Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý đúng, trong những phương án dưới đây

Lời giải Bài 1 trang 30 Tập bản đồ Lịch sử 12 chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập trong Tập bản đồ 12.

1 251 lượt xem


Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931

Bài 1 trang 30 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý đúng, trong những phương án dưới đây.

1) Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1930 là

A. bước đầu phát triển.

B. phát triển mạnh mẽ.

C. bước vào thời kì suy thoái.

D. khủng hoảng trầm trọng

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang. Trong công nghiệp, sản xuất hầu hết các ngành đều suy giảm. Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giả cả trở nên đắt đỏ.

2) Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 30 bắt đầu từ ngành nào?

A. nông nghiệp

B. công nghiệp

C. thủ công nghiệp

D. thương mại

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang.

3) Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 30?

A. Xuất nhập khẩu đình đốn.

B. Hàng hóa khan hiếm.

C. Giá cả trở nên đắt đỏ.

D. Nông nghiệp bắt đầu phục hồi.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang. Trong công nghiệp, sản xuất hầu hết các ngành đều suy giảm. Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giả cả trở nên đắt đỏ.

4) Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội là

A. nông nghiệp đình đốn.

B. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

C. bần cùng hóa nhân dân.

D. công nhân thất nghiệp.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

Câu 5: Những tầng lớp ở Việt Nam không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là

A. công nhân

B. tiểu thương

C. nông dân

D. quan lại, tư sản mại bản.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

- Dưới tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam lâm vào khổ cực:

+ Công nhân bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.

+ Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nặng lãi, bị mất ruộng đất.

+ Thợ thủ công thất nghiệp, nhà buôn nhỏ (tiểu thương) phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, số đông tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn.

- Bộ phận quan lại, tư sản mại bản không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

6) Xã hội Việt Nam trong những năm 1930-1931 tồn tại những mâu thuẫn cơ bản là

A. tư sản với chính quyền thực dân Pháp.

B. nông dân với địa chủ phong kiến.

C. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.

D. công nhân với tư sản.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Trong những năm 1930-1931, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

7) Mục tiêu đấu tranh của công dân trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. lật đổ chính quyền thực dân Pháp.

B. lật đổ chế độ phong kiến.

C. đòi tăng lương, giảm giờ làm.

D. tham gia chính quyền thực dân.

Lời giải:

Đáp án: A, B, C

Giải thích: Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống : công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm ; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc !

8) Hình thức đấu tranh của nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh là

A. mít tinh

B. đưa yêu cầu cải thiện đời sống.

C. biểu tình có vũ trang.

D. khởi nghĩa vũ trang.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 9/1930, phong trào dâng cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ kéo đến tỉnh lị đòi giảm thuế…

9) Cuộc đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã làm cho chính quyền thực dân ở đây

A. tê liệt, tan rã ở những thôn xã.

B. sụp đổ hoàn toàn từ huyện đến tỉnh.

C. đứng vững.

D. được xây dựng, củng cố mạnh hơn.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã làm cho chính quyền thực dân ở đây tê liệt, tan rã ở những thôn xã.

10) Ý nào dưới đây không phải chính sách về kinh tế của chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh trong những năm 1930-1931?

A. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.

B. Bãi bỏ thuế thân.

C. Xóa nợ cho người nghèo.

D. Cải cách ruộng đất

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Chính quyền Xô Viết đã ban hành và thực thi nhiều chủ trương, chính sách đem lại lợi ích chính đáng cho Nhân dân như: Ban bố quyền tự do dân chủ, tổ chức cho Nhân dân tham gia các đoàn thể cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh; chia lại công điền, công thổ cho nông dân, thực hiện giảm tô, giảm tức cho nhân dân.

Xem thêm các bài giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 12 khác:

Bài 2 trang 32 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 31 và dựa vào nội dung trong SGK, em hãy: Xác định, điền tên và tô màu vàng...

Bài 3 trang 33 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 32 kết hợp nội dung trong SGK, em hãy...

Bài 4 trang 33 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung SGK, hãy hoàn thành bảng sau...

1 251 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: