Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể

Trả lời Bài 9.20 trang 49 SBT Sinh học 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10

1 2,609 13/10/2022


Giải SBT Sinh học 10 Cánh diều Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật

Bài 9.20 trang 49 SBT Sinh học 10: Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.

Sách bài tập Sinh học 10 Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

a) Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này bắt đầu khi nào?

A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.

B. Từ ngày nuôi cấy thứ 4.

C. Từ ngày nuôi cấy thứ 2.

D. Từ ngày nuôi cấy thứ 3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thời gian bắt đầu pha lũy thừa được tính từ thời điểm tế bào nấm mốc bắt đầu phân chia (sinh khối khô bắt đầu tăng lên) → Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này bắt đầu khi trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.

b) Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha sinh trưởng nào sau đây?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha lũy thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, sinh khối khô của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae liên tục tăng nhanh từ 0,5 g/l đến 10,5 g/l. Điều đó chứng tỏ vào thời gian này, nấm mốc phân chia mạnh mẽ → Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha lũy thừa.

c) Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng gì?

A. Thích ứng với môi trường.

B. Phân chia mạnh mẽ.

C. Không phân chia.

D. Sinh khối khô hầu như không thay đổi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Ngày 5 có sinh khối khô là 10,5 g/l, ngày 6 có sinh khối khô là 10,6 g/l và ngày 7 có sinh khối khô là 10,5 g/l → Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng sinh khối khô hầu như không thay đổi. Sự hầu như không thay đổi về sinh khối khô của quần thể trong khoảng thời gian này được giải thích là do dinh dưỡng của môi trường bắt đầu thiếu hụt, số tế bào sinh ra cân bằng với số tế bào chết đi.

d) Ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này diễn ra khi nào và do nguyên nhân nào?

A. Trong 24 giờ đầu tiên, do dư thừa dinh dưỡng.

B. Từ ngày 5 đến ngày 7, do dư thừa dinh dưỡng.

C. Từ ngày 5 đến ngày 7, do cạn kiệt dinh dưỡng.

D. Trong 24 giờ đầu tiên, do các chất thải độc hại tích lũy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn ra hiện tượng ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc biểu hiện là sinh khối khô từ ngày 5 đến ngày 7 gần như không tăng.

- Sự ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này được giải thích là do dinh dưỡng của môi trường bắt đầu thiếu hụt.

e) Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi nào?

A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.

B. Từ khi bắt đầu nuôi (ngày 0) đến ngày 5.

C. Từ ngày 1 đến ngày 5.

D. Từ ngày 2 đến ngày 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi từ ngày 2 đến ngày 5.

g) Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm nào?

A. 3 – 4 ngày.

B. 4 ngày.

C. 5 – 6 ngày.

D. 7 ngày.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Để thu sinh khối cần dừng lại ở thời điểm sinh khối bắt đầu đạt cực đại để đảm bảo thu được lượng sinh khối nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất → Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm 5 – 6 ngày.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9.20 trang 49 SBT Sinh học 10: Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.

Bài 9.21 trang 50 SBT Sinh học 10: Quần thể vi khuẩn Escherichia coli được nuôi ở điều kiện thích hợp, trong môi trường dinh dưỡng lỏng

Bài 9.22 trang 51 SBT Sinh học 10: Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?

Bài 9.23 trang 51 SBT Sinh học 10: Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?

Bài 9.24 trang 51 SBT Sinh học 10: Vi sinh vật A có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15 oC đến 45 oC, sinh trưởng tối ưu ở 30 – 35 oC. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

Bài 9.25 trang 51 SBT Sinh học 10: Vi sinh vật B có khả năng sinh trưởng ở pH khoảng 5,5 – 8,0, sinh trưởng tối ưu ở pH 6,5 – 7,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

Bài 9.26 trang 51 SBT Sinh học 10: Vi sinh vật C sinh trưởng tối ưu ở pH khoảng 6,5 – 7,0 và có khả năng sinh trưởng ở pH 9,0. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?

Bài 9.27 trang 51 SBT Sinh học 10: Các vi sinh vật có khả năng sống và sinh trưởng tốt ở Biển Chết (có nồng độ muối trung bình hằng năm khoảng 31,5%) thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

Bài 9.28 trang 52 SBT Sinh học 10: Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây?

Bài 9.29 trang 52 SBT Sinh học 10: Chất nào dưới đây là thuốc kháng sinh?

Bài 9.30 trang 52 SBT Sinh học 10: Chọn phương án đúng để điền vào câu sau: quang tổng hợp ở vi sinh vật là quá trình chuyển hóa năng lượng …(1) … thành năng lượng … (2) … tích lũy trong các hợp chất … (3) …

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào

Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào

Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào

Chủ đề 8: Công nghệ tế bào

Chủ đề 10: Virus

1 2,609 13/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: