Khoa học lớp 5 Bài 2 (Kết nối tri thức): Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Với lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5.

1 399 02/05/2024


Giải Khoa học lớp 5 Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Giải Khoa học lớp 5 trang 9

Câu hỏi mở đầu trang 9 SGK Khoa học lớp 5: Điều gì sẽ xảy ra khi môi trường đất nơi con người, động vật và thực vật sống ô nhiễm?

Trả lời:

Đất bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tiêu cực đến động vật, thực vật và con người. Ví dụ:

+ Con người có thể mắc các bệnh nghiêm trọng như ung thư, nhiễm độc gan,… do tiếp xúc với các chất độc hại có trong đất,…

+ Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, gây hại đối với thực vật, động vật và con người.

+ …

1. Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất

Hoạt động khám phá 1 trang 9 SGK Khoa học lớp 5:

- Quan sát hình 1 và cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

- Nêu một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất.

Trả lời:

- Từ hình 1 cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất là:

a. Từ rác thải sinh hoạt.

b. Từ hoạt động núi lửa.

c. Nước thải công nghiệp chưa xử lí.

d. Lạm dụng thuốc trừ sâu.

Nguyên nhân do con người gây ra là: a, c và d.

- Một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất:

+ Lạm dụng phân bón hoá học.

+ Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí.

Giải Khoa học lớp 5 trang 10

Hoạt động khám phá 2 trang 10 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 2 và từ thực tế, cho biết tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khoẻ con người.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Trả lời:

Tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khoẻ con người là:

- Ô nhiễm đất khiến đất bị xói mòn, khô cằn làm giảm khả năng phát triển và giảm năng suất của cây trồng.

- Khi đất bị ô nhiễm, làm một số nguồn thức ăn của động vật biến mất, nhiều loài động vật phải di chuyển tới khu vực khác để sống. Nhưng khi phải thích nghi vùng mới sẽ có rất nhiều động vật bị chết, một số loài còn bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng khi không thể thích nghi với nơi ở mới.

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nếu tiếp xúc với đất ô nhiễm trong thời gian dài, có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như: ung thư, bệnh mãn tính, bệnh bạch cầu, nhiễm độc gan và một số bệnh khác,... Ngoài ra, các chất độc hại sẽ xâm nhập cơ thể, nếu chúng ta ăn hoa rau, củ, quả được trồng trên vùng đất bị ô nhiễm.

Hoạt động khám phá 3 trang 10 SGK Khoa học lớp 5:

- Quan sát hình 3, nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

- Kể thêm một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Trả lời:

- Từ hình 3, các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất là:

a. Tái chế phế liệu theo đúng quy trình từ phân loại rác có thể tái chế, tiến hành thu gom, đưa đến các nhà máy tái chế phế liệu, sản xuất sản phẩm hữu ích.

b. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hoá học dựa trên nguyên tắc đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách.

c. Xử lí nước thải từ các khu công nghiệp để tái sử dụng nguồn nước cho thực vật.

d. Xây dựng đập ngăn mặn để ngăn chặn hiện tượng nhiễm mặn vào đất.

- Một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất:

+ Trồng cây, gây rừng để cân bằng sinh thái.

+ Cải tiến, nâng cao thiết bị sản xuất để bảo vệ môi trường.

+ Đưa ra các luật về xử lí chất thải cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp,…

+ Nâng cao ý thức và kiến thức người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường.

+ Phân loại rác và bỏ rác đúng quy định….

Giải Khoa học lớp 5 trang 11

Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 11 SGK Khoa học lớp 5: Ở gia đình và địa phương em có những việc làm nào đã và đang gây ô nhiễm đất?

Trả lời:

Ở gia đình và địa phương em có những việc làm đã và đang gây ô nhiễm đất là: Không phân loại rác, vứt rác bừa bãi; sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hoá học không đúng cách, quá liều lượng,….

Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 11 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt?

Trả lời:

Phải phân loại rác thải sinh hoạt vì giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng, tạo điều kiện cho việc xử lý và vệ sinh môi trường trở nên đơn giản hơn, giảm tình trạng quá tải cho các công ty xử lí rác thải,…

2. Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất

Hoạt động khám phá 1 trang 11 SGK Khoa học lớp 5:

- Quan sát hình 4 và cho biết nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

- Kể thêm một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất.

Trả lời:

- Hình 4 cho biết nguyên nhân gây ra xói mòn đất là:

a. Lũ lụt

b. Sạt lở đồi núi.

c. Gió thổi mạnh.

d. Khô hạn.

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân (a), (d), (d) đều một phần do con người gây ra vì các hoạt động chặt phá rừng, … khiến gia tăng lũ lụt, sạt lở, khô hạn.

- Một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất:

+ Đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép.

+ Chăn thả gia súc.

+ Săn bắt trái phép động, thực vật hoang dã.

+ Khai thác hầm mỏ, khai thác khoáng sản.

+ Các hoạt động công nghiệp hóa gây ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa chất gây hại cho đất.

Giải Khoa học lớp 5 trang 12

Hoạt động khám phá 2 trang 12 SGK Khoa học lớp 5: Nêu tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người.

Trả lời:

- Tình trạng đất bị sa mạc hóa dẫn đến đất khô cằn, mất dinh dưỡng dẫn tới đất không còn sử dụng được để trồng trọt.

- Xói mòn đất cũng gây ra hậu quả môi trường thiên nhiên bị tàn phá, hệ sinh thái bị thay đổi. Động vật không có nơi sinh sống.

- Xói mòn đất cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng. Xói mòn đất gây mất dinh dưỡng nên hiệu suất và năng suất cây trồng sẽ giảm, thậm chí dẫn tới tình trạng mất mùa. Từ đó, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Hoạt động khám phá 3 trang 12 SGK Khoa học lớp 5:

- Quan sát hình 5 và cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

- Kể thêm một số hoạt động phòng chống xói mòn đất.

Trả lời:

- Hình 5 cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất:

a. Trồng cây gây rừng, ngăn ngừa tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đồi núi,…

b. Trồng thảm cỏ giúp giảm vận tốc nước chảy xuống đặc biệt là ở các khu vực đồi núi để giữ đất, cân bằng hệ sinh thái.

c. Xây bờ kè giúp giữ đất đặc biệt tại các khi vực dễ sạt lở đất, trữ nước để tưới tiêu.

- Một số hoạt động phòng chống xói mòn đất là:

+ Biến các triền đồi, sườn đồi thành ruộng bậc thang.

+ Trồng nhiều cây thân gỗ, cây rễ chùm chống sạt lở đất.

+ Hạn chế cày xới trên khu vực đất có độ dốc lớn.

+ Kiểm soát dòng chảy bằng kênh, ao hồ nhỏ.

+ Sử dụng lớp phủ hoặc sỏi đá chống xói mòn.

+ Tránh các hoạt động như nén chặt đất, tưới tiêu không hợp lý.

Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 12 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đề phòng tránh xói mòn đất?

Trả lời:

Trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đề phòng tránh xói mòn đất vì:

- Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

- Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn.

- Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó, những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

3. Bảo vệ môi trường đất

Giải Khoa học lớp 5 trang 13

Hoạt động khám phá 1 trang 13 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 7 và cho biết ý nghĩa của các hoạt động trong hình.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

Trả lời:

Hình 7 cho biết các hoạt động:

a. Phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định. Ý nghĩa: Hoạt động thể hiện trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.

b. Tuyên truyển giáo dục bảo vệ môi trường đất. Ý nghĩa: Nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đất.

Hoạt động khám phá 2 trang 13 SGK Khoa học lớp 5: Kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường đất.

Trả lời:

Những việc em đã làm để bảo vệ môi trường đất là:

- Bỏ rác thải đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.

- Tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp, trường sạch sẽ.

- Nhắc nhở bạn bè cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.

- Tham gia trồng và chăm sóc cây tại gia đình, tại trường học.

- Tham gia phong trào kế hoạch nhỏ như thu gom vỏ lon, giấy,…

Hoạt động khám phá 3 trang 13 SGK Khoa học lớp 5: Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường đất.

Trả lời:

- Tiến hành thu gom phế liệu định kì theo từng tháng ở các khu dân cư như thu gom thiết bị điện tử hỏng để tái chế, thu gom pin đã qua sử dụng.

- Tổ chức hoạt động tình nguyện thu gom rác thải tại các nơi công cộng.

- Tăng cường buổi tuyên tuyền giáo dục về bảo vệ môi trường đất.

- Treo băng rôn, vẽ tranh trên tường, tranh ảnh về tác hại, biện pháp bảo vệ môi trường đất ở các đường phố.

Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 13 SGK Khoa học lớp 5: Nêu một số việc làm để thực hiện và vận động những người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.

Trả lời:

Một số việc làm để thực hiện và vận động những người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường đất:

- Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa trong cuộc sống hàng ngày.

- Tham gia dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc cây tại khu dân cư.

- Tuyên truyển người thân trong gia đình, người xung quanh về tác hại và biện pháp bảo vệ môi trường đất thông quan bức tranh vẽ.

- Phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định sau mỗi ngày….

1 399 02/05/2024