HĐTN 7 Chủ đề 8 (Chân trời sáng tạo): Tìm hiểu các nghề ở địa phương

Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 7 Chủ đề 8.

1 28,930 14/07/2023
Tải về


Giải HĐTN 7 Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương

Nhiệm vụ 1: Khám phá một số nghề hiện có và nghề đặc trưng ở địa phương

Câu 1 trang 65 HĐTN 7: Kể tên một số nghề hiện có ở địa phương em.

Trả lời:

Một số nghề hiện có ở địa phương em: bác sĩ, giáo viên, công an, bộ đội, thợ may, kĩ sư, kinh doanh/buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng,...

Câu 2 trang 65 HĐTN 7: Chia sẻ một số nghề đặc trưng ở địa phương em và giải thích vì sao nghề đó phát triển ở địa phương em.

Chia sẻ về một nghề đặc trưng ở địa phương em và giải thích vì sao nghề đó phát triển ở địa phương em

Trả lời:

- Nghề đặc trưng ở địa phương em: Làm gốm (Hà Nội)

- Nghề làm gốm phát triển vì đây là nghề truyền thống từ lâu đời. Nổi bật là làng gốm Bát Tràng. Theo sử sách ghi lại, Làng gốm Bát Tràng đã được hình thành vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Làng gốm Bát Tràng ngày nay là địa điểm du lịch rất hấp dẫn ở gần, thu hút nhiều người muốn tìm hiểu về kỹ nghệ làm gốm, cũng như mua về nhà những sản phẩm gốm xuất sắc nhất tại đây.

Câu 3 trang 65 HĐTN 7: Nêu ý nghĩa kinh tế, xã hội của các nghề đặc trưng ở địa phương em.

Gợi ý:

Nghề

Ý nghĩa kinh tế, xã hội

Trồng cà phê

Tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế.

 

Trả lời:

Nghề

Ý nghĩa kinh tế, xã hội

Trồng cà phê

Tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế.

Trồng chè

- Tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế.

- Cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống.

- Góp phần quảng bá tên tuổi địa phương, trở thành "Đệ nhất danh trà" của Việt Nam.

Làm gốm

- Tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế.

- Cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống.

- Lưu giữ nét văn hóa truyền đời của Hà Nội, nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất Việt Nam.

Nhiệm vụ 2: Khám phá công việc đặc trưng trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương

Câu hỏi trang 66 HĐTN 7: Chọn một số nghề ở địa phương em và chỉ ra những công việc đặc trưng trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề đó.

Nhiệm vụ 2 trang 66 HĐTN lớp 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

* Nghề làm gốm:

- Công việc đặc trưng:

+ Tạo hình gốm bằng tay. 

+ Nắn hình bằng bàn xoay gốm.

+ Vẽ, tráng men, chạm trổ.

- Trang thiết bị, dụng cụ lao động: bàn xoay gốm, máy đầu lăn, nồi nung.

Nhiệm vụ 3: Xác định những nguy hiểm có thẻ xảy ra khi làm nghề ở địa phương

Câu 1 trang 66 HĐTN 7: Quan sát tranh và chỉ ra những nguy hiểm người lao động có thể gặp khi làm nghề.

Quan sát tranh và chỉ ra những nguy hiểm người lao động có thể gặp khi làm nghề

Trả lời:

- Tranh 1: bị bỏng, bị ánh sáng của tia lửa điện làm tổn thương mắt khi đang hàn.

- Tranh 2: bị ngã, bị giật điện.

- Tranh 3: gây ra các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị,...

- Tranh 4: bị chuột rút, hết oxi, thiết bị lặn hỏng dẫn đến đuối nước.

Câu 2 trang 67 HĐTN 7: Xác định những nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương và đề xuất cách sử dụng an toàn.

Gợi ý:

Nghề

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng

Cách sử dụng an toàn

Lập trình viên

Màn hình máy tính, điện thoại

Có thể gây hội chứng thị giác màn hình

- Chớp mắt thường xuyên

- Làm khoảng 20 phút thì cho mắt nghỉ 20 giây bằng cách nhìn ra xa khỏi màn hình.

 

Trả lời:

Tên nghề

Nguy hiểm có thể gặp phải

Cách giữ an toàn khi lao động

 

Lính cứu hoả

Bị bỏng

- Mặc đồ bảo hộ trong suốt quá trình dập tắt đám cháy.

- Rèn luyện cách ứng biến, xử lí nhanh các tình huống nguy hiểm.

Khu vực cứu hoả phát nổ gây nguy hiểm đến tính mạng

 

Thợ lặn

Chuột rút

- Kiểm tra kĩ các thiết bị: bình oxy, mặt nạ dưỡng khí,… trước khi xuống nước.

- Học cách mát xa, xử lí khi bị chuột rút lúc đang bơi.

 

Nhiệm vụ 4: Giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương

Câu 1 trang 67 HĐTN 7: Thiết kế một bản quy tắc an toàn cho một nghề ở địa phương em.

Gợi ý:

- Lựa chọn một nghề em dự định thiết kế bản quy tắc.

- Xác định những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm nghề đó và biện pháp phòng chống.

- Rút ra những quy tắc để giữ an toàn khi làm nghề đó và thiết kế thành bản quy tắc.

Thiết kế một bản quy tắc an toàn cho một nghề ở địa phương em

Trả lời:

Quy tắc an toàn lao động trong nghề ngư dân

1. Mặc áo phao khi tham gia đánh bắt cá.

2. Trang bị đủ phao cứu sinh và trang thiết bị an toàn.

3. Hiểu các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt cá trên biển, nhất là lúc hoạt động vào ban đêm.

4. Ghi nhớ đầy đủ các thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng hỗ trợ, tìm kiếm cứu nạn để liên lạc khi có sự cố.

Câu 2 trang 68 HĐTN 7: Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn khi làm nghề ở địa phương trong các trường hợp sau:

Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn khi làm nghề ở địa phương trong các trường hợp sau

Trả lời:

- Trường hợp 1: Ngư dân đang đánh bắt cá.

+ Mặc áo phao khi tham gia đánh bắt cá.

+ Mang đủ phao cứu sinh và trang thiết bị an toàn.

+ Hiểu các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt cá trên biển, nhất là lúc hoạt động vào ban đêm.

+ Ghi nhớ đầy đủ các thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng hỗ trợ, tìm kiếm cứu nạn để liên lạc khi có sự cố.

- Trường hợp 2: Cô kĩ sư xây dựng đang giám sát công trình.

+ Trang bị đầy đủ thiết bị trang phục bảo vệ an toàn theo đúng quy định của nghề: quần áo, mũ, găng tay, giày và các thiết bị liên quan.

+ Nắm vững kiến thức, kĩ năng về vệ sinh, an toàn lao động và nghiêm túc chấp hành.

+ Đeo đầy đủ thẻ nhân viên, thẻ xác nhận thân phận khi đi vào khu vực xây dựng.

Nhiệm vụ 5: Tuyên truyền về nghề ở địa phương

Câu 1 trang 69 HĐTN 7: Sưu tầm và làm bộ sưu tập về nghề ở địa phương em.

Gợi ý:

Về hình thức

Về nội dung

- Sưu tầm tranh, ảnh,..

- Thiết kế tờ rơi, poster,..

- Tên nghề

- Ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề

- Công việc đặc trưng

- Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản

- Những lưu ý giữ an toàn lao động khi làm nghề

- Nhân vật trong nghề được nhiều người biết đến

 

Trả lời:

Học sinh sưu tầm và làm bộ sưu tập nghề ở thực tế địa phương theo gợi ý.

Nghề làm muối Sa Huỳnh

Đồng muối Sa Huỳnh có diện tích hơn 110ha, cách TP.Quảng Ngãi 60km về phía cực nam của tỉnh. Nghề muối nơi đây, từ lâu đã trở thành kế sinh nhai của khoảng 600 hộ dân và lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong lao động, sản xuất của làng nghề.

