Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông

Trả lời Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa lí 11 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11.

1 513 10/07/2023


Giải Chuyên đề Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào hình 1.8 và thông tin trong bài, em hãy trình bày: Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.

Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông

Lời giải:

a/ Hợp tác trong khai thác tài nguyên:

Là sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc thăm dò các nguồn tài nguyên ở các vùng, khu vực chứa tài nguyên thiên nhiên mà một trong hai hoặc cả hai quốc gia có đặc quyền khai thác do nằm trong đường biên giới hoặc vùng chồng lấn giữa các quốc gia đó với các quốc gia khác.

- Một số hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên phổ biến gồm: hợp tác trong khai thác thủy sản, khoáng sản, nguồn năng lượng tái tạo, tài nguyên du lịch biển,…

- Thứ nhất, hợp tác trong khai thác thủy sản:

+ Giữa các nước khu vực Đông Nam Á có chung Biển Đông đã thực hiện hợp tác đa phương, tiêu biểu như: diễn đàn tham vấn thủy sản Đông Nam Á.

+ Ngoài hợp tác đa phương còn có hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông. Việt Nam đã ký kết 4 điều ước quốc tế và 17 thỏa thuận quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến ngày cá hợp tác trên biển với các nước trong và ngoài khu vực.

- Thứ hai, hợp tác trong khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác: Các hợp tác trong khai thác dầu khí đa dạng bao gồm hợp tác song phương, hợp tác đa phương. Cụ thể:

+ Hợp tác giữa Malaixia và Thái Lanvề vấn đề khai thác chung dầu khí tại vùng biển chồng lấn trong khu vực Biển Đông (1979)

+ Hợp tác giữa Việt Nam và Malaixia về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biển chồng lấn (1992)

+ Hợp tác giữa Việt Nam và Inđônêxia về phân định thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước (2003)

+ Hợp tác giữa Việt Nam, Philíppin và Trung Quốcvề khảo sát địa chấn biển chung trong khu vực Thỏa thuận tại Biển Đông (2005)

+ Hợp tác giữa Philíppin và Trung Quốcvề việc hợp tác khai thác dầu khí chung ở Biển Đông (2018).

+ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia đã hợp tác nghiên cứu, xây dựng Quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.

+ Một số quốc gia còn hợp tác trong nghiên cứu và khai thác các loại tài nguyên khóang sản khác, tiêu biểu là hợp tác trong khai thác băng cháy, như hợp tác nghiên cứu băng cháy giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ ở Biển Đông.

- Thứ ba, hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạođang là xu hướng mới tại Biển Đông.Một số hợp tác như:

+ Hợp tác trong khai thác điện gióngoài khơi ở tỉnh Bình Thuận giữa Việt Nam và Đan Mạch;

+ Hợp tác trong khai thác điện ngoài khơi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giữa Việt Nam và Pháp;

+ Hợp tác trong nghiên cứu tiềm năng điện sóng biển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,...

- Thứ tư, hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển:

+ Việt Nam đã kí kết Thỏa thuận, bản ghi nhớ với Philíppin và Xingapo về phát triển du lịch tàu biển;

+ Việt Nam kí kết hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam giữa các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang với Campuchia và Thái Lan.

- Thứ năm, hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển:

+ Việt Nam và Trung Quốc đã kí Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vịnh Bắc Bộ (năm 2017).

+ Các nước thành viên ASEAN cũng đã xây dựng cơ chế tham gia hợp tác biển, như: Tuyên bố của Lãnh đạo Cấp cao ASEAN về Chống rác thải trên biển và Khung hành động nhằm xử lí vấn nạn rác thải, sáng kiến lập Mạng lưới ASEAN về chống đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU),...

bHợp tác trong phát triển giao thông vận tải

- Các quốc gia Đông Nam Á có chung Biển Đông đã tham gia các diễn đàn đa phương tại ASEAN như:

+ Hội nghị quan chức cấp cao giao thông vận tải ASEAN (STOM);

+ Hội nghị Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN (ATM).

- Các quốc gia có chung Biển Đông cũng đã kí các hiệp định hợp tác song phương trong phát triển giao thông vận tải biển như: hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc thông qua Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.

- Ngoài ra, còn có sự hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông với các nước, khu vực khác trên thế giới như các nước Tây Âu, Trung Đông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len (New Zealand),...

1 513 10/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: