5 |
Sản lượng (nghìn tấn) |
105,4 |
116,0 |
176,8 |
252,6 |
262,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích, sản lượng, năng suất hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích, sản lượng, năng suất hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ đường là thích hợp nhất.
Chọn D.
Câu 18:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa của hệ thống sông nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa của hệ thống sông Ba.
Chọn D.
Câu 19:
10/12/2024Đặc điểm nào sau đây của biển Đông có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nhiên nước ta?
Đáp án đúng là : B
- Nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa,là đặc điểm của biển Đông có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nhiên nước ta.
Biển Đông có khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Điều này tác động lớn đến khí hậu Việt Nam, gây ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt, ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống và các hệ sinh thái trên đất liền.
- A sai :vì biển Đông có diện tích lớn và lượng nước dồi dào, nhưng điều này không phải là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nhiên của Việt Nam. Diện tích lớn và lượng nước dồi dào chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên hải sản và giao thông biển, nhưng không trực tiếp tác động mạnh đến khí hậu và thời tiết trên đất liền.
- C sai :vì biển kín và có các hải lưu chảy khép kín là đúng nhưng không có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nhiên Việt Nam. Biển Đông có đặc điểm là biển kín và có các hải lưu chảy khép kín, điều này ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và dòng chảy nước biển nhưng không tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến khí hậu và thời tiết trên đất liền.
- D sai :vì đây cũng không phải là đặc điểm ảnh hưởng lớn nhất. Diện tích lớn và thềm lục địa mở rộng của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác tài nguyên biển và dầu khí, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến tự nhiên và khí hậu như đặc điểm nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
* Mở rộng:
* Khái quát của biển đông
- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương).
- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.
* Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta:
- Khí hậu: Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn:
+ Làm tăng ẩm cho các khối khí qua biển, mang lại lượng mưa và dộ ẩm lớn.
+ Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết nước ta.
- Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
+ Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: Các vịnh của sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu, bãi cát, đầm phá, các đảo ven bờ,…
+ Các hệ sinh thái vùng ven biển: Rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Câu 20:
06/12/2024Sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta là kết quả tác động
Đáp án đúng là: D
- Sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta là kết quả tác động giữa nội lực, ngoại lực trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
→ D đúng.A,B,C sai
* Mở rộng:
*Tìm hiểu thêm: "Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người"
- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…
- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.
Con người tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc
Vùng đồi núi |
Đông Bắc |
- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. - Đặc điểm hình thái: + Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam. + Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Tây Bắc |
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. - Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn. + Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. |
|
Trường Sơn Bắc |
- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Đặc điểm hình thái + Gồm các dãy núi song song và so le. + Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu. |
|
Trường Sơn Nam |
- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã. - Hướng: Vòng cung. - Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn. + Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển. + Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi. |
|
Bán bình nguyên và vùng đồi trung du |
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. |
|
Bán bình nguyên |
- Vị trí: Đông Nam Bộ. - Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. |
|
Đồi trung du |
- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung. - Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. |
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi
Câu 21:
22/07/2024Nửa sau mùa đông, mưa phùn thường xuất hiện ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nửa sau mùa đông, mưa phùn thường xuất hiện ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là do sự dịch chuyển của cao áp Xibia.
Chọn A.
Câu 22:
20/07/2024Thủy chế của sông ngòi nước ta chủ yếu phụ thuộc vào
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:10
Thủy chế của sông ngòi nước ta chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa mùa.
Chọn C.
Câu 23:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 200 001 - 500 000 người?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Quy Nhơn có quy mô dân số từ 200 001 - 500 000 người.
Chọn C.
Câu 24:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết núi nào cao nhất trong các núi sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7.
Cách giải:
Pu Si Lung cao nhất.
Chọn C.
Câu 25:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết vị trí nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương nước ta sẽ là
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Cách giải:
Vị trí nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương nước ta sẽ là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho Đông Bắc Thái Lan, Campuchia.
Chọn B.
Câu 26:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết điểm dân cư A Lưới thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Cách giải:
Điểm dân cư A Lưới thuộc Thừa Thiên- Huế.
Chọn C.
Câu 27:
22/07/2024Quy mô dân số ở các đô thị của nước ta ngày càng lớn là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Quy mô dân số ở các đô thị của nước ta ngày càng lớn là phát triển công nghiệp.
Chọn D.
Câu 28:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết khoáng sản Asen có ở tỉnh nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 8.
Cách giải:
Khoáng sản Asen có ở Bình Thuận.
Chọn D.
Câu 29:
22/07/2024Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc là do tác động trực tiếp của nhân tố nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc là do tác động trực tiếp của hình dáng lãnh thổ và phân bố địa hình.
Chọn A.
Câu 30:
22/07/2024Vào mùa đông, vùng Tây Bắc duy trì thời tiết khô chủ yếu là do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vào mùa đông, vùng Tây Bắc duy trì thời tiết khô chủ yếu là do địa hình khuất gió và vị trí nằm sâu trong lục địa.
Chọn C.
Câu 31:
23/07/2024Đặc điểm khí hậu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Nam Bộ là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đặc điểm khí hậu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Nam Bộ là mưa nhiều vào thu-đông.
Chọn A.
Câu 32:
02/08/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết hướng gió chính tại trạm khí tượng TP. Hồ Chí Minh vào tháng 1 là hướng nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hướng gió chính tại trạm khí tượng TP. Hồ Chí Minh vào tháng 1 là hướng Đông Nam.
→ B đúng. A, C, D sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 33:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất xám phù sa cổ phân bố nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 11.
Cách giải:
Đất xám phù sa cổ phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ.
Chọn D.
Câu 34:
22/07/2024Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ SINH VÀ TỈ LỆ TỬ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2018
(Đơn vị: ‰)
Quốc gia |
In-đô-nê-xi-a |
Phi-lip-pin |
Mi-an-ma |
Thái Lan |
Tỉ lệ sinh |
19 |
21 |
18 |
11 |
Tỉ lệ tử |
7 |
6 |
8 |
8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ tăng tự nhiên của một số quốc gia, năm 2018?
Phương pháp:
Nhận xét bảng số liệu.12
Cách giải:
Tỉ lệ tăng tự nhiên của Phi-lip-pin cao hơn Thái Lan.
Chọn A.
Câu 35:
22/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Tạo điều kiện để xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực là sai.
Chọn B.
Câu 36:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết cho biết địa điểm nào sau đây có biên độ nhiệt trung bình năn lớn nhất?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Hoàng Sa có biên độ nhiệt trung bình năm lớn nhất.
Chọn C.
Câu 37:
17/11/2024Việc sử dụng đất rừng không hợp lí ở vùng đồng bằng châu thổ nước ta đã dẫn đến hậu quả
Đáp án đúng là: C
Việc sử dụng đất rừng không hợp lí ở vùng đồng bằng châu thổ nước ta đã dẫn đến hậu quả diện tích rừng giảm, hiện tượng ngập mặn và bốc phèn gia tăng.
→ C đúng
- A sai vì nhiều yếu tố khác như biến đổi khí hậu, mưa lớn và quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, mất rừng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của những hiện tượng này.
- B sai vì do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc mất rừng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô hạn và ô nhiễm do thiếu khả năng giữ nước và điều hòa khí hậu.
- D sai vì hậu quả trực tiếp từ việc khai thác, chuyển đổi đất rừng để phục vụ nông nghiệp hoặc phát triển đô thị. Việc phá hủy rừng ngập mặn làm mất đi hàng rào tự nhiên chống xói mòn và bảo vệ đất.
Việc sử dụng đất rừng không hợp lý ở vùng đồng bằng châu thổ nước ta, đặc biệt là khai thác rừng quá mức, đã dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên. Khi rừng bị tàn phá, mất đi lớp che phủ tự nhiên, điều này làm giảm khả năng hấp thu nước và giữ đất, khiến đất dễ bị xói mòn. Đồng thời, hệ sinh thái bị phá vỡ, làm tăng nguy cơ ngập mặn và bốc phèn ở các khu vực đồng bằng, nhất là vùng ven biển. Việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp hoặc đô thị mà không có biện pháp bảo vệ môi trường đã làm mất đi chức năng điều hòa thủy văn của rừng, khiến nước mưa không được hấp thụ hiệu quả. Điều này càng làm tình trạng ngập mặn và bốc phèn gia tăng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, nhất là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Việc sử dụng đất rừng không hợp lý ở vùng đồng bằng châu thổ nước ta đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi rừng bị chặt phá để phục vụ nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, và khai thác gỗ, hệ sinh thái rừng bị phá vỡ, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái. Diện tích rừng giảm sút, đặc biệt là rừng ngập mặn, khiến cho khả năng chống xói mòn và bảo vệ bờ biển bị suy yếu. Hệ quả là hiện tượng ngập mặn gia tăng, đất bị nhiễm mặn, bốc phèn nhiều hơn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Việc này cũng làm tăng tần suất và mức độ thiên tai như lũ lụt, hạn hán, và xói mòn đất, gây thiệt hại cho cuộc sống của người dân. Đồng thời, sự suy giảm rừng cũng làm giảm sự đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến các loài động thực vật.
Câu 38:
22/07/2024Vào đầu mùa hạ, khối khí gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là khối khí
Phương pháp: SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vào đầu mùa hạ, khối khí gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là khối khí Bắc Ấn Độ Dương.
Chọn B.
Câu 39:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết địa danh nào sau đây nằm trên hai phân khu địa lí động vật?
Phương pháp: Atlat Địa lí Việt Nam trang 12.
Cách giải:
Thanh Hóa nằm trên hai phân khu địa lí động vật.
Chọn D.
Câu 40:
22/07/2024Vị trí nước ta giáp vùng biển Đông rộng lớn nên có
Phương pháp: Atlat Địa lí Việt Nam trang 12.
Cách giải:
Thanh Hóa nằm trên hai phân khu địa lí động vật.
Chọn D.
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) có đáp án (747 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp án (567 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án (597 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (457 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án (546 lượt thi)
- Thi Online (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án (419 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 1) có đáp án (438 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Hoàng Diệu- Nguyễn Hiển- Phạm Phú Thứ- Lương Thế Vinh (Lần 1) có đáp án (745 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Địa lí THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 1) có đáp án (365 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Địa Lí THPT Liên Trường, Hải Phòng có đáp án (337 lượt thi)