Trong những ngày đầu hạ, biển trong xanh, nắng đẹp là lúc đồng muối Sa Huỳnh trắng muốt một màu. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện nắng mưa, quy trình làm muối, cảm nhận vị mặn của biển, vị mặn mồ hôi của diêm dân đổ xuống đồng... Theo các nhà sử học, đồng muối Sa Huỳnh có từ thế kỷ XIX. Trải qua gần 100 năm, nhưng cách làm muối của diêm dân Sa Huỳnh vẫn giữ truyền thống như thuở ban sơ. Từ tháng 3 âm lịch khi con sóng biển yên, nước trong xanh trở lại, thủy triều dâng lên hạ xuống theo chu kỳ, cũng là lúc nông dân ra đồng làm muối. Sau khi làm ruộng bằng phẳng, từ 5 giờ sáng, diêm dân đã có mặt trên đồng để thực hiện các quy trình làm muối. Dựa theo con nước thủy triều lên, diêm dân dẫn nước từ kênh, mương đưa vào bọng chứa nước rồi thả nhẹ cho vào ruộng. Sau khi nước tráng đều ô ruộng nhỏ, thì đợi nắng lên để nước mặn dần kết tinh thành muối. Muốn hạt muối trắng ngần, to, óng ánh trong nắng chiều, diêm dân phải canh nước cho qua ba nắng và khi ruộng muối khô trắng, rồi mới thu hoạch.

Chiều xuống, gió biển lồng lộng, từ Quốc lộ 1 nhìn về phía biển sẽ thấy những ô ruộng muối nối tiếp nhau óng ánh dưới ánh hoàng hôn. Diêm dân bắt đầu cào muối, những đống muối trắng ngần nhấp nhô trên đồng càng điểm xuyến cho đồng muối vẻ đẹp tinh khôi, tạo nên bức tranh bình dị, nhưng hết sức đặc sắc.

Chất lượng muối Sa Huỳnh chẳng kém gì so với muối Cà Ná (Ninh Thuận) hay muối Hòn Khói (Khánh Hòa). Năm 2011, muối Sa Huỳnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận nhãn hiệu độc quyền. Đồng muối Sa Huỳnh hiện được quy hoạch trong không gian văn hóa Sa Huỳnh.

Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Đức Phổ Trương Thị Hương cho hay: Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển dịch vụ - du lịch, huyện đã có kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đồng muối Sa Huỳnh thành sản phẩm du lịch cộng đồng. Nếu vùng địa chất, địa mạo Lý Sơn - Sa Huỳnh được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, thì đồng muối Sa Huỳnh cũng sẽ là một trong những điểm đến để du khách khám phá. Nơi đây nằm trong tuyến du lịch công viên địa chất, cùng với việc trải nghiệm quy trình làm muối của diêm dân Sa Huỳnh.

Về đây, du khách còn có thể tham quan làng gốm, gò Ma Vương hay đến xem các hiện vật ở Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh. Mỗi người sẽ có cảm nhận như đang được sống trong một không gian từ xa xưa kết nối liền mạch đến hôm nay.

 

Câu 2 trang 69 HĐTN 7: Sử dụng bộ sưu tập nghề đã làm để tuyên truyền về nghề ở địa phương.

Trả lời:

Học sinh sử dụng bộ sưu tập nghề đã làm để tuyên truyền về nghề ở địa phương.

Nhiệm vụ 6: Tự đánh giá

Câu 1 trang 69 HĐTN 7: Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Biết được một số nghề và đặc trưng nghề ở địa phương.

+ Xác định được những nguy hiểm khi làm nghề.

+ Biết được một số biện pháp an toàn khi làm nghề.

- Khó khăn:

+ Thiếu trải nghiệm thực tế

Câu 2 trang 69 HĐTN 7: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.

A. Rất đúng

B. Gần đúng

C. Chưa đúng

Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em

 

Trả lời:

Em tự đánh giá theo mức độ phù hợp nhất với mình. 

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Chủ đề 9: Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động

Tạm biệt lớp 7

Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen

Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ

Chủ đề 3: Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung

1 28,930 14/07/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: