Khoa học lớp 5 Bài 29 (Kết nối tri thức): Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Với lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5.

1 332 02/05/2024


Giải Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Câu hỏi mở đầu trang 104 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 1, dự đoán sự thay đổi của thực vật và đàn chà vá chân đen nếu rừng bị tàn phá.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Trả lời:

Sự thay đổi của thực vật và đàn chà vá chân đen nếu rừng bị tàn phá là thực vật và đàn chà vá chân đen không còn nơi ở, nguồn thức ăn bị mất, dẫn đến thực vật và đàn chà bị suy thoái về số lượng, dần cạn kiệt. Từ đó, có thể gây lên các hậu quả khác như thiên tai lũ lụt, lũ quét,…

1. Tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giải Khoa học lớp 5 trang 105

Hoạt động khám phá 1 trang 105 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 2, cho biết hoạt động nào của con người tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Giải thích.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Trả lời:

- Hoạt động của con người tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

b) Trồng rừng.

d) Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời.

e) Sản xuất điện từ gió.

Vì hoạt động trồng rừng để giữ đất, chống thiên tai lũ quét, sạt lở đất đá,…; điều hoà khí hậu,… Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời hay gió giúp tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên để phục vụ cho con người.

- Hoạt động của con người tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

a) Đất rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp.

c) Phun thuốc trừ sâu hoá học cho cây trồng.

g) Xả rác thải, nước thải chưa qua xử lí xuống sông, hồ.

h) Khai thác vàng trái phép gây sạt lở đất.

Vì các hoạt động a, g gây ô nhiễm môi trường đất, nước; hoạt động a, h không bảo vệ môi trường đất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái; gây nên các thiên tai khác như lũ quét,…

Hoạt động khám phá 2 trang 105 SGK Khoa học lớp 5: Kể những hoạt động khác của con người tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

- Hoạt động khác của con người tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Dọn vệ sinh sạch sẽ tại gia đình, khu dân cư, nơi công cộng, bãi biển,…

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

+ Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.

+ Thu gom và xử lí rác thải.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ rừng, tài nguyên quốc gia…

- Hoạt động khác của con người tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Chặt phá rừng lấy gỗ, thuốc quý,…

+ Đánh bắt động vật quý hiếm.

+ Dùng kích điện đánh bắt hải sản.

+ Xả rác bừa bãi…

Giải Khoa học lớp 5 trang 106

Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 106 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo gợi ý:

- Thu thập thông tin, bằng chứng về tác động tích cực, tiêu cực của con người tới môi trường (đất, nước, không khí) và tài nguyên thiên nhiên.

- Trình bày thông tin, bằng chứng dưới dạng viết hoặc vẽ tranh.

- Chia sẻ cảm nhận của em về tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

Tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

* Tác động tích cực:

- Đất: Áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ, hạn chế sử dụng hóa chất. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi.

- Nước: Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải. Sử dụng tiết kiệm nước, tái sử dụng nước.

- Không khí: Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió,...). Trồng cây xanh, bảo vệ rừng.

- Tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tiết kiệm. Tái chế, tái sử dụng rác thải.

* Tác động tiêu cực:

- Đất: Khai thác tài nguyên quá mức, gây ô nhiễm môi trường đất. Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, làm suy thoái đất.

- Nước: Xả thải nước thải chưa qua xử lý. Hoạt động khai thác, sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước.

- Không khí: Khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông. Hoạt động đốt rơm rạ, rác thải.

- Tài nguyên thiên nhiên: Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên không tái tạo (như than đá, dầu mỏ,...). Phá rừng, gây mất cân bằng sinh thái.

* Chia sẻ cảm nhận:

- Tác động tích cực: Con người đang dần có ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều giải pháp được áp dụng để cải thiện môi trường.

- Tác động tiêu cực: Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cần có nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ môi trường.

* Kêu gọi hành động:

- Mỗi người cần chung tay bảo vệ môi trường.

- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Một số việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Hoạt động khám phá 1 trang 106 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 3 và cho biết ý nghĩa của mỗi hoạt động đối với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Trả lời:

a) Ủ phân hữu cơ từ rác thải: Góp phần xử lí lượng rác thải hữu cơ có ích, sử dụng phân hữu cơ tránh gây ô nhiễm môi trường.

b) Kiểm lâm tuần tra rừng: Bảo vệ rừng, phòng chống hành vi vi phạm luật rừng.

c) Khu bảo tồn thiên nhiên (Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải phòng): Bảo vệ rừng, hệ sinh thái, loài động vật, thực vật có nơi sinh sống an toàn.

d) Xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường: Góp phần bảo vệ nguồn nước, xử lí nước thải sẽ tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

e) Tắt đèn khi không sử dụng: Tiết kiệm điện, giảm chi phí sinh hoạt.

Giải Khoa học lớp 5 trang 107

Hoạt động khám phá 2 trang 107 SGK Khoa học lớp 5: Kể những hoạt động khác và nêu ý nghĩa của hoạt động đó với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời

- Sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, xe điện; đi bộ, đi xe đạp thay vì xe máy, ô tô.

- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần, túi nilon.

- Phân loại rác thải tại gia đình.

- Tham gia dọn dẹp vệ sinh tại gia đình, khu dân cư, trường lớp, trồng cây xanh,…

Ý nghĩa: Bảo vệ môi trường sống của con người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 107 SGK Khoa học lớp 5: Nêu một số việc làm để góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Trả lời:

Một số việc làm để góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học:

- Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, tắt các thiệt bị điện khí không sử dụng,…

- Tiết kiệm nước: Sử dụng vòi hoa sen, tắt vòi nước khi không sử dụng,…

- Giảm thiểu rác thải: Tái chế rác thải, phân loại rác thải,….

- Trồng cây xanh.

- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường: Sản phẩm hữu cơ, sản phẩm tái chế handmade,…

- Sử dụng phương tiện công cộng, đi xe đạp, đi bộ.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường…

Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 107 SGK Khoa học lớp 5: Thảo luận với bạn: Mỗi người nên làm gì để giảm lượng rác thải hằng ngày ra môi trường? Chia sẻ với gia đình để mọi người cùng góp ý và thực hiện.

Trả lời:

Thảo luận với bạn: Mỗi người nên làm giảm lượng rác thải hằng ngày ra môi trường bằng cách:

- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần như hộp cơm, thìa sữa chua, túi nilon,…

- Tái sử dụng và tái chế rác thải.

- Phân loại rác thải tại nguồn.

- Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm thay vì mua chai nước, hoặc đồ ăn sẵn,…

- Sử dụng giỏ đi chợ, sử dụng giấy báo gói thực phẩm,…

Hoạt động luyện tập, vận dụng 3 trang 107 SGK Khoa học lớp 5: Xây dựng nội dung vận động mọi người cùng sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương theo gợi ý:

Nội dung vận động

Việc làm

Hình thức tuyên truyền

Bảo vệ môi trường nước

Không vứt rác, xả chất thải xuống sông, hồ

Đóng vai, vẽ tranh,…

?

?

?

Trả lời:

Xây dựng nội dung vận động mọi người cùng sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương theo gợi ý:

Nội dung vận động

Việc làm

Hình thức tuyên truyền

Bảo vệ môi trường nước

Không vứt rác, xả chất thải xuống sông, hồ

Đóng vai, vẽ tranh,…

Bảo vệ môi trường đất

Không sử dụng thuốc trừ sâu hoá học

Vẽ tranh

Tiết kiệm điện

Tắt các thiệt bị điện khi không sử dụng, sử dụng thiết bị tiết kiện điện

Vẽ tranh

Một số tranh ảnh minh hoạ (sưu tầm internet):

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 29: Tác động của con người và một số biện pháp bảo vệ môi trường

1 332 02/05/2